Mùa hè chỉnh điều hòa 29 độ có tiết kiệm điện không? Đây mới là mức nhiệt tiết kiệm điện nhất

Bạn sẽ đỡ được khối tiền khi sử dụng điều hòa đúng cách.

Mùa hè đã đến, máy điều hòa thời điểm này sẽ trở thành “người bạn” không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, nhưng bạn đã biết cách sử dụng máy điều hòa như thế nào để vừa mát mẻ vừa tiết kiệm điện chưa? 

Nhiều người thường nghĩ rằng nhiệt độ càng thấp thì càng tốt, vậy thực tế 26℃ hay 29℃ mới chính là “vua tiết kiệm điện” cho máy điều hòa vào mùa hè, đâu mới là lựa chọn đúng đắn?

Mùa hè chỉnh điều hòa 29 độ có tiết kiệm điện không? Đây mới là mức nhiệt tiết kiệm điện nhất - 1

Theo lý thuyết, cài đặt điều hòa ở nhiệt độ 29℃ sẽ tiết kiệm điện hơn so với nhiệt độ thấp hơn (như 20℃, 21℃ và 26℃), nhưng lại tiêu thụ nhiều điện hơn ở mức 30℃. Để biết nhiệt độ 29℃ có tiết kiệm điện hay không, trước tiên bạn phải hiểu "nguyên lý hoạt động" của máy điều hòa không khí. 

Khi làm mát vào mùa hè, mục đích chính của điều hòa không khí là "truyền nhiệt" - truyền nhiệt trong nhà ra bên ngoài. Giả sử nhiệt độ ngoài trời là 35℃ và bạn cài đặt điều hòa ở mức 20℃, điều này tương đương với việc làm cho nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 15℃. Máy điều hòa phải làm việc nhiều để truyền nhiệt, máy nén phải liên tục chạy nên mức tiêu thụ điện năng đương nhiên sẽ cao. 

Nếu cài đặt ở mức 29℃, nhiệt độ trong nhà chỉ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 6℃. Áp suất truyền nhiệt của máy điều hòa giảm, máy nén quay một lúc rồi dừng lại một lúc nên điện năng tiêu thụ giảm. Đây là lý do tại sao câu nói "nhiệt độ càng cao, tiết kiệm điện càng nhiều" lại có ý nghĩa.

Như vậy vào mùa hè, nếu bật điều hoà 29℃ thì tiền điện sẽ giảm đi nhiều so với 26℃. Nhưng thực tế sử dụng có thể gây cảm giác không thoải mái. Vì cảm nhận về nhiệt độ của mỗi người là khác nhau, có người thấy 29 độ C là quá nóng, trong khi người khác lại cảm thấy mát mẻ. Do đó, bạn không cần phải tuân thủ mức 29 độ C mà hãy điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với cảm giác của bản thân, miễn là vẫn giữ ở mức trên 26 độ C.

Theo một số khuyến nghị, việc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa không khí từ 26 - 29 độ C là cách hiệu quả để tiết kiệm năng lượng. Mỗi giờ tăng thêm 1 độ có thể giúp giảm từ 7-10% lượng điện tiêu thụ.

Mùa hè chỉnh điều hòa 29 độ có tiết kiệm điện không? Đây mới là mức nhiệt tiết kiệm điện nhất - 2

Ngoài ra, bạn cần nhớ một số lưu ý sau khi dùng điều hòa để tiết kiệm điện:

1. Đảm bảo kín cửa

Việc đóng kín cửa sổ và cửa ra vào khi điều hòa hoạt động là cực kỳ quan trọng. Nếu không, không khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài và không khí nóng từ bên ngoài tràn vào, làm giảm hiệu suất làm mát. Điều này không chỉ làm tiêu tốn điện năng mà còn khiến bạn cảm thấy khó chịu trong không gian sống.

2. Tắt khi không sử dụng

Nhiều người có thói quen để điều hòa hoạt động liên tục, ngay cả khi không có ai trong phòng. Việc này dẫn đến lãng phí điện năng. Hãy nhớ tắt điều hòa khi ra ngoài, hoặc sử dụng hẹn giờ để nó tự động tắt khi không cần thiết.

3. Sử dụng quạt trần

Kết hợp điều hòa với quạt trần giúp không khí lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác mát mẻ mà không cần hạ nhiệt độ điều hòa quá thấp. Quạt giúp phân tán không khí lạnh đều khắp phòng, giảm tải cho điều hòa và tiết kiệm điện.

4. Điều chỉnh hướng gió

Hướng lỗ thoát gió của điều hòa xuống phía dưới giúp không khí lạnh lan tỏa đồng đều hơn. Nếu hướng gió lên trên, không khí lạnh sẽ tích tụ ở trần nhà, làm giảm hiệu quả làm mát và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

Mùa hè chỉnh điều hòa 29 độ có tiết kiệm điện không? Đây mới là mức nhiệt tiết kiệm điện nhất - 3

5. Chọn vị trí lắp đặt hợp lý

Lắp đặt điều hòa ở nơi thoáng đãng, tránh ánh nắng trực tiếp từ cửa sổ hoặc tường sẽ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. Nếu điều hòa bị chiếu nắng, nó sẽ phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ mong muốn, dẫn đến tốn điện.

6. Thời gian sử dụng

Sử dụng điều hòa vào những giờ có nhiệt độ thấp (sáng sớm hoặc tối muộn) có thể tiết kiệm điện năng hơn. Vào những giờ cao điểm nhiệt độ cao, điều hòa sẽ phải hoạt động nhiều hơn để làm mát, dẫn đến tiêu tốn điện.

7. Kiểm tra thường xuyên

Định kỳ kiểm tra và bảo trì hệ thống ống dẫn khí để đảm bảo không bị rò rỉ. Nếu có rò rỉ, không khí lạnh sẽ thoát ra ngoài, khiến điều hòa phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lại.

Chang Kiu

Tin liên quan

Tin mới nhất