Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả”

Khi trẻ bị bắt nạt, việc bố mẹ dạy con đánh trả có thực sự giải quyết được vấn đề không?

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 1

Trong giai đoạn trưởng thành, sẽ đến một thời điểm con cái lớn lên và dần rời xa vòng tay của bố mẹ để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bố mẹ không thể giữ trẻ bên cạnh suốt đời, đó là quy luật tự nhiên của sự phát triển. 

Mặc dù hiểu được điều này, nhưng sự lo lắng về an toàn của con vẫn luôn là vấn đề khó tránh khỏi của những ông bố bà mẹ, đặc biệt là khi con ở độ tuổi đến trường. Những tình huống con trẻ bị bạn bè bắt nạt là điều không bố mẹ nào mong muốn xảy ra.

Bởi sự bắt nạt gây tổn thương tinh thần và thể chất rất lớn đối với trẻ. Vì vậy, là bố mẹ, chúng ta cần đối mặt với tình huống này một cách nghiêm túc, đảm bảo rằng con trẻ được hỗ trợ và bảo vệ kịp thời, tránh những hậu quả khó lường về sau.

Theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp sau có thể giải quyết vấn đề tốt hơn việc bố mẹ dạy trẻ đánh trả:

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 2

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 3

Đánh giá tình hình và đặt sự an toàn lên hàng đầu

Khi trẻ bị bắt nạt, không nên khuyến khích việc đánh lại. Thay vào đó, điều quan trọng nhất là bố mẹ dạy trẻ đặt sự an toàn lên hàng đầu và đánh giá tình hình một cách khách quan.

Việc đánh lại có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Trẻ có thể gặp phải kẻ bắt nạt mạnh hơn và việc sử dụng bạo lực chỉ làm tăng nguy cơ tổn thương cho cả hai bên. Hơn nữa, việc đánh lại chỉ là một phản ứng nhất thời và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Trong tình huống này, việc quan trọng nhất là bố mẹ dạy trẻ bảo vệ sự an toàn của bản thân, tránh tiếp xúc mắt và cơ thể với đối phương. 

Khi trẻ trở về nhà và kể cho bố mẹ biết rằng mình bị người khác bắt nạt, trước hết bố mẹ nên bình tĩnh, phản ứng nhẹ nhàng và để trẻ kể chi tiết về những gì đã xảy ra. Sau đó, hãy thảo luận với trẻ về cách giải quyết vấn đề và đánh giá xem liệu có cần giáo viên tại trường giúp đỡ hay không.

Đồng thời, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ thể hiện lòng can cảm bằng cách nói "không" với hành vi bắt nạt. Điều này có thể ngăn người bắt nạt tái phạm trong tương lai. Vì nếu một số trẻ thích sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, cuộc sống của trẻ sau này có thể bị lệch lạc theo hướng tiêu cực.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 4

Đừng dạy trẻ đánh trả mà tốt nhất nên có cách bảo vệ bản thân an toàn hơn.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 5

Tăng cường sức mạnh của bản thân

Việc tập luyện thể chất thường xuyên và tham gia vào các hoạt động thể thao có thể giúp trẻ phát triển thể lực và sự tự tin. Bởi vì kẻ hay bắt nạt thường nhìn vào ngoại hình và năng lực của đối phương để đánh giá và so sánh với bản thân. Việc có một thân hình khỏe mạnh giúp trẻ tạo dựng một hình ảnh tích cực cho chính mình và giảm khả năng trở thành mục tiêu của bạo lực.

Ngoài ra khi trẻ phát triển sự tự tin, điều này có thể giúp hình thành khả năng đánh giá vấn đề tốt, trẻ sẽ không để cho những lời đánh đồng và sỉ nhục từ người khác ảnh hưởng đến tâm lý của mình. Trẻ sẽ có thể tỏ ra không quan tâm đến những lời nói và hành động tiêu cực, làm mất hứng thú của những người có ý định bắt nạt.

Bên cạnh đó, việc nâng cao thành tích học tập cũng có thể giúp trẻ tạo ra một môi trường tôn trọng và giảm khả năng bị bắt nạt, nhờ xây dựng một mối quan hệ tốt với giáo viên và bạn bè.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 6

Một sức khoẻ và ngoại hình khoẻ mạnh sẽ giúp trẻ giảm khả năng bị bắt nạt.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 7

Có những người bạn tốt của riêng mình

Việc kết bạn và xây dựng mối quan hệ xã hội là một phần quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ thường không thích kết bạn mà chỉ lủi thủi một mình, điều này có thể khiến trẻ dễ thu hút đối tượng bắt nạt. 

