Nghe mẹ chồng so sánh cháu nội với hàng xóm, tôi hỏi ngược một câu khiến bà im bặt

Ra ở riêng, vì gần ngay nhà nên động tí có việc mẹ chồng lại ới vợ chồng tôi về làm. Từ chuyện nhà có khách, tới ma chay cưới hỏi vợ chồng tôi đều phải tham gia cùng bà hết.

Tính tới nay tôi cũng đi làm dâu được gần 5 năm, nhưng chưa bao giờ được sống một ngày thoải mái. Tất cả cũng chỉ bởi mẹ chồng tôi hay để ý, dò xét con dâu. Cảm giác này chắc chỉ ai từng sống chung với mẹ chồng mới hiểu.

Cưới xong tôi phải ở cùng mẹ chồng gần 2 năm vì lúc ấy vợ chồng chưa có điều kiện ra ở riêng. Sau đấy bố mẹ đẻ tôi bán được mảnh đất sau nhà chia cho tôi nửa tiền để mua căn chung cư gần ngay cạnh nhà chồng. Nhưng tới giờ tôi đúc rút ra được 1 kết luận, đã sống riêng thì tốt nhất tách xa hẳn với mẹ chồng, chứ gần nhau vẫn mệt mỏi lắm.

Nghe mẹ chồng so sánh cháu nội với hàng xóm, tôi hỏi ngược một câu khiến bà im bặt - 1

Cưới xong tôi phải ở cùng mẹ chồng gần 2 năm vì lúc ấy vợ chồng chưa có điều kiện ra ở riêng nhưng mẹ chồng hay để ý, dò xét khiến cuộc sống làm dâu của tôi mệt mỏi vô cùng. (Ảnh minh họa)

Ra ở riêng, vì gần ngay nhà nên động tí có việc mẹ chồng lại ới vợ chồng tôi về làm. Từ chuyện nhà có khách, tới ma chay cưới hỏi vợ chồng tôi đều phải tham gia cùng bà hết. Thôi thì bà bảo chúng tôi là trưởng phải có trách nhiệm gánh vác đối nội đối ngoại, tôi chấp nhận vui vẻ làm theo không ý kiến gì. Thế mà bà vẫn còn bảo tôi nhác chuyện nhà chồng. Mỗi lần nhà có giỗ chạp, kiểu gì tôi cũng bị mấy cô mấy bác trong họ rỉ tai, trách móc:

“Con đi làm dâu thì phải để tâm tới gian đình nhà chồng tí. Đừng để mẹ chồng cháu phải suy nghĩ, buồn lòng. Bà ấy hay than phiền con dâu trưởng vô tâm, không quan tâm tới đằng nội đó”.

Tôi bực tím mặt nhưng cũng chỉ biết cười gượng vâng dạ cho phải phép rồi về tâm sự với chồng để rồi nhận lại lời động viên:

“Thôi, tính các cụ già cứ lẩm cẩm thế nhưng không có ý gì đâu em. Em đừng để bụng chấp mẹ làm gì. Phận làm con mình cứ cố gắng sống cho phải đạo”.

Chồng tôi hiền lành, sống có trách nhiệm với vợ con nên tôi vì anh mà nhẫn nhịn chứ không chắc khó kiềm chế.

Có điều từ lúc tôi đẻ con, mẹ chồng lại xoay ra kiểu ca thán, moi móc khác. Con tôi được 16 tháng, bập bẹ chưa nói được câu dài. Mỗi lần mẹ chồng sang chơi, bà lại chẹp miệng bảo:

“Cái thằng này nó chậm thế nhỉ. Mấy đứa trẻ con nhà hàng xóm ít tháng hơn mà nói sõi lắm rồi”.

Một lần, 2 lần nói không sao. Đằng này không lần nào sang bà không hát điệp khúc ấy khiến tôi sốt ruột. Đã thế qua sang chơi với cháu được lúc thì bà bảo:

“Nhìn cháu hàng xóm, nghĩ tới cháu mình mà chán. Chúng nó nhanh nhẹn thông minh bao nhiêu, cháu mình dại bấy nhiêu. Không biết giống ai nữa”.

Nghe mẹ chồng so sánh cháu nội với hàng xóm, tôi hỏi ngược một câu khiến bà im bặt - 2

Từ ngày tôi sinh con, mẹ chồng lại kiếm lý do khác để móc máy. Bà liên tục mang con tôi ra so sánh với con nhà hàng xóm rồi trách dâu không biết chăm con. (Ảnh minh họa)

Nghe bà nói, tôi tức lộn ruột. Không nín được nữa, tôi bảo luôn:

“Con con nó mang giống nhà nội mẹ ạ. Nếu mẹ băn khoăn nghi ngờ thì cứ mang thử ADN là rõ cho đỡ phải phiền lòng vì giống ai mà thế này thế kia. Mẹ xem thằng bé mới có hơn năm mà suốt ngày bị bà nội chê bai nào yếu, nào chậm, nào là dại không bằng con nhà người ta. Mẹ thử đặt mẹ vào vị trí của con xem mẹ sẽ nghĩ gì”.

Bà nghe vậy đỏ mặt nói lại:

“Ơ hay, con bé này. Thì mẹ chỉ vui miệng chứ có ý gì đâu mà mày nổi xung lên”.

“Con không thích mẹ suốt ngày chê cháu thế đâu. Nhiều lần lắm rồi nên nay con mới nhắc để mẹ hiểu cho suy nghĩ của con”, tôi nói thẳng.

Đến đây thì bà nín lặng, không nói thêm lời nào. Thật sự tôi không muốn đôi co to tiếng với mẹ chồng, nhưng không nói thì không được. Theo mọi người, tôi phản ứng có đúng không?

Nắng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phấn hoa và trải nghiệm sáng tạo thơ của một cá nhân

Phấn hoa và trải nghiệm sáng tạo thơ của một cá nhân

Đã 40 năm trôi qua khi bài thơ "Phấn hoa bay" được viết, 25 năm tập thơ trùng trên được xuất bản và 15 năm được trao giải thưởng. Nhân dịp Xuân mới, phấn hoa bay vàng óng và thơm lành khắp mọi miền Tổ quốc, tôi mong được bạn đọc san sẻ niềm vui.

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Hai họa sỹ cự phách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cầm cọ của tôi, một là người Việt – Nam Sơn Hoạ gia - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) và hai là Tề Bạch Thạch (1864 - 1957), tên thật là Tề Thuần Chi, một Danh họa, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu,

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Những ngày ở Vinpearl Phú Quốc tham gia tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi thường cùng nhà báo Hồng Vĩnh dậy sớm đón minh ló rạng từ phía biển xa, nhấp nhô trên những con sóng xanh vỗ về đảo ngọc. Các thí sinh sẽ cùng ca sĩ Tạ Minh Tâm lên tàu ra đảo Đồi Mồi, một hòn nhỏ gần Phú Quốc để thực hiện cảnh quay trong MV “Tổ quốc gọi tên mình”. Đã nhiều ngày qua, ca sĩ Tạ Minh T

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, Đền An Xá - ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần tiên - như một chốn yên bình để du khách tìm về với lịch sử Đạo giáo, Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi bảo tồn và gìn giữ hoàn ch