Thai phụ đi siêu âm ở tuần 23, kết quả khiến bác sĩ "toát mồ hôi", phải phẫu thuật gấp
Kết quả siêu âm khiến bác sĩ cảm thấy lo lắng cho cả hai mẹ con sản phụ.
Với bất kỳ bà bầu nào cũng đều mong muốn có một thai kỳ suôn sẻ, thuận lợi để con yêu chào đời an toàn. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng may mắn được như vậy.
Mới đây, Tô Nghị, một bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng ở Trung Quốc đã chia sẻ về trường hợp đặc biệt của thai phụ mà khiến anh phải "thót tim". Bài viết của bác sĩ Tô Nghị hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Theo đó, một thai phụ 23 tuần đã đến phòng khám của anh để siêu âm. Tuy nhiên, kết quả siêu âm khiến bác sĩ này "toát mồ hôi hột". Bởi vì cổ tử cung của sản phụ này rất ngắn so với bình thường. Nếu không xử lý ngay, nước ối của sản phụ có khả năng bị vỡ và sẽ sinh non trong vòng 1 - 2 tuần tới. Sau khi tham khảo ý kiến của gia đình, mẹ bầu quyết định tiến hành phẫu thuật khâu eo cổ tử cung để giữ thai nhi.
Kết quả siêu âm của sản phụ làm bác sĩ lo lắng.
Bác sĩ nhanh chóng tiến hành ca phẫu thuật và một tuần sau đó, cổ tử cung của người mẹ đã ở trạng thái bình thường. Cô đã có thể tiếp tục hành trình làm mẹ của mình, dưỡng thai để chờ đến ngày con yêu chào đời.
Sau khi bài viết của bác sĩ Tô Nghị được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút 7.400 lượt thích. Nhiều người đã khen ngợi tay nghề và trình độ chuyên môn cao của bác sĩ nổi tiếng này. Một số bình luận của cộng đồng mạng: "Bác sĩ đúng là vị cứu tính của các bà mẹ mang thai"; "Bác sĩ khiến mọi người cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn"; "Việc làm của bác sĩ đã cứu được một mạng sống nhỏ bé"...
Những điều lưu ý cho mẹ bầu có cổ tử cung ngắn
Một nghiên cứu chỉ ra rằng: Phụ nữ có chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 25mm ở khoảng tuần thứ 24 sẽ có nguy cơ sinh non trước 35 tuần tuổi gấp 6 lần so với phụ nữ có chiều dài cổ tử cung hơn 40mm. Chỉ có 2% phụ nữ trong thời gian thai kỳ có chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 15mm, nhưng lại có đến 60% trong số họ sẽ sinh non trước 28 tuần tuổi và 90% sinh non trước 32 tuần tuổi.
Việc có cổ tử cung ngắn rất dễ dẫn đến tình trạng sinh non. Ảnh minh họa.
- Tình trạng cổ tử cung ngắn thường gặp ở các sản phụ đã từng sinh non trước đây; mang thai nhiều lần; có bầu ở độ tuổi đã cao; thiếu chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng kém...
- Khi bị cổ tử cung ngắn, thai phụ cần tránh làm việc nặng; hạn chế đi lại, vận động nhiều; bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể...
- Phương pháp điều trị phổ biến đó là khâu vòng eo tử cung. Đây là thủ thuật sử dụng chỉ khâu để giúp thu hẹp lại cổ tử cung khi mang thai ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn. Tuy nhiên, khâu vòng cổ tử cung không phải phù hợp với tất cả mọi người. Sản phụ cần phải được bác sĩ khám và cân nhắc điều trị một cách toàn diện.
Khi thai đủ tháng, khoảng tuần 37 - 38, thủ thuật cắt chỉ khâu vòng eo tử cung sẽ được thực hiện để sản phụ có thể chuyển dạ đẻ đường âm đạo như sinh lý bình thường.
Bình luận