Ngược lại, khi trẻ có kỹ năng xã hội tốt, trẻ có thể tạo ra và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Có một nhóm bạn bè đáng tin cậy và hỗ trợ, trẻ sẽ tìm thấy sự an toàn và giúp đỡ kịp thời trong những lúc khó khăn. Những người bạn tốt sẽ đứng về phía trẻ khi trẻ gặp phải tình huống bắt nạt, và cùng nhau chống lại những hành vi bắt nạt một cách đoàn kết nhất.

Để xây dựng mối quan hệ bạn bè tích cực, trẻ cần quan sát tính cách của mình và chọn kết bạn với những người có cùng chí hướng và giá trị. Bạn bè có chung mục tiêu học tập tích cực, thái độ cầu tiến và đam mê tiến bộ sẽ tạo ra một môi trường khích lệ, động lực cho trẻ. Trong khi đó, trẻ nên tránh kết bạn với những người có hành vi xấu hoặc tiêu cực, vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và trải nghiệm xã hội của bản thân.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 8

Những mối quan hệ bạn bè lành mạnh có thể hỗ trợ và giúp đỡ trẻ kịp thời trong tình huống bị bắt nạt.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 9

Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề

Nếu tình huống không nghiêm trọng, giữa các bạn cùng lớp có mâu thuẫn nhỏ, không bên nào cố ý và cũng không dẫn đến hệ luỵ tiêu cực nào thì bố mẹ tuyệt đối đừng làm ầm ĩ lên. Bởi một khi bố mẹ vào cuộc và khiến cho sự việc trở nên lớn hơn thì mối quan hệ giữa trẻ và bạn bè sẽ ngày càng xa cách, rạn nứt.

Bố mẹ cần lưu ý rằng, chỉ khi con trẻ gặp phải việc gì đó đòi hỏi bố mẹ phải đứng ra giải quyết giúp thì lúc đó bố mẹ hãy can thiệp. Còn nếu không thì nên để con học cách tự giải quyết vấn đề của bản thân, để trẻ không hình thành tư tưởng lệ thuộc và thiếu kỹ năng tự lập.

Tất nhiên, những tình huống cụ thể cần phải được phân tích theo từng trường hợp cụ thể. Nếu trẻ còn rất nhỏ, chẳng hạn như mới vào mẫu giáo, đôi khi xảy ra xô đẩy, xung đột với bạn bè là việc hết sức bình thường. Lúc này, phụ huynh nên liên hệ với giáo viên để hiểu rõ tình hình, và bảo vệ sự an toàn của con trẻ bằng cách sao cho phù hợp nhất.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 10

Có những tình huống xung đột nhỏ với bạn bè, bố mẹ nên để con học cách tự giải quyết.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 11

Luyện tập cùng con

Bố mẹ có thể cùng con tập luyện ở nhà, bằng cách đắp bao cát lớn để trẻ tập đấm bốc và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Điều này có thể giúp con trẻ không cảm thấy bối rối nếu bị người khác đánh mà bản thân chỉ biết đứng im chịu trận, không có chút kỹ năng né tránh hay phòng vệ.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tổ chức chơi trò chơi giả định với con, trong đó bố mẹ đóng vai kẻ bắt nạt và trẻ sẽ đóng vai người bị bắt nạt, để con có thể hình dung và hiểu tình huống thực tế hơn, từ đó biết cách đối phó với trường hợp bị bắt nạt.

Nếu gia đình có điều kiện, tốt nhất bố mẹ hãy cân nhắc việc cho trẻ đi học võ hoặc các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm chống bắt nạt học đường. Điều này sẽ tạo cho con hành trang vững vàng để đối diện một cách tự tin, mạnh mẽ và khôn khéo khi rơi vào tình huống bắt nạt.

Khi trẻ bị bắt nạt, 5 phương pháp bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề tốt hơn việc “đánh trả” - 12

Bố mẹ hãy dành thời gian để dạy con các kỹ năng chống bắt nạt cần thiết.

Kiều Trang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hình ảnh ngày 30 tháng 4 trong sáng tác của các nhà thơ

Hình ảnh ngày 30 tháng 4 trong sáng tác của các nhà thơ "Nhà số 4"

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày trọng đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX. Đó là ngày của niềm vui chiến thắng, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mĩ kéo dài đằng đẵng mấy chục năm trời; đó là ngày hội độc lập non sông tưng bừng khi hai miền Nam Bắc lại nối liền một dải như chưa từng bị chia cắt. Và đó cũng là ngày của hòa bình khi người lính đã có thể buông khẩu súng