Trẻ bị mắng vẫn "bám mẹ", nguyên nhân không chỉ tâm lý mà còn liên quan phát triển não bộ

Các chuyên gia giải thích vì sao trẻ thường "bám mẹ" hơn ngay cả khi bị quát mắng.

Việc trẻ muốn ôm mẹ sau khi bị quát mắng không chỉ là một hành động tự nhiên, mà còn phản ánh sâu sắc tâm lý, hành vi và cả quá trình phát triển não bộ của trẻ. Đây là một phần trong việc hình thành sự gắn bó giữa bố mẹ và con, đồng thời biểu hiện nhu cầu cơ bản về tình yêu thương và an toàn.

Bố mẹ nên đón nhận những khoảnh khắc này với sự thấu hiểu, để giúp trẻ vượt qua cảm giác tội lỗi và phát triển theo hướng tích cực. 

Cái ôm có thể là một bước khởi đầu cho sự tha thứ, học hỏi và phát triển tình cảm giữa bố mẹ và con. Trong những thời điểm như vậy, trẻ tìm kiếm sự an ủi, kết nối lại. Các chuyên gia cũng giải thích hành vi này dưới góc độ khoa học.

Trẻ bị mắng vẫn "bám mẹ", nguyên nhân không chỉ tâm lý mà còn liên quan phát triển não bộ - 1

Trẻ bị mắng vẫn "bám mẹ", nguyên nhân không chỉ tâm lý mà còn liên quan phát triển não bộ - 2

Vì sao trẻ muốn ôm mẹ sau khi bị quát mắng?

Năm 1969, nhà tâm lý học Bowlby đã đề xuất một khái niệm chữa lành siêu việt - Một căn cứ an toàn.

Nghĩa là, trẻ nhỏ hình thành mối quan hệ gắn bó với người chăm sóc, xem đây là nơi trú ẩn an toàn. Khi trẻ vui chơi bên ngoài, bị ngã, trở nên lo lắng, thất bại, cảm thấy cô đơn hoặc bị choáng ngợp bởi những thách thức, bé có thể quay trở lại nơi này để tìm kiếm sự thoải mái và có thêm động lực.

Khi dịch sang ngôn ngữ người lớn, điều này có nghĩa là khi trẻ biết rằng, bố mẹ luôn chấp nhận sự yếu đuối đó, trẻ mới dám khám phá thế giới với sự an tâm.

Nếu trẻ đến gần và yêu cầu mẹ ôm ngay sau khi mẹ hét xong, điều đó là một chiến lược do các loài tiến hóa phát triển - xét cho cùng, nếu đàn con muốn sống sót, phải dụ dỗ người chăm sóc trước.

Trẻ bị mắng vẫn "bám mẹ", nguyên nhân không chỉ tâm lý mà còn liên quan phát triển não bộ - 3

Các chuyên gia ví mối quan hệ bố mẹ - con cái giống như một sợi dây cao su. Khi bố mẹ đối xử tệ với con, sợi dây cao su này sẽ giãn ra, và bé sẽ quay lại hôn bạn, theo bản năng "bật lại" để xác nhận mối liên hệ, xem mẹ còn yêu con không. Và trẻ càng nhỏ, càng phản ứng nhanh hơn với điều này. 

Về lý do tại sao trẻ không "giữ mối hận thù", đó là vì não chưa phát triển đầy đủ, chương trình nền của não không thể thực hiện các chỉ dẫn khác nhau như mong đợi.

Thùy trán chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, tự chủ và giao tiếp, nhưng thùy trán của trẻ lúc này giống như một ngôi nhà thô sơ, chỉ được hoàn thiện ở tuổi 25. Khi trẻ bị la mắng, não bé sẽ kích hoạt báo động. Nhưng sau khi báo động được gỡ bỏ, não sẽ nhanh chóng "xí xóa", tự chuyển lại về chế độ vui vẻ và thư giãn.

Trẻ bị mắng vẫn "bám mẹ", nguyên nhân không chỉ tâm lý mà còn liên quan phát triển não bộ - 4

Bố mẹ nên làm gì nhằm tạo cảm giác an toàn cho con sau khi quát mắng?

Một nghiên cứu khác của Đại học Cambridge phát hiện ra rằng, trẻ em từng trải qua xung đột ở mức độ vừa phải trong môi trường an toàn có khả năng điều chỉnh cảm xúc cao hơn 23% sau 7 tuổi, so với trẻ em chưa từng trải qua xung đột.

Trẻ em không phải là thủy tinh mà là đất sét. Đôi khi thay đổi hình dạng và sau đó được định hình lại. Theo các chuyên gia, thỉnh thoảng khi trẻ làm sai mẹ nên quát mắng để nhắc nhở, sau đó vẫn yêu thương và giúp con hiểu ra vấn đề, mối quan hệ sẽ ngày càng bền chặt.

Trẻ bị mắng vẫn "bám mẹ", nguyên nhân không chỉ tâm lý mà còn liên quan phát triển não bộ - 5

Nguồn ảnh: Pinterest.

Nhấn nút "Làm mát"

Nếu trẻ có ánh mắt đờ đẫn hoặc mút ngón tay một cách điên cuồng, điều đó có nghĩa là trẻ đang bối rối vì bị quát mắng mắng. Lúc này, bố mẹ nên kích hoạt nút "làm mát", cho trẻ biết rằng bố mẹ luôn yêu thương con, việc quát mắng với mong muốn trẻ nhận ra lỗi và sửa sai. 

Sửa chữa mối quan hệ

Hãy trò chuyện thân mật, gần gũi với trẻ, vì đây là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững và đáng tin cậy.

Những cuộc trò chuyện này giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, quan tâm cũng như tạo ra không gian an toàn để trẻ tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và những lo lắng.

Dạy trẻ sửa sai sau đó

Sau khi tâm trạng trẻ trở về trạng thái ổn định, hãy giải thích nguyên nhân của sai lầm đó. Nói rõ cho trẻ biết hành động nào đã dẫn đến kết quả không mong muốn và tại sao điều đó là sai. Điều này giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc làm đúng.

Trẻ bị mắng vẫn "bám mẹ", nguyên nhân không chỉ tâm lý mà còn liên quan phát triển não bộ - 6

Khuyến khích trẻ thừa nhận lỗi lầm, nhằm phát triển tính tự giác và tinh thần trách nhiệm.

Bằng cách quan sát cách bố mẹ xử lý xung đột, trẻ sẽ dần học cách làm dịu cảm xúc (chẳng hạn như bắt chước mẹ hít thở sâu) và cách hàn gắn mối quan hệ tốt hơn (xin lỗi không phải là dấu hiệu của sự thất bại, mà là biểu hiện của lòng dũng cảm).

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngày xuân nghĩ về nét hào hoa thanh lịch của người kinh đô xưa

Ngày xuân nghĩ về nét hào hoa thanh lịch của người kinh đô xưa

Không biết tự bao giờ đã truyền tụng những câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An”. Từ lâu người dân Thăng Long - Hà Nội chẳng cần biết câu ca của ai mà mặc nhiên coi như nói về phẩm hạnh của mình, khẳng định, ngợi ca sự hào hoa, thanh lịch của người Kinh đô với niềm tự hào chính đáng. Vậy “người Tràng An” là người ở đâu mà trở thành