Trẻ hỏi “Tại sao mẹ không cho con chơi điện thoại?” đừng vội nói ''Hại mắt lắm", chuyên gia gợi ý câu trả lời đúng

Trẻ muốn xem điện thoại là một vấn đề phổ biến, nhưng cách bố mẹ phản ứng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc trẻ sử dụng điện thoại đã trở nên phổ biến và gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi trẻ dùng điện thoại quá nhiều, điều này có thể dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng, như ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, giảm khả năng giao tiếp xã hội và gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Trẻ có thể trở nên phụ thuộc vào màn hình, dẫn đến việc bỏ qua các hoạt động thể chất và sáng tạo.

Nhiều phụ huynh cảm thấy cần thiết phải ngăn cản việc sử dụng điện thoại, nhưng cũng lúng túng không biết nên quản lý ra sao để vừa bảo vệ trẻ, vừa không làm tổn thương mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Trẻ hỏi “Tại sao mẹ không cho con chơi điện thoại?” đừng vội nói ''Hại mắt lắm", chuyên gia gợi ý câu trả lời đúng - 1

Ảnh minh họa.

Sự thiếu hụt thông tin và những lo ngại về tác động của công nghệ khiến bố mẹ cảm thấy bối rối trong việc đưa ra quyết định hợp lý. Do đó, tìm ra cách tiếp cận hiệu quả giúp trẻ sử dụng công nghệ thông minh, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Vì vậy, khi trẻ hỏi “Mẹ ơi, sao mẹ không cho con chơi điện thoại?” cách bố mẹ phản ứng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ.

Nếu phụ huynh chỉ đơn thuần cấm đoán mà không giải thích rõ ràng lý do, trẻ có thể cảm thấy bị áp đặt và dẫn đến sự phản kháng hoặc thậm chí là sự tò mò thái quá về điện thoại. 

Thay vì tạo ra một ranh giới cứng nhắc, bố mẹ có thể tham khảo những cách phản hồi khác, nhằm nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp trong gia đình.

Trẻ hỏi “Tại sao mẹ không cho con chơi điện thoại?” đừng vội nói ''Hại mắt lắm", chuyên gia gợi ý câu trả lời đúng - 2

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi.

Trẻ hỏi “Tại sao mẹ không cho con chơi điện thoại?” đừng vội nói ''Hại mắt lắm", chuyên gia gợi ý câu trả lời đúng - 3

Bố mẹ từ chối thẳng "Không được xem, hại mắt lắm!" sẽ gây ra hiệu ứng gì với trẻ? 

Khi một đứa trẻ ngây thơ hỏi: “Mẹ ơi, sao mẹ không cho con chơi điện thoại?”, đó không chỉ là một câu hỏi đơn thuần mà còn là cơ hội để bố mẹ kết nối, hướng dẫn và đồng hành cùng con trong quá trình lớn lên và hình thành thói quen lành mạnh.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh, vì lo lắng hoặc bận rộn, thường phản xạ trả lời bằng một mệnh lệnh dứt khoát như: “Không được xem, hại mắt lắm!” hoặc “Không hỏi nữa, mẹ đã nói là không!”. Dù xuất phát từ ý định bảo vệ con, nhưng cách phản hồi như vậy lại có thể gây ra những tác động không mong muốn về mặt tâm lý và hành vi ở trẻ nhỏ.

Thứ nhất, việc từ chối thẳng thừng mà không đi kèm sự giải thích dễ khiến trẻ cảm thấy bị bác bỏ cảm xúc và nhu cầu cá nhân. Trẻ chưa đủ khả năng lý giải những nguy cơ lâu dài như tổn thương mắt, ảnh hưởng não bộ hay thói quen phụ thuộc vào thiết bị, nên khi chỉ nhận được câu trả lời “cấm” ngắn gọn, trẻ dễ hiểu lầm rằng mong muốn của mình là sai trái hoặc không được tôn trọng.

Điều này lâu dần có thể làm suy giảm sự tin tưởng của trẻ vào bố mẹ và hình thành cảm giác bị kiểm soát quá mức.Thứ hai, cách cấm đoán tuyệt đối mà không có không gian đối thoại cũng làm mất đi cơ hội dạy trẻ kỹ năng tự điều chỉnh – một trong những kỹ năng nền tảng để trẻ phát triển lành mạnh.

