Ngâm vỏ hoa quả với đường, có ngay thứ “nước thần”, dùng diệt sâu bọ hay lau nhà, đuổi muỗi đều tốt

Với thứ nước này, bạn có thể dùng để xua đuổi côn trùng gây hại cây cảnh, tưới cho cây trồng, hay dùng để rửa bát, lau sàn nhà, cọ bồn cầu đều được.

Sau khi ăn hoa quả xong, đa số mọi người đều thẳng tay vứt vỏ hoa quả vào thùng rác. Nhưng trên thực tế, nếu biết cách thì thứ rác thải này có thể mang tới nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống hàng ngày.

Cụ thể, bạn có thể tận dụng vỏ trái cây để làm nước lau nhà, nước rửa bát hay thay cho thuốc trừ sâu để diệt sâu bọ, đuổi muỗi hoặc dùng bón cho cây cảnh,… Như vậy vừa giảm rác thải, vừa tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường lại giúp gia đình bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

Cách làm rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy cần gom 3kg vỏ dứa hoặc vỏ hoa quả các loại rồi rửa sạch (nhớ loại bỏ những miếng bị thối). Tiếp theo, cho 1kg đường mía (đường đỏ, đường hoa mai) vào thùng nhựa với 10 lít nước sạch. Khuấy đều cho tan đường rồi đổ vỏ hoa quả đã rửa sạch vào, đảo đều và đậy nắp thùng lại. Đặt thùng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Ngâm vỏ hoa quả với đường, có ngay thứ “nước thần”, dùng diệt sâu bọ hay lau nhà, đuổi muỗi đều tốt - 1

Nếu không có thùng nhựa loại lớn, bạn có thể dùng chai nhựa. Nhưng lưu ý, tuyệt đối không dùng lọ thủy tinh vì trong quá trình lên men sẽ thoát ra một lượng khí, dễ làm bình phát nổ, bị vỡ.

Mỗi ngày mở nắp thùng 2 lần vào buổi sáng và tối. Khuấy đều, đảo vỏ chìm xuống rồi đậy nắp lại. Sau một tuần, số lần đảo thưa dần 1 lần/ngày là được. Sau một tháng, đảo 2-3 ngày/lần để vi sinh vật lên men hoạt động tốt hơn.

Trong quá trình làm nước enzyme, nếu thấy trong thùng có váng trắng nổi là dấu hiệu tốt. Nếu thấy miệng thùng có dòi bọ, hãy cho thêm 0,5kg đường mía vào khuấy đều rồi làm theo quy trình.

Ngâm vỏ hoa quả với đường, có ngay thứ “nước thần”, dùng diệt sâu bọ hay lau nhà, đuổi muỗi đều tốt - 2

Sau 3 tháng, bạn sẽ có một loại “nước thần” để dùng. Lúc này, bạn hãy đem lọc lấy nước để riêng ra, phần bã thì chia nhỏ để vun vào các gốc cây. Đợi nước lắng xuống, lọc lấy phần cặn, đóng riêng ra và dùng thứ nước này để cọ bồn cầu hay thông cống rất tốt.

Cách sử dụng nước vỏ trái ngâm đường mía:

- Dùng xua đuổi côn trùng, sâu bọ gây hại cho rau, cây cảnh

Pha loãng “nước thần” với nước sạch theo tỷ lệ 1:5 rồi cho vào bình xịt. Phun lên lá cây cảnh, rau màu để diệt rệp sáp, bọ nhảy, sâu gây hại. Hoặc, phun lên mặt đất để xua đuổi ốc sên.

Không chỉ vậy, loại nước này còn có tác dụng xua đuổi ruồi vàng đến chích quả non và ngăn không cho bướm đến đẻ ra ấu trùng, nở sâu non hại rau. Chú ý, nếu muốn phun, bạn nên phun vào lúc 7-8 giờ sáng, tránh phun vào ngày mưa.

Ngâm vỏ hoa quả với đường, có ngay thứ “nước thần”, dùng diệt sâu bọ hay lau nhà, đuổi muỗi đều tốt - 3

- Dùng làm phân bón cho cây cảnh

Loại nước này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Nó kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho rau, hoa, cây cảnh. Lưu ý, bạn cần pha loãng dung dịch này với nước theo tỷ lệ 1: 10 trước khi tưới cho cây, tránh tưới trực tiếp kẻo làm cháy rễ.

- Dùng để đuổi muỗi

Pha dung dịch này với một chút nước rồi cho vào bình xịt. Tầm 5-6 giờ tối khi muỗi bắt đầu hoạt động mạnh, hãy xịt phun sương nước này vào gầm bàn, các chỗ khuất trong nhà hoặc góc vườn.

Cách 2-3 ngày phun một lần, muỗi sẽ không dám bén mảng đến gần. Nếu nhà có nhiều muỗi, hãy lấy nước enzyme nguyên chất vào bát, đặt dưới gầm bàn, gầm cầu thang,… để đuổi muỗi.

- Dùng lau sàn nhà, rửa bát

Bạn cũng có thể dùng nước vỏ trái cây ngâm đường để lau sàn nhà, rửa bát, lau bếp gas hay giặt khăn lau bếp,… thay cho các loại chất tẩy rửa chuyên dụng. Tuy nhiên, trước khi dùng, hãy pha loãng dung dịch nước theo theo tỷ lệ 1:1.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về