Đứa trẻ được chọn để thành công không chỉ có IQ cao, điều khác biệt còn ở 3 thói quen này
Bố mẹ thông thái nên chuyển trọng tâm giáo dục, sang việc bồi dưỡng những khả năng cơ bản trong cuộc sống cho con.
Nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami thường thức dậy vào lúc 4 giờ 30 phút sáng, ông ngồi vào bàn làm việc để viết, sau đó ông thay giày chạy bộ để hoàn thành chặng chạy bộ buổi sáng dài 10 km. Ông đã làm việc này ngày này qua ngày khác, trong hơn 30 năm mà không hề gián đoạn.
Tiểu thuyết gia nổi tiếng thừa nhận "Bí quyết viết tiểu thuyết của tôi chỉ là lặp lại ba thói quen: Dậy sớm, viết và chạy bộ".
Nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami.
Thật trùng hợp, nhiều người xuất chúng đều có điểm chung này: Quản lý thời gian, tiếp tục học hỏi và giữ gìn sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh, 3 khả năng cơ bản này có thể quyết định chất lượng cuộc sống của một người nhiều hơn là điểm số trong bài kiểm tra.
Thông thường, chúng ta nghĩ rằng tài năng là chìa khóa thành công do số phận ban tặng, nhưng dễ dàng bỏ qua những quy tắc vận hành cơ bản đằng sau nó.
Vì vậy, sự khác ở đứa trẻ tài giỏi không chỉ là IQ, mà thành thạo 3 khả năng cơ bản nhất trong cuộc sống.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Thức dậy sớm không chỉ là thói quen mà còn là cách kiểm soát thời gian
Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện, những người thức dậy sớm vào buổi sáng có nhiều khả năng đạt được thành công trong sự nghiệp hơn. Điều này không phải chỉ đơn thuần vì họ siêng năng hơn, mà còn vì biết nắm bắt khung giờ vàng khi đầu óc minh mẫn nhất.
Những giờ đầu tiên của ngày mới được xem là thời điểm lý tưởng để tập trung và sáng tạo, khi mà tâm trí còn tươi mới và chưa bị ảnh hưởng bởi những lo toan và căng thẳng trong suốt cả ngày.
Bill Gates, một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới, dành ba giờ mỗi sáng để đọc sách. Điều này giúp ông cập nhật kiến thức mới, kích thích tư duy. Oprah Winfrey, biểu tượng của truyền thông, thực hành thiền vào lúc bình minh trong nhiều thập kỷ, cho phép cô bắt đầu ngày mới với sự bình an và tập trung. Elon Musk, nhà sáng lập của Tesla và SpaceX, lên lịch cho các cuộc họp quan trọng nhất vào sáng sớm, khi mà tinh thần và năng lượng của ông ở trạng thái tốt nhất.
Thức dậy sớm không chỉ là thói quen mà còn là cách kiểm soát thời gian.
Họ không cạnh tranh về việc hy sinh giấc ngủ, mà đang thực hành một chân lý sâu sắc: Những ai kiểm soát được buổi sáng thì có thể kiểm soát được cuộc sống của mình. Việc thiết lập thói quen dậy sớm giúp tăng cường hiệu suất làm việc, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người dậy sớm thường có mức độ căng thẳng thấp hơn, tâm trạng tích cực và có thói quen ăn uống lành mạnh hơn.
Thay vì ép trẻ thức khuya để học bài, điều quan trọng hơn là dạy trẻ cách quản lý thời gian một cách khoa học. Điều này bao gồm việc thiết lập một lịch trình hợp lý, biết phân bổ thời gian cho học tập, vui chơi và nghỉ ngơi. Bố mẹ giúp trẻ hình thành thói quen dậy sớm bằng cách tạo ra một môi trường tích cực, khuyến khích tham gia các hoạt động sáng sớm như thể dục thể thao, đọc sách hoặc thực hành thiền.
Kỹ năng viết là công cụ học tập tối ưu
Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy những sinh viên quen viết sẽ có khả năng suy nghĩ sâu hơn 3 cấp độ so với bạn bè cùng trang lứa.
Điều này là do viết buộc não phải hoàn thành một vòng khép kín hoàn chỉnh từ đầu vào đến đầu ra. Khi trẻ viết, không chỉ cập nhật thông tin mà còn phải xử lý, phân tích và tổ chức ý tưởng có hệ thống.
Việc khuyến khích trẻ viết nhật ký hoặc ghi chép bài đọc giúp kích thích tư duy phản biện. Khi trẻ phải tự mình suy nghĩ để diễn đạt ý tưởng, sẽ học cách đặt câu hỏi, xem xét các quan điểm khác nhau và phát triển khả năng phân tích.
Viết cũng là một cách tuyệt vời để trẻ bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ. Khi trẻ viết về những trải nghiệm cá nhân, có thể hiểu rõ hơn về bản thân và cảm xúc của mình. Việc ghi chép này giúp trẻ xử lý cảm xúc, tạo ra một không gian an toàn để khám phá và thể hiện cái tôi của mình.
Kỹ năng viết là công cụ học tập tối ưu.
Thói quen tập thể dục quyết định sức bền của cuộc sống
Cuộc khảo sát tiếp theo của Đại học Thanh Hoa đối với học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cho thấy 86% những người duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên có thành tích làm việc tốt hơn.
Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là sự thật đã được khoa học thần kinh xác nhận: Tập thể dục nhịp điệu 3 lần một tuần có thể mở rộng hồi hải mã, cải thiện trực tiếp trí nhớ và khả năng tập trung.
Việc rèn luyện 3 năng lực này đòi hỏi tầm nhìn và sự kiên trì của bố mẹ. Giống như việc tưới nước và bón phân cho cây non, nên được rèn luyện càng sớm thì càng tốt.
Thay vì chú ý đến số điểm trẻ đạt được trong bài kiểm tra, bố mẹ nên chú ý nhiều hơn đến: Hôm nay con có dậy sớm không? Con đã viết ra suy nghĩ mới nào chưa? Cơ thể có đang hoạt động không?
Thói quen tập thể dục quyết định sức bền của cuộc sống.
Đây chính là nền giáo dục thực sự sẽ chiến thắng trong tương lai. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, sự ổn định thực sự không có nghĩa là một công việc tốt, mà là những khả năng cơ bản có thể chuyển giao được.
Khi AI đang thay đổi cách thức thực hiện công việc và kiến thức được cập nhật thường xuyên, những ai thực sự thành thạo 3 khả năng cơ bản này sẽ dễ dàng thích ứng với những thay đổi khác nhau.
Bởi vì dù tương lai có thay đổi thế nào, thì thời gian vẫn là nguồn tài nguyên khan hiếm nhất, học tập là nấc thang tiến bộ và sức khỏe sẽ luôn là vốn liếng tốt.
Bố mẹ thông thái nên chuyển trọng tâm giáo dục sang việc bồi dưỡng những khả năng cơ bản cốt lõi cho con. Giống như việc xây dựng một tòa nhà cao tầng, đòi hỏi phải xây dựng nền móng vững chắc, và 3 khả năng này chính là nền tảng cho cuộc sống tương lai của trẻ. Càng chú ý sớm, thì trẻ càng vững vàng và đi lâu trên con đường dài cuộc sống.
Bình luận