Nhà vệ sinh trường học sạch bong nhưng trẻ vẫn không muốn đi đại tiện, giáo viên sẽ không nói nhưng phụ huynh cần biết lý do

Trước khi trẻ bước vào môi trường tập thể, bố mẹ nên rèn luyện khả năng tự chăm sóc, đặc biệt trong vấn đề vệ sinh.

Gia đình chị A Liên sống tại Thượng Hải, Trung Quốc, chị kể rằng trong tuần đầu tiên cô con gái 4 tuổi Tinh Tinh đến trường, hầu hết thời gian này đều bị ốm. Vợ chồng chị lo lắng, vội đưa con gái đến bệnh viện để thăm khám, các bác sĩ cho biết cô bé gặp vấn đề về táo bón, do nhịn đi tiêu lâu.

Chị A Liên cho biết, con gái chưa bao giờ gặp tình trạng này, thời gian ở nhà đều rất dễ đi vệ sinh, nhưng vừa đến trường mẫu giáo là nó đã kìm nén.

Sau khi câu chuyện được phản ánh trên một diễn đàn về gia đình, nhiều phụ huynh khác cho biết con mình cũng gặp phải tình trạng khó đi tiêu ở trường mẫu giáo, số khác tỏ ra lo lắng khi con bước vào kỳ học mới.

Thực tế, việc trẻ không đi đại tiện ở trường mẫu giáo là một hiện tượng phổ biến, theo báo cáo của một tài liệu nghiên cứu cho thấy cho thấy có tới 80% trẻ em không muốn đi đại tiện ở trường. Điều này không phải trẻ bướng bỉnh hay nghịch ngợm, mà nguyên nhân thực sự rất thực tế. 

Nhà vệ sinh trường học sạch bong nhưng trẻ vẫn không muốn đi đại tiện, giáo viên sẽ không nói nhưng phụ huynh cần biết lý do - 1

Vì sao nhiều trẻ khó đi tiêu ở trường mẫu giáo?

Khả năng tự chăm sóc không đủ

Trẻ vẫn còn nhỏ và chưa thể thực hiện tốt các động tác tay tinh tế để tự vệ sinh và làm sạch.

Trong môi trường gia đình, trẻ vẫn có thể dựa vào sự giúp đỡ của bố mẹ để thực hiện các hoạt động hàng ngày như tắm rửa, đánh răng và làm sạch cơ thể.

Tuy nhiên, khi đến trường mẫu giáo, trẻ có thể trở nên lo lắng vì khả năng tự chăm sóc bản thân chưa tốt. Điều này có thể làm tăng áp lực và căng thẳng, đặc biệt là khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển khả năng tự nhận thức.

Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ hoặc tự ti khi nhờ giáo viên hay nhân viên trường giúp đỡ trong việc vệ sinh cá nhân. Trẻ có thể sợ bị coi là "không đủ lớn" hoặc "không đủ độc lập". Từ đó ảnh hưởng đến tự tin và tâm lý tự nhận thức.

Nhà vệ sinh trường học sạch bong nhưng trẻ vẫn không muốn đi đại tiện, giáo viên sẽ không nói nhưng phụ huynh cần biết lý do - 2

Giáo viên ở trường mẫu giáo phải hướng dẫn cho nhiều trẻ cùng một lúc.

Chưa thích nghi được với môi trường

Điều này chủ yếu được phản ánh ở hai khía cạnh.

Một mặt, cách bố trí nhà vệ sinh ở trường mẫu giáo khác với ở nhà.

Nhìn chung, nhà vệ sinh ở các trường mẫu giáo được nối thành hàng, sự riêng tư không tốt bằng ở nhà, đây là một thách thức lớn đối với trẻ đã quen với việc sử dụng nhà vệ sinh nhỏ độc lập ở nhà.

Mặt khác, nhịp điệu ở trường mẫu giáo khác với ở nhà.

Ở nhà, hầu hết mọi người trong gia đình đều quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của trẻ. Trong khi đó, điều này không xảy ra ở trường mẫu giáo, nơi có nhiều trẻ em và nhịp độ nhanh, mọi thứ đều phải bắt đầu từ tập thể, trẻ cần phải xếp hàng và chú ý trật tự.

Bằng cách này, thời gian thực sự được phân bổ cho mỗi đứa trẻ là rất hạn chế, nếu trẻ không tự mình làm tốt có thể không theo kịp tiến độ của các bạn khác. 

