Mẹ đơn thân Tết không về quê, đưa con đi sắm sửa về tôi đờ đẫn nhìn người đứng trước hiên nhà

Dù ăn Tết xa nhà nhưng có con bên cạnh, tôi vẫn thấy rất hạnh phúc. 

Tôi đưa con vào Sài Gòn sống hồi đầu năm. Tết này mẹ con tôi không về quê ăn Tết, phần vì khoảng cách xa, phần vì tôi không dư dả kinh tế nhưng quan trọng hơn cả là bố vẫn giận tôi. 

Ông cho rằng tôi đỏng đảnh làm quá, không biết nhẫn nhịn gia đình chồng, mang tiếng bỏ chồng rồi khiến gia đình phải xấu mặt. Đó cũng là lý do mà tôi đưa con vào đây xây dựng cuộc sống mới chứ không về nương nhờ nhà ngoại. Mẹ tôi thì thương con gái nhưng cũng chẳng làm được gì vì e ngại bố tôi. 

28 Tết tôi đưa con đi chợ sắm sửa và để con được tận hưởng không khí Tết. Con gái tôi hiện tại lên 4 tuổi rất đáng yêu, thế nhưng cũng là một lứa tuổi nhạy cảm. Nhiều khi tôi không biết giải thích với con thế nào về sự vắng mặt của bố. Tôi chỉ còn cách cố gắng làm việc và yêu thương con hết lòng, để con không phải chịu thiệt thòi.

Mẹ đơn thân Tết không về quê, đưa con đi sắm sửa về tôi đờ đẫn nhìn người đứng trước hiên nhà - 1

Nhiều khi tôi không biết giải thích với con thế nào về sự vắng mặt của bố. (Ảnh minh họa)

Chiều tối 28 tháng Chạp, tôi và con đi chợ Tết về, xách lỉnh kỉnh đồ đạc, hai mẹ con ríu rít chuyện trò. Dù ăn Tết xa nhà nhưng có con bên cạnh, tôi vẫn thấy rất hạnh phúc. 

Về đến sân khu trọ nhìn vào hiên phòng trọ của mình, tôi sững sờ khi thấy một người đã đợi mẹ con tôi từ bao giờ. Người đó không ai khác chính là chồng cũ của tôi!

“Hai mẹ con đi sắm Tết về à? Con gái lại đây bố bế nào, còn nhận ra bố không đấy…”, anh mỉm cười nói, rồi ngồi xổm xuống giơ tay đợi con gái nhào vào lòng mình. 

Thời gian 1 năm qua tôi và chồng cũ không liên lạc nhiều. Tuy nhiên thi thoảng anh vẫn hỏi thăm con gái, gọi video nói chuyện với con. Tất nhiên là con tôi chưa quên bố.

“Anh vào đây làm gì vậy? 28 Tết rồi không ở nhà ăn Tết với bố mẹ hay sao…”, tôi hỏi anh, cứ nghĩ anh có việc gì đó nên tiện đường ghé qua thôi. Nhưng câu trả lời của anh khiến tôi phải thẫn thờ đánh rơi cả túi đồ trên tay:

“Anh vào ăn Tết với hai mẹ con, em chào đón anh chứ? Ăn Tết xong anh dự định tìm việc làm ở đây luôn. Anh muốn sống gần hai mẹ con…”.

Khi trước chúng tôi ly hôn không phải vì tình cảm vợ chồng rạn nứt mà vì mâu thuẫn giữa tôi với bố mẹ chồng không thể dung hòa nổi. Ông bà cấm các con ra ở riêng, tuyên bố nếu chồng tôi theo vợ thuê nhà bên ngoài thì ông bà sẽ từ mặt. Nhưng sống chung thì ngột ngạt bí bách không thở nổi, ông bà chướng mắt con dâu, luôn tìm mọi cách gây khó dễ cho tôi. 

Tôi chẳng làm gì sai cả, nguyên nhân bố mẹ chồng ghét thông gia vì bố tôi trước kia từng ở tù 1 năm do xảy ra xô xát với người ta. Giờ ông không tái phạm nữa song mẹ chồng luôn vin vào điều đó để mạt sát, coi thường con dâu. Sau 4 năm chung sống, không chịu được nổi nữa, tôi quyết định ly hôn. 

Mẹ đơn thân Tết không về quê, đưa con đi sắm sửa về tôi đờ đẫn nhìn người đứng trước hiên nhà - 2

Giờ anh đã vào đây với hai mẹ con, tôi thật sự cảm động và sẽ cho anh cơ hội. (Ảnh minh họa)

“Anh xin lỗi vì khi trước yếu đuối không đủ mạnh mẽ để bảo vệ em và con, khiến em phải chịu nhiều tủi thân ấm ức, con thì chịu cảnh bố mẹ ly tán thiếu tình yêu thương. Bố mẹ vẫn còn trẻ, anh sẽ vào đây làm việc để bù đắp cho em và con, sau này ông bà già yếu anh mới trở về…”, chồng cũ nói rồi bảo anh rất hổ thẹn không dám xin tôi đoàn tụ. Anh chỉ mong tôi cho phép anh đi lại chăm lo cho 2 mẹ con mà thôi. 

Sau ly hôn đúng là tôi từng rất giận chồng cũ nhưng trong thâm tâm mình vẫn còn tình cảm với anh. Một năm qua tôi cũng chỉ tập trung chăm con, không hề có ai khác. Giờ anh đã vào đây với hai mẹ con, tôi thật sự cảm động và sẽ cho anh cơ hội. 

Vậy là cái Tết này gia đình tôi đã được đoàn tụ bên nhau. Tôi cũng sẽ cố gắng sống tốt để bố mẹ chồng dần mở lòng chấp nhận mình...

Quỳnh Chi (ghi)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Hai họa sỹ cự phách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cầm cọ của tôi, một là người Việt – Nam Sơn Hoạ gia - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) và hai là Tề Bạch Thạch (1864 - 1957), tên thật là Tề Thuần Chi, một Danh họa, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu,

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Những ngày ở Vinpearl Phú Quốc tham gia tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi thường cùng nhà báo Hồng Vĩnh dậy sớm đón minh ló rạng từ phía biển xa, nhấp nhô trên những con sóng xanh vỗ về đảo ngọc. Các thí sinh sẽ cùng ca sĩ Tạ Minh Tâm lên tàu ra đảo Đồi Mồi, một hòn nhỏ gần Phú Quốc để thực hiện cảnh quay trong MV “Tổ quốc gọi tên mình”. Đã nhiều ngày qua, ca sĩ Tạ Minh T

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, Đền An Xá - ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần tiên - như một chốn yên bình để du khách tìm về với lịch sử Đạo giáo, Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi bảo tồn và gìn giữ hoàn ch