Sự kỳ diệu khi trẻ được bố chăm sóc từ nhỏ, cả IQ và EQ tăng đều
Bố thường khá năng động và có thể kích thích não bộ của trẻ nhiều hơn trong giai đoạn vàng phát triển não bộ.
Hầu hết trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cần sự gắn bó và chăm sóc của mẹ. Tuy nhiên, theo góc nhìn từ chuyên gia, việc bố hoặc mẹ chăm sóc trẻ sẽ tác động đến não bộ theo cách khác nhau.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi các ông bố chăm sóc con, não bộ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn, trí thông minh cũng sẽ có lợi hơn.
Vì vậy, chuyên gia khuyến khích người bố nên dành nhiều thời gian hơn cho con để bảo vệ sự tăng trưởng và phát triển. Cụ thể những đứa trẻ gắn bó với bố thường có những lợi thế sau.
Bộ não hoạt động nhanh nhẹn hơn
Theo bản năng, bố thường khá năng động và có thể kích thích não bộ của trẻ nhiều hơn trong giai đoạn vàng phát triển não bộ. Sự năng động và tính cách vui vẻ của bố mang lại những giây phút thú vị, tạo ra những cơ hội quý giá để trẻ khám phá thế giới xung quanh.
Các nghiên cứu đã phát hiện, trẻ được bố nuôi dưỡng thường có tính cách năng động, não bộ hoạt động nhanh nhẹn và thông minh hơn. Khi bố tham gia vào các hoạt động như chơi đùa, thể thao, thậm chí là các trò chơi trí tuệ, trẻ học hỏi từ những trải nghiệm này, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.
Sự hiện diện của bố giúp trẻ phát triển cảm giác tự tin và khả năng giao tiếp, đồng thời khuyến khích trẻ thể hiện bản thân một cách tự do. Những khoảnh khắc vui vẻ và tương tác tích cực giữa bố và con thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, góp phần xây dựng mối quan hệ gia đình gắn bó bền chặt.
Bố thường khá năng động và có thể kích thích não bộ của trẻ.
Khả năng tự nhận thức cao hơn
Việc chăm sóc trẻ nhỏ mang tính thử thách và mạo hiểm hơn đối với một người bố. Và trẻ lớn lên trong trạng thái như vậy sẽ có lợi cho quá trình phát triển nhận thức. Trẻ càng được tiếp xúc, thử nghiệm và khám phá nhiều thì khả năng nhận thức cao một cách tự nhiên. Những trải nghiệm đa dạng này kích thích sự tò mò.
Nhận thức cao hơn cũng sẽ nâng cao trí thông minh của trẻ. Các hoạt động như chơi thể thao, tham gia vào các trò chơi sáng tạo hay khám phá thiên nhiên giúp não bộ trẻ hoạt động tích cực hơn, từ đó hình thành những kết nối thần kinh mới.
Do đó, trẻ được bố nuôi dưỡng thường có trí thông minh cao hơn, vì thường được khuyến khích thử thách trải nghiệm mới.
Tuy nhiên, sự cân bằng giữa việc bảo vệ và khuyến khích trẻ thử nghiệm là rất cần thiết. Bố mẹ nên cùng nhau tạo ra một môi trường an toàn nhưng cũng đầy thử thách, nơi trẻ phát triển toàn diện. Khi cả bố và mẹ đều tham gia vào quá trình nuôi dạy, trẻ sẽ có cơ hội học hỏi từ cả hai phong cách nuôi dưỡng, từ đó hình thành nên những kỹ năng sống cần thiết.
Việc chăm sóc trẻ nhỏ mang tính thử thách và mạo hiểm hơn đối với một người bố.
Cả IQ và EQ cũng sẽ cao hơn
Trong quá trình phát triển, chỉ số IQ và EQ của trẻ đều đóng vai trò quan trọng. IQ (chỉ số thông minh) giúp trẻ phân tích và giải quyết vấn đề, trong khi EQ (trí tuệ cảm xúc) lại liên quan đến khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân cũng như của người khác. Nếu trẻ được bố nuôi dưỡng, có thể bắt chước cách diễn đạt và tổ chức ngôn ngữ của bố, điều này sẽ giúp ích cho trí tuệ cảm xúc.
Khi bố tương tác với trẻ qua các cuộc trò chuyện hàng ngày, sẽ học được cách thể hiện cảm xúc và giao tiếp hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy rằng, được bố tích cực chăm sóc trẻ thường có khả năng giao tiếp tốt hơn, biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên.
Ngoài ra, việc các ông bố chăm sóc con cái còn mang lại nhiều lợi ích khác. Khi bố tham gia vào các hoạt động hàng ngày như chơi đùa, đọc sách hay thậm chí là làm việc nhà, trẻ cảm thấy gắn bó hơn, học được những bài học quý giá về trách nhiệm và sự hợp tác. Những hoạt động này giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và khả năng làm việc nhóm, điều này rất cần thiết trong cuộc sống sau này.
Khi bố tương tác với trẻ qua các cuộc trò chuyện hàng ngày, sẽ học được cách thể hiện cảm xúc và giao tiếp hiệu quả.
Các ông bố cũng thường có phong cách nuôi dạy năng động và sáng tạo, điều này kích thích sự tò mò và khám phá ở trẻ. Sự khuyến khích từ bố giúp trẻ tự tin hơn khi thử nghiệm và đối mặt với thử thách. Những trải nghiệm này nâng cao trí tuệ cảm xúc, rèn luyện khả năng tư duy phản biện, điều này rất cần thiết trong việc phát triển trí thông minh.
Vì vậy, bố nên nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ trong thời gian rảnh rỗi hàng ngày, quan tâm và yêu thương nhiều hơn, đồng thời bảo vệ sự tăng trưởng và phát triển.
Hãy tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ bên nhau, từ những buổi đi dạo, chơi thể thao đến những buổi tối cùng đọc sách hoặc xem phim. Những kỷ niệm này giúp xây dựng mối quan hệ gắn bó, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc khuyến khích sự tương tác và giao tiếp giữa bố và con, mang lại lợi ích cho trẻ, giúp bố cảm thấy gần gũi và kết nối hơn với con cái.
Vì vậy, sự hiện diện của bố trong cuộc sống của trẻ là vô giá. Những nỗ lực này sẽ gieo mầm cho một tương lai tươi sáng hơn, nơi trẻ phát triển về mặt trí tuệ, học hỏi để trở thành người tự tin, trách nhiệm, yêu thương.
Bình luận