Hạnh phúc của con đơn giản là được mẹ bố mẹ làm 5 điều này mỗi ngày
Có những lý do tâm lý sâu xa đằng sau hành vi "bám dính của trẻ", nếu bố mẹ bỏ qua, vô tình tác động đến tâm lý.
Nghiên cứu cho thấy hành vi của trẻ được điều khiển bởi tâm lý, và sự "bám dính" cũng không ngoại lệ. Có những lý do tâm lý sâu sắc đằng sau.
Vào những năm 1960, nhà tâm lý học phát triển người Anh John Bowlby đã đề xuất "Thuyết gắn bó" nổi tiếng. Ông chỉ ra: "Lo lắng khi xa bố mẹ là phản ứng cảm xúc bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ xemi trải nghiệm này như là mối đe dọa cơ bản đến hạnh phúc.
Các nghiên cứu khác cho thấy trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi về cơ bản không sợ người lạ và phản ứng với mọi người theo cách gần như giống nhau. Độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi là giai đoạn trẻ thể hiện hành vi "bám dính" rõ ràng nhất.
Trẻ xem người chăm sóc (chủ yếu là mẹ) là nơi trú ẩn an toàn và sẽ quay về khi có nhu cầu. Khi trẻ lớn lên, sự gắn bó với người chăm sóc ngày càng sâu sắc hơn, đạt đến đỉnh điểm của chứng lo lắng xa cách, khoảng 2 tuổi. Những phản ứng cảm xúc như lo lắng, bồn chồn và không vui do phải xa cách người thân.
Từ thời điểm rẻ rời khỏi bụng mẹ, quá trình phát triển dần tách khỏi người chăm sóc. Khi trẻ đi và chạy, dần nhận ra rằng mình là một cá nhân độc lập. Trong khi sự độc lập mang lại cảm giác mới lạ, cũng khiến trẻ cảm thấy lo lắng mất đi tình yêu thương và sự quan tâm.
Nhưng đến khi khả năng nhận thức và trình độ ngôn ngữ của trẻ được cải thiện, sẽ dần hiểu được cảm giác xa cách và chia ly, dần chấp nhận việc xa cách người chăm sóc trong thời gian ngắn và giảm bớt lo lắng khi xa cách. Giai đoạn này được gọi một cách sinh động là "Giai đoạn cai sữa tâm lý".
Về sau, nhà tâm lý Bobby đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết gắn bó và tin rằng chứng lo lắng khi xa cách ở trẻ bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố môi trường. Bà chia mối quan hệ gắn bó giữa trẻ sơ sinh và người chăm sóc thành ba loại:
Đầu tiên, gắn chặt an toàn. Trẻ có loại gắn bó này biết rằng mình đang được chăm sóc chu đáo, ngay cả khi bố mẹ không coa mặt, cũng sẽ hạnh phúc và tự tin hơn.
Thứ hai, sự gắn bó lo lắng-mơ hồ. Bố mẹ không đặc biệt chú ý và nhạy cảm với nhu cầu của trẻ. Trẻ trở nên rất lo lắng sau khi bố mẹ rời đi, sẽ khóc và làm ầm ĩ. Những người tương đối xa lạ (như giáo viên mẫu giáo, họ hàng...) rất khó làm trẻ bình tĩnh lại. Trẻ đặc biệt sợ môi trường xa lạ.
Thứ ba, sự gắn bó tránh né. Bố mẹ không muốn dành thời gian, không nhạy cảm với nhu cầu của con, khiến trẻ trở nên xa cách và thờ ơ. Trẻ không lo lắng khi bố mẹ rời đi, cũng không vui vẻ khi bố mẹ quay lại.
Nếu mối quan hệ gắn bó giữa bố mẹ và con thuộc loại lo lắng-mơ hồ, trẻ sẽ đặc biệt "bám mẹ". Nghiên cứu cho thấy cốt lõi của mối quan hệ gắn bó lo lắng-mâu thuẫn là do trẻ thiếu cảm giác an toàn.
Khi trẻ "bám chặt", trước tiên bố mẹ cần phân biệt xem trẻ đang bị lo lắng khi xa cách thông thường hay thiếu an toàn. Nếu là do thiếu an toàn, nhu cầu này phải được đáp ứng ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Khi trẻ hoàn toàn tin tưởng bố mẹ, nỗi lo lắng khi rời xa sẽ tự nhiên giảm đi.
Mary Ainsworth chỉ ra rằng, trẻ không thiết lập được mối quan hệ gắn bó an toàn với bố mẹ khi còn nhỏ, sẽ không có khả năng thiết lập các mối quan hệ giữa lành mạnh, sâu sắc, thân mật với người khác trong suốt cuộc đời. Vậy, với trẻ hay "bám dính", bố mẹ có thể làm 5 điều.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Thiết lập thói quen sống tương đối cố định
Bố mẹ nên lập kế hoạch khoa học cho các hoạt động hàng ngày của trẻ, bao gồm ăn uống, ngủ nghỉ, đi vệ sinh, giải trí...
Khi thói quen hàng ngày tương đối cố định, có thể giúp trẻ xây dựng cảm giác an toàn và tin tưởng, đồng thời giảm bớt lo lắng và sự phụ thuộc vào bố mẹ.
