Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi”

Trước kia loại lá này chỉ dùng để làm thức ăn cho trâu bò, ngày nay nó lại trở thành rau đặc sản, có thể chế biến được nhiều món ngon, muốn ăn phải đặt trước.

Thường nghe các món nấu từ củ sắn mà không phải ai cũng biết lá sắn có công dụng tuyệt vời. Nó không chỉ nấu được nhiều món mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nghiên cứu chỉ ra, lá sắn giàu calo, dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Carbohydrate, vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin. Ăn lá này thường xuyên sẽ giúp tăng cường miễn dịch, bổ xương khớp, nhuận tràng đồng thời loại bỏ các gốc tự do có hại.

Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi” - 1

Lá sắn có thể nấu được nhiều món trong đó phải kể tới lá sắn muối chua - một món đặc sản của bà con Phú Thọ. Phần lá sắn để làm món này thường là ngọn non. Người ta đem lá sắn ngâm rửa sạch rồi vò mềm nhưng không để nát. Rửa lại lá sắn với nước, vắt khô sau đó cho vào chum sành, rắc muối lên trên, cuối cùng thêm nước sôi để nguội, đậy kín nắp chum/vại. Sau 5 - 7 ngày là lá sắn chua, bạn có thể lấy ra ăn.

Mùa rau sắn muối thường kéo dài từ tháng 4 tới tháng 9 hàng năm. Trước kia nó chỉ là món ăn quê, giờ đây trở thành đặc sản bán với giá từ 60.000đ/kg trở lên.

Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi” - 2

Để có được vại rau sắn muối chua chuẩn vị, bà con phải đem chum/vại sắn đi phơi nắng mỗi ngày rồi lại bê vào. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, rau sắn muối sẽ ngấm nhanh hơn.

Công đoạn chế biến món rau này đòi hỏi sự tỉ mỉ vì thế nhiều người ngại làm. Nếu không muốn làm chua, bạn có thể đem rau sắn chế biến theo cách dưới đây, vừa thơm ngon, dễ làm, chỉ 10 phút có ngay đĩa rau ngon, bổ.

Nguyên liệu

- Lá sắn: 500g

- Tỏi

- Muối, mì chính

- Dầu ăn (nếu có mỡ lợn sẽ thơm, ngon hơn)

Cách làm lá sắn xào tỏi

1. Lá sắn bạn chọn phần lá non, bỏ cọng rồi đem rửa với nước nhiều lần cho sạch đất bẩn.

Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi” - 3

2. Chuẩn bị 1 nồi nước sôi, cho lá sắn vào chần sơ khoảng 1 phút sau đó vớt ra thau nước lạnh. Bước này rất quan trọng, nước sôi sẽ giúp bỏ đi vị chát, đắng của lá sắn. Phần nước lạnh đảm bảo cho lá sắn được giòn ngon, xanh mướt và không bị úa hay nhũn, nát.

Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi” - 4

3. Vớt phần lá sắn ra, vắt bớt nước sau đó thải nhỏ. Cho vào đây 1 chút muối, mì chính và trộn thật đều lên cho ngấm.

Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi” - 5

4. Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm rồi cho phần rau đã sơ chế trước đó vào đảo chung. Lưu ý, bước này bạn phải đảo đều tay, điều chỉnh ngọn lửa vừa phải để rau chín, ngấm dầu giúp tăng thêm vị béo ngậy và thơm ngon.

Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi” - 6

5. Gắp rau sắn xào tỏi ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng. Nếu trong nhà sẵn tóp mỡ thì bạn có thể cho thêm vào xào chung, độ ngon tăng thêm gấp bội.

Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi” - 7

Rau lá sắn xào tỏi có hương vị thơm ngon chẳng kém gì so với ngọn khoai lang hay rau muống xào. Mùi thơm cùng hương vị đặc trưng của loại rau này khiến người ăn 1 lần nhớ mãi không quên.

Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi” - 8

Một số lưu ý khi ăn rau lá sắn

Mặc dù giàu dinh dưỡng và được xem là tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn loại rau này bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

- Không ăn rau lá sắn quá nhiều vì chất xơ trong rau này tồn tại ở dạng không hòa tan. Nếu bạn ăn rau lá sắn thường xuyên sẽ dễ bị tắc ruột, nhất là ở người cao tuổi.

- Tránh ăn lá sắn sống vì trong nó có chứa các độc tố thuộc loại glucosid. Khi nạp vào cơ thể dưới tác động của men tiêu hóa, acid, chất này sẽ bị thủy phân và giải phóng ra acid cyanhydric có thể gây ngộ độc và dẫn tới tử vong.

- Khi xào, nấu các món từ lá sắn bắt buộc phải nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đặng Giang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v