Thay vì học cách phân bổ thời gian hợp lý, lựa chọn nội dung phù hợp và điều tiết cảm xúc khi không được thỏa mãn, trẻ có thể phản ứng bằng sự chống đối, giận dỗi hoặc lén lút sử dụng điện thoại khi không có sự giám sát. Khi hành vi này lặp lại, trẻ dần học cách “qua mặt” người lớn thay vì hợp tác với họ.

Thứ ba, việc áp dụng lệnh cấm không linh hoạt khiến bố mẹ dễ rơi vào vai trò của “người ngăn cản niềm vui”, từ đó tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ với con cái.

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phổ biến, trẻ em không chỉ tò mò mà còn coi thiết bị như một phần không thể thiếu của đời sống học tập và giải trí. Nếu bố mẹ chỉ cấm mà không hướng dẫn cách sử dụng có trách nhiệm, trẻ có thể tìm kiếm sự hướng dẫn từ các nguồn không đáng tin cậy trên mạng, hoặc bị cuốn vào nội dung không phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ hỏi “Tại sao mẹ không cho con chơi điện thoại?” đừng vội nói ''Hại mắt lắm", chuyên gia gợi ý câu trả lời đúng - 4

Có nhận định cho rằng, nếu cấm trẻ dùng điện thoại mà không hướng dẫn, sự kìm nén ấy sẽ âm ỉ và bùng nổ vào một thời điểm khó kiểm soát, chuyên gia nghĩ sao về điều này? 

Nhận định cho rằng “nếu cấm trẻ dùng điện thoại mà không hướng dẫn, sự kìm nén ấy sẽ âm ỉ và bùng nổ vào một thời điểm khó kiểm soát” là hoàn toàn có cơ sở cả về mặt lý thuyết trong tâm lý học lẫn thực tiễn giáo dục trẻ em.

Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là những đối tượng đang trong quá trình hình thành và phát triển nhận thức, cảm xúc cũng như khả năng tự kiểm soát hành vi. Khi một nhu cầu mạnh mẽ như việc tiếp cận điện thoại – vốn gắn liền với niềm vui, sự tò mò, cảm giác kết nối – bị cấm đoán hoàn toàn mà không đi kèm sự giải thích hay định hướng, trẻ dễ rơi vào trạng thái bị ức chế tâm lý.

Sự kìm nén này, nếu kéo dài, có thể không bộc lộ ngay lập tức mà tích tụ âm ỉ theo thời gian. Trẻ sẽ cảm thấy nhu cầu của mình không được lắng nghe hoặc tôn trọng, từ đó sinh ra cảm giác bất mãn, bị kiểm soát hoặc thậm chí là phản kháng ngầm.

Khi có cơ hội, trẻ có thể tìm cách bù đắp cho sự thiếu hụt đó một cách quá đà: Như lén sử dụng điện thoại khi không có bố mẹ bên cạnh, thức khuya xem video, lạm dụng trò chơi điện tử, hoặc bộc phát cảm xúc tiêu cực khi bị ngăn cản.

Trong nhiều trường hợp, việc không được hướng dẫn cách sử dụng thiết bị đúng cách từ sớm còn có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng hơn, như lệ thuộc vào màn hình, giảm khả năng tương tác xã hội, mất tập trung trong học tập hoặc bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Vì vậy, thay vì cấm đoán tuyệt đối, điều quan trọng là bố mẹ cần đồng hành và hướng dẫn trẻ sử dụng thiết bị một cách có trách nhiệm. Việc này nên được thực hiện thông qua những nguyên tắc rõ ràng, linh hoạt và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bố mẹ có thể giải thích cho con hiểu rằng điện thoại có thể rất thú vị, nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt, giấc ngủ, việc học và cả cảm xúc.

Việc thỏa thuận về thời gian sử dụng, lựa chọn những nội dung lành mạnh, cùng con tham gia một số trò chơi hay chương trình bổ ích, và gợi ý các hoạt động thay thế (như đọc sách, vận động ngoài trời, vẽ tranh, chơi cùng bạn bè…) sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, được lựa chọn và cũng có trách nhiệm hơn với quyết định của bản thân.Tóm lại, việc kìm nén mà không định hướng giống như nén một bình khí – áp lực càng cao thì nguy cơ “vỡ tung” càng lớn.

Bố mẹ cần chuyển từ vai trò người giám sát sang người đồng hành, tạo ra môi trường giáo dục tích cực nơi trẻ được học cách kiểm soát hành vi thay vì chỉ bị kiểm soát. Đó chính là nền tảng quan trọng để trẻ lớn lên một cách lành mạnh, biết cân bằng giữa nhu cầu cá nhân và nguyên tắc chung, đặc biệt trong một thế giới công nghệ ngày càng phát triển.