Bố mẹ nên duy trì tâm trạng ổn định
Nếu bố mẹ phải tạm thời xa con, nên thông báo trước và nói rõ lý do, sẽ xa trong bao lâu và khi nào sẽ trở về.
Khi tạm biệt con, nên thoải mái, vui vẻ và quyết đoán, để trẻ cảm thấy việc tạm biệt không phải là vấn đề lớn.
Bố mẹ giữ lời hứa và trả lời con đúng giờ. Nếu bố mẹ nói dối, trẻ sẽ ngay lập tức mất đi cảm giác an toàn.
Khi cai sữa hoặc gửi trẻ đến trường mẫu giáo, bố mẹ nên bình tĩnh hơn. Cảm xúc ổn định của bố mẹ sẽ ảnh hưởng một cách tinh tế đến trẻ, cảm thấy việc tạm thời xa bố mẹ là chuyện nhỏ.
Bố mẹ cũng nên giữ cảm xúc ổn định khi tương tác với trẻ, hạn chế mang những cảm xúc tiêu cực từ công việc về nhà, và chắc chắn không nên trút lên con, vì những cảm xúc mất kiểm soát này dễ dàng làm suy yếu cảm giác an toàn, trẻ trở nên "bám dính" hơn.
Đồng hành cùng trẻ trong quá trình lớn lên
Bố mẹ nên dành thời gian để đồng hành cùng con nhiều hơn. Khi trẻ có nhu cầu, nên phản hồi kịp thời. Ngay cả khi không thể đáp ứng, hãy giải thích lý do, để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi.
Trên thực tế, trẻ có thể bám bố mẹ để tìm kiếm sự chú ý, vì vậy tốt nhất tương tác với con.
Khi cả nhà ở cùng nhau, bố mẹ nên hạn chế dùng chơi điện thoại di động, chú ý quan sát trẻ.
Khi trẻ muốn giao tiếp, nên dừng việc đang làm, lắng nghe một cách chăm chú, kiên nhẫn giải thích.
Nếu trẻ muốn tham gia vào các công việc nhà như tưới hoa, dọn bát đĩa, nhặt nhau... hãy cho phép trẻ thử, miễn là đảm bảo an toàn.
Ôm và chạm vào con nhiều hơn
Nhà tâm lý học người Mỹ Nicholas Cummings tin rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ muốn có được cảm giác an toàn, bình tĩnh thông qua việc tiếp xúc da với bố mẹ.
Các nhà sinh học đã phát hiện, ôm có thể khiến não trẻ tiết ra các hormone như oxytocin, endorphin, dopamine và serotonin. Trong số đó, oxytocin được gọi là "hormone âu yếm", giúp tăng cường lòng tin và giảm lo âu, endorphin được gọi là "hormone hạnh phúc", giúp con người cảm thấy thư giãn và thoải mái, đồng thời giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng, dopamine là chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến khoái cảm và phần thưởng, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, serotonin là chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh cảm xúc, có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần.
Một số bố mẹ lo lắng rằng việc ôm con quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính độc lập. Trên thực tế, điều này không đúng.
Những cái ôm và đụng chạm nhẹ nhàng có thể giúp trẻ xây dựng một nơi trú ẩn an toàn, tiền đề để phát triển tính cách lành mạnh.
Cho trẻ làm quen dần với xa cách
Nếu trẻ quá "bám dính", các biện pháp trên có thể không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Các chuyên gia gợi ý phương pháp “huấn luyện tách biệt” theo mức độ thích nghi của trẻ.
- Bước 1: Bố mẹ dạy trẻ nhận biết thời gian, để trẻ có khái niệm chung về thời gian.
- Bước 2: Bố mẹ nói với trẻ "Bố mẹ đi vệ sinh đây. Con đứng ngoài cửa 5 phút, bố mẹ sẽ ra ngoài cùng con trong vòng 5 phút nữa". Trong vòng 5 phút, bố mẹ phải giữ lời hứa và xuất hiện trước mặt trẻ.
- Bước 3: Bố mẹ nói với trẻ: "Bố sẽ ra xe lấy điện thoại. Con đợi bố ở nhà nhé. Bố sẽ quay lại sau 10 phút". Trong vòng 10 phút, bố phải giữ lời hứa và xuất hiện trước mặt trẻ.
- Bước 4: Nói với trẻ: "Mẹ sẽ chuyển một tài liệu cho một đồng nghiệp. Con đợi mẹ ở nhà. Mẹ sẽ quay lại sau nửa giờ". Trong vòng nửa giờ, hãy giữ lời hứa và xuất hiện trước mặt trẻ.
Tương tự như vậy, khi thời gian xa cách kéo dài hơn, nỗi lo lắng khi xa cách của trẻ sẽ giảm đi.
Nguyên tắc của phương pháp đào tạo này là kỹ thuật giảm nhạy cảm về mặt tâm lý, tức là giảm độ nhạy cảm của trẻ thông qua việc thích nghi lặp đi lặp lại.
Đồng thời, đây cũng là quá trình để trẻ xây dựng lòng tin. Khi trẻ hoàn toàn tin tưởng bố mẹ và phát triển cảm giác an toàn, nỗi lo lắng khi xa tự nhiên sẽ giảm đi.
Bình luận