Ngại bày tỏ

Một số trẻ có tính cách nhút nhát và nhạy cảm, trong tiềm thức đại tiện có thể là một điều xấu. Vì vậy, dù có mong muốn đi vệ sinh nhưng trẻ vẫn chọn cách kiềm nén.

Trong khi đó, nhiều phụ huynh có xu hướng chăm sóc con quá tỉ mỉ, có thể biết được nhu cầu của trẻ từ ánh mắt và cử động, nên thường nhắc nhở trẻ uống nước hay đi vệ sinh kịp lúc.

Tuy nhiên, ở một trường mẫu giáo, một giáo viên phải chăm sóc hơn 10 trẻ, nếu trẻ không chủ động lên tiếng thì giáo viên không thể lo hết mọi việc. 

Nhà vệ sinh trường học sạch bong nhưng trẻ vẫn không muốn đi đại tiện, giáo viên sẽ không nói nhưng phụ huynh cần biết lý do - 3

Một số trẻ có tính cách nhút nhát và nhạy cảm nên ngại bày tỏ nhu cầu.

Nhà vệ sinh trường học sạch bong nhưng trẻ vẫn không muốn đi đại tiện, giáo viên sẽ không nói nhưng phụ huynh cần biết lý do - 4

Cách bố mẹ hướng dẫn con chủ động đi vệ sinh ở trường mẫu giáo

Cải thiện khả năng tự chăm sóc

Trước khi trẻ nhập học mẫu giáo, bố mẹ nên dạy và rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân, đặc biệt là các hoạt động hàng ngày như ăn, mặc, rửa tay và đi vệ sinh. Điều này giúp trẻ có sự chuẩn bị tốt hơn và tự tin hơn khi đến trường.

Trong quá trình dạy rèn luyện, bố mẹ nên tạo ra một môi trường an toàn và thân thiện. Hãy bắt đầu bằng cách giải thích và hướng dẫn trẻ về các hoạt động hàng ngày.

Ví dụ, bố mẹ có thể giảng dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, nên chia sẻ với trẻ về tầm quan trọng của việc duy trì vệ sinh cá nhân để giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Nhà vệ sinh trường học sạch bong nhưng trẻ vẫn không muốn đi đại tiện, giáo viên sẽ không nói nhưng phụ huynh cần biết lý do - 5

Bố mẹ có thể sử dụng búp bê, đồ chơi quen thuộc để hướng dẫn trẻ về vấn đề đại tiện.

Bố mẹ cũng có thể tạo ra các hoạt động mô phỏng tại nhà để trẻ thực hành các kỹ năng vệ sinh. Ví dụ, có thể dùng búp bê để trẻ học cách mặc áo, cách chải đầu, hoặc sử dụng bồn cầu mini để trẻ làm quen với việc đi vệ sinh đúng cách. Những hoạt động này giúp trẻ nắm bắt được các bước cơ bản và tăng cường khả năng tự chăm sóc bản thân.

Ngoài ra, bố mẹ nên khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân một cách độc lập. Hãy tạo điều kiện cho trẻ tự mặc áo, tự đánh răng, tự đi vệ sinh dưới sự giám sát và hỗ trợ nhẹ nhàng. Từ đó, giúp trẻ phát triển kỹ năng tự lập, tăng cường lòng tự tin.

Thích nghi với môi trường trước

Trường mầm non là môi trường tập thể đầu tiên mà trẻ tiếp xúc sau khi rời nhà, và ngay cả người lớn cũng cần thời gian để thích nghi từ từ khi bước vào một môi trường xa lạ. Để giúp trẻ thích nghi càng sớm càng tốt và tránh việc nhịn ị, nếu có thời gian, bố mẹ nên xem xét đưa con đi thăm trường mẫu giáo trước và giải thích về cuộc sống ở đây.

Bố mẹ có thể liên hệ với trường mẫu giáo và xin phép được thăm quan cùng con, để trẻ có cơ hội khám phá không gian mới và nhìn thấy các hoạt động diễn ra hàng ngày.

Bố mẹ có thể giải thích cho trẻ về các hoạt động như chơi cùng bạn bè, học tập, và cách thức tổ chức thời gian. Bố mẹ cũng nên tạo cơ hội cho trẻ gặp gỡ, giao tiếp với bạn bè trong môi trường mẫu giáo. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng các tư liệu để giải thích như sách, tranh ảnh hoặc video về các hoạt động trong trường mẫu giáo như học chơi, hát, múa, làm đồ thủ công...

Nhà vệ sinh trường học sạch bong nhưng trẻ vẫn không muốn đi đại tiện, giáo viên sẽ không nói nhưng phụ huynh cần biết lý do - 6

Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ học cách tự chăm sóc bản thân ở nhà trước.

Hiểu đúng về đại tiện

Bố mẹ nên giải thích một cách chi tiết và dễ hiểu để trẻ nhận ra việc đại tiện ở trường mẫu giáo cũng giống như ở nhà. Hành động này không khác gì nói chuyện, ăn uống hay rửa tay, đều là những hành vi bình thường và không gây gánh nặng tinh thần.

Bố mẹ có thể giải thích cho trẻ biết rằng ở trường mẫu giáo, có những phòng vệ sinh riêng biệt và được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 

Thực tế, bố mẹ có thể bảo vệ con mình trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng không thể bảo vệ con mãi mãi. Thay vì để trẻ gặp trở ngại và phải tự tìm hiểu sau khi nhập học mẫu giáo, tốt hơn hết là hãy dạy cho trẻ cách sống trong môi trường mẫu giáo ngay từ bây giờ. Bằng cách này, trẻ sẽ thực sự trở nên tự tin, thoải mái hơn khi đến trường, và bố mẹ cũng sẽ yên tâm hơn.

Nhà vệ sinh trường học sạch bong nhưng trẻ vẫn không muốn đi đại tiện, giáo viên sẽ không nói nhưng phụ huynh cần biết lý do - 7

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chính trường Nhật Bản chao đảo, đồng yên bất ngờ tăng vọt

Chính trường Nhật Bản chao đảo, đồng yên bất ngờ tăng vọt

Đồng yên Nhật tăng nhẹ sau khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba thất bại trong việc giữ thế đa số tại Thượng viện. Kết quả bầu cử gây ra lo ngại về sự bất ổn chính trị, làm dấy lên nghi ngờ về tương lai của các cuộc đàm phán thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ.

Tìm hướng đi mới cho văn học cách mạng Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Tìm hướng đi mới cho văn học cách mạng Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập và phát triển, vấn đề giao lưu, tiếp biến văn hóa đang từng bước làm thay đổi thị hiếu và nhận thức của một bộ phận xã hội. Đối với văn học Việt Nam, sự đổi mới và cách tân nghệ thuật cũng đã tác động không nhỏ đến dòng văn học truyền thống, trong đó, văn học về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng - dòng văn học một t

Tháng bảy ở công trường thi công đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên (Phú Thọ)

Tháng bảy ở công trường thi công đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên (Phú Thọ)

Chiếc xe Honda cũ do một anh công nhân Công ty TNHH Xây lắp điện 4 chở tôi phải dừng ngay dưới chân dốc để lùi về số và lấy đà vượt lên. Con đường đất đỏ tung bụi mù mịt phủ kín chiếc xe đi trước. Anh công nhân kể với tôi, hàng ngày các anh phải đi lên đi xuống mấy lần như thế. Ngày nắng thì đường bụi, ngày mưa thì tất cả phải cuốc bộ. Các anh đã mấy tháng nay ăn, ngủ tại

Đỗ Quảng với cảm hứng thơ hòa hợp dân tộc

Đỗ Quảng với cảm hứng thơ hòa hợp dân tộc

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt sinh thời đã từng phát biểu một cách rất chân thành và dạt dào xúc động. Rằng “Chiến thắng 30/4/1975 là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng phải trả giá bằng nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng vậy. Vì thế, một sự kiệ

Vai trò của các Chúa Trịnh với thương cảng Phố Hiến

Vai trò của các Chúa Trịnh với thương cảng Phố Hiến

Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, địa danh Phố Hiến vừa thân thương vừa thân thuộc trong trí nhớ mọi người. Phố Hiến từng là một thương cảng lớn sầm uất và quan trọng bậc nhất của xứ Đàng Ngoài (miền Bắc Việt Nam). Phố Hiến rất quan trọng với các thương đoàn từ khắp nơi trong khu vực và thế giới tới giao thương với Việt Nam. Một thương cảng lừng danh khác là Hội An,