Trẻ hỏi “Tại sao mẹ không cho con chơi điện thoại?” đừng vội nói ''Hại mắt lắm", chuyên gia gợi ý câu trả lời đúng - 5

"Mẹ ơi, sao mẹ không cho con chơi điện thoại?" bố mẹ nên trả lời thế nào cho "vẹn cả đôi đương"? 

Khi trẻ hỏi: “Mẹ ơi, sao mẹ không cho con chơi điện thoại?”, đây không chỉ là một câu hỏi đơn giản mà còn là lời mời bố mẹ bước vào thế giới cảm xúc và nhu cầu của trẻ.

Câu hỏi này hàm chứa sự tò mò, mong muốn được vui chơi, khám phá hoặc đơn giản là được kết nối với điều gì đó thú vị. Để trả lời sao cho “vẹn cả đôi đường” – tức là vừa tôn trọng cảm xúc của trẻ, vừa giữ được nguyên tắc mà bố mẹ đặt ra – cần đến một cách phản hồi vừa mềm mại, vừa rõ ràng, vừa đầy thấu cảm.

Thay vì trả lời bằng mệnh lệnh ngắn gọn kiểu “Không!”, bố mẹ nên bắt đầu bằng việc thừa nhận cảm xúc và nhu cầu của con, như: “Mẹ thấy con rất thích chơi điện thoại đúng không? Trò chơi đó chắc là rất vui!”.

Việc xác nhận cảm xúc giúp trẻ cảm thấy mình được lắng nghe, không bị bác bỏ hay xem nhẹ nhu cầu. Sau đó, bố mẹ có thể giải thích một cách cụ thể và nhẹ nhàng lý do vì sao cần hạn chế sử dụng thiết bị, chẳng hạn: “Nhưng nếu mình chơi lâu quá thì mắt sẽ mỏi, con sẽ khó ngủ và mai dậy đi học mệt lắm.”

Quan trọng hơn cả là bố mẹ cần đề xuất một giải pháp thay thế hoặc thỏa thuận hợp lý, ví dụ: “Con muốn chơi trong bao lâu thì hợp lý nè? Mình chơi 30 phút sau khi học bài xong nhé. Hết giờ, mẹ nhắc con cất điện thoại và tụi mình cùng chơi trò chơi khác hoặc đọc truyện nha.” Cách làm này vừa thiết lập được giới hạn rõ ràng, vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng tự điều chỉnh và học cách đàm phán, tuân thủ thỏa thuận.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể biến thời gian sử dụng thiết bị thành cơ hội kết nối: “Con đang chơi trò gì đó? Cho mẹ xem với!” – điều này không chỉ giúp bố mẹ kiểm soát nội dung mà còn khiến trẻ cảm thấy được quan tâm, đồng hành chứ không phải bị giám sát.

Tóm lại, để trả lời “vẹn cả đôi đường”, bố mẹ cần tránh cấm đoán đơn thuần mà nên chuyển sang phản hồi có cảm xúc, có lý do, có giới hạn và có sự đồng hành. Câu hỏi của trẻ không cần một câu trả lời lạnh lùng, mà cần một cuộc trò chuyện ấm áp – nơi trẻ được tôn trọng, được hướng dẫn và được lớn lên trong tình yêu thương và hiểu biết.

Trẻ hỏi “Tại sao mẹ không cho con chơi điện thoại?” đừng vội nói ''Hại mắt lắm", chuyên gia gợi ý câu trả lời đúng - 6

Thay vì áp đặt, bố mẹ nên xây dựng quy tắc nào giúp trẻ cân bằng việc sử dụng điện thoại với các hoạt động khác?

Thay vì áp đặt hay cấm đoán một chiều, bố mẹ nên cùng con xây dựng những quy tắc rõ ràng, linh hoạt và mang tính giáo dục để giúp trẻ sử dụng điện thoại một cách cân bằng, có trách nhiệm.

Việc thiết lập quy tắc không chỉ giúp kiểm soát thời gian dùng thiết bị, mà quan trọng hơn, còn là cơ hội để trẻ học cách quản lý bản thân, rèn luyện kỷ luật và phát triển các kỹ năng sống lành mạnh trong thế giới hiện đại.Trước hết, cần có quy tắc về thời gian sử dụng điện thoại.

