Sinh nhật cháu nội tôi cho hẳn 10 triệu, con dâu đáp lại 5 từ làm tôi khóc ướt gối

Thật không ngờ sau khi tôi gửi tiền mừng sinh nhật cháu trai chưa bao lâu thì con dâu đã chuyển trả lại, kèm theo một câu khiến tôi đau lòng.

Vợ chồng tôi sinh được hai người con trai. Đứa lớn thì hiền lành, thật thà, ít nói nhưng biết cách quan tâm người khác. Từ nhỏ, sau khi tan học thằng bé đã biết giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa, nấu ăn, cắt cỏ bò,… Nói chung, thằng bé rất hiếu thảo và học lực cũng rất tốt.

Còn đứa út thì hoàn toàn trái ngược. Lúc mới sinh, sức khỏe của thằng bé yếu nên vợ chồng tôi cưng chiều hết mực, sau này cũng thành thói quen khó bỏ. Cũng chính vì được nuông chiều mà thằng bé chỉ biết chơi bời, quấy phá. Nhưng hiện tại cả hai đứa đều đã trưởng thành và lập gia đình cả rồi.

Cách đây một thời gian, tôi đột nhiên bị đau ruột thừa và phải nhập viện. Khi phẫu thuật, vợ chồng con trai cả đều đến, nhưng biết tôi đã qua cơn nguy kịch thì chúng nó liền rời đi ngay. Còn vợ chồng con trai út, tôi phẫu thuật xong vài tiếng mới thấy mặt chúng nó đến.

Đáng nói, cả 4 đứa con, gồm cả con trai lẫn con dâu, không đứa nào chăm sóc mẹ lúc nằm viện. Chồng tôi tuổi tác đã cao, sao có thể túc trực cả ngày lẫn đêm trong viện được chứ?

Sinh nhật cháu nội tôi cho hẳn 10 triệu, con dâu đáp lại 5 từ làm tôi khóc ướt gối - 1

Tôi nằm viện mà hai đứa con không ai vào chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Gọi điện cho con dâu út bảo vợ chồng nó vào viện chăm sóc mẹ thì con bảo gia đình bận đi du lịch, vé đã đặt từ trước rồi nên không nỡ bỏ. Bất lực, tôi đành gọi điện cho con dâu trưởng, nhưng con bé không kiêng nể mà nói thẳng:

- Khi con ở cữ, mẹ có chăm sóc con được ngày nào không? Lúc nào mẹ cũng chỉ biết đến vợ chồng chú. Lúc chồng con nằm viện, mẹ cũng chẳng thèm đếm xỉa, giúp đỡ. Mẹ thà dồn tiền mua xe cho con út còn hơn cho con vay tiền.

Tính mạng của chồng con lúc đó đang ngàn cân treo sợi tóc mà mẹ vẫn ngó lơ, vậy thử hỏi bây giờ mẹ có tư cách gì để nói con chăm sóc mẹ? Mẹ hãy gọi đứa con út mẹ luôn yêu thương qua mà chăm, vợ chồng con vào thăm mẹ thế là quý lắm rồi.

Tôi có thể hiểu tại sao con dâu cả lại nói như vậy, vì nó chẳng nói sai lời nào. Bao năm qua, tôi không giúp đỡ được gì cho vợ chồng nó cả, chúng nó oán trách cũng đúng thôi.

Nhưng vợ chồng con út thì khác, tôi dồn hết tiền tiết kiệm cho chúng nó xây nhà, mua xe. Lúc con dâu út sinh nở tôi cũng ở bên túc trực ngày đêm. Ấy vậy mà giờ tôi nằm viện, chúng nó lại không thèm chăm sóc người mẹ này. Nghĩ đến đây, lòng tôi chợt lạnh đi, cũng biết ai tốt ai xấu.

Sinh nhật cháu nội tôi cho hẳn 10 triệu, con dâu đáp lại 5 từ làm tôi khóc ướt gối - 2

Gọi điện cho con dâu cả bảo vào chăm sóc tôi, nó từ chối thẳng thừng. (Ảnh minh họa)

Nằm viện được 3 ngày, lướt mạng xã hội thấy con dâu cả đăng ảnh sinh nhật cháu trai, lúc này tôi mới nhớ ra ngày sinh nhật của cháu. Tôi liền mạnh tay gửi cho con dâu 10 triệu để mừng sinh nhật cháu, không quên gửi lời chúc.

Thực ra, mừng sinh nhật cháu là phụ, muốn con dâu cả nhìn thấy số tiền này mà mềm lòng, tha thứ cho vợ chồng tôi mới là chính. Bởi lúc nguy hiểm, vợ chồng nó vẫn lao vào viện ngay với tôi, chứng tỏ trong lòng chúng vẫn có người mẹ này. Cho nên nhân sinh nhật cháu, tôi mới mừng khoản tiền lớn như vậy mong con dâu cả xí xóa chuyện xưa cũ.

Nhưng điều tôi không ngờ là một lúc sau, con dâu cả lại chuyển tiền lại cho tôi, rồi nhắn vỏn vẹn 5 chữ: “Con không cần, cảm ơn”.

Khi nhìn thấy 5 từ này, lòng tôi như bị dao cứa, nó đã hoàn toàn vẽ nên ranh giới giữa tôi và con dâu cả. Đến lúc này tôi mới nhận ra mình đã làm tổn thương con dâu cả quá nhiều, có lẽ con bé sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi. Lòng tôi đau thắt khi nghĩ đến cảnh chỉ có hai vợ chồng già bấu víu vào nhau, ốm đau không được các con thăm nom. Tôi phải làm sao để được vợ chồng con trai cả tha thứ đây?

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt

Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt

Buổi tọa đàm “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” xoay quanh chuyến hành trình sáng tạo và phát triển, phổ biến của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt, kể từ khi giáo sĩ Alexandre de Rhodes lần đầu đặt chân tới Việt Nam vào 400 năm trước (1624-2024) và giá trị của các loại văn tự được ghi nhận trong những thăng trầm của lịch sử Việt Nam.