Thay vì để con sử dụng tự do hoặc chỉ cấm đoán, bố mẹ nên thỏa thuận với con về các khung giờ cụ thể trong ngày được phép sử dụng, chẳng hạn như 30 phút mỗi ngày sau khi hoàn thành bài tập về nhà.

Đồng thời, cần thiết lập những “khoảng thời gian không dùng điện thoại” như trong bữa ăn, trước giờ ngủ, khi học bài hoặc khi cả nhà đang trò chuyện cùng nhau. Điều này giúp trẻ hiểu rằng điện thoại chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống chứ không phải là trung tâm của mọi hoạt động.

Tiếp theo là quy tắc về mục đích sử dụng. Trẻ cần được hướng dẫn phân biệt giữa việc sử dụng điện thoại để học hỏi, giải trí lành mạnh và việc sử dụng quá mức hoặc tiếp cận những nội dung không phù hợp. Bố mẹ nên đồng hành cùng con trong việc lựa chọn nội dung, khuyến khích con chơi các trò chơi có tính sáng tạo, xem những video mang tính giáo dục, thay vì tiêu thụ nội dung một cách thụ động.

Thỉnh thoảng, bố mẹ có thể hỏi con: “Trò chơi này con học được điều gì?” – một câu hỏi đơn giản nhưng khơi gợi tư duy phản biện và nâng cao chất lượng tương tác với thiết bị.Một yếu tố quan trọng khác là quy tắc về trách nhiệm. Trẻ cần hiểu rằng việc sử dụng điện thoại phải đi đôi với việc hoàn thành các nghĩa vụ của mình, như học tập, dọn dẹp, hay giúp đỡ việc nhà.

Nguyên tắc “làm xong việc mới được chơi” giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật và biết ưu tiên. Nếu con vi phạm quy ước, bố mẹ không cần nổi giận, thay vào đó có thể thực hiện hậu quả đã được thỏa thuận từ trước, ví dụ như giảm thời gian sử dụng vào hôm sau. Cách làm này giúp trẻ hiểu rằng hành vi có hệ quả, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân.

Bên cạnh các giới hạn, điều quan trọng không kém là tạo ra sự thay thế cân bằng. Bố mẹ nên khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động không dùng thiết bị như vận động ngoài trời, đọc sách, vẽ tranh, chơi cùng bạn bè hay cùng bố mẹ làm việc nhà.

Có thể cùng con xây dựng một bảng thời gian biểu hằng ngày, trong đó điện thoại chỉ chiếm một phần nhỏ, được xen kẽ hợp lý với các hoạt động học tập, vận động và nghỉ ngơi. Khi trẻ có nhiều lựa chọn vui chơi khác, nhu cầu dùng điện thoại sẽ tự động giảm đi mà không cần ép buộc.Cuối cùng, cần xây dựng quy tắc về sự đồng hành.

Thay vì để con một mình với thiết bị, bố mẹ nên chủ động tham gia cùng con – chơi game cùng, xem video cùng, thảo luận về những gì con đang quan tâm. Việc này không chỉ giúp bố mẹ kiểm soát nội dung con tiếp cận mà còn tăng cường sự kết nối, khiến trẻ cảm thấy được chia sẻ và tin tưởng. Khi gặp điều gì không phù hợp hoặc rắc rối trong quá trình sử dụng, trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ với bố mẹ hơn là giấu giếm.

Tóm lại, các quy tắc sử dụng điện thoại cần được thiết lập dựa trên nguyên tắc đồng hành, tôn trọng và giáo dục, chứ không phải kiểm soát tuyệt đối. Khi trẻ được tham gia vào quá trình xây dựng quy tắc, được lắng nghe và được giải thích cặn kẽ, các em sẽ có xu hướng hợp tác cao hơn, từ đó hình thành thói quen sử dụng công nghệ lành mạnh, cân bằng với những hoạt động khác trong cuộc sống thường nhật. Đây cũng là bước quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trong kỷ nguyên số hiện nay.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thể lệ Cuộc thi Đến với “Con đường tương lai”

Thể lệ Cuộc thi Đến với “Con đường tương lai”

Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9-1945 - 2/9/2025), góp phần khẳng định và thúc đẩy Văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; Thời báo Văn học nghệ thuật, cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn Văn hóa Học và Đọc Việt Nam, phối hợp với Công t

Phát động cuộc thi Đến với “Con đường tương lai”

Phát động cuộc thi Đến với “Con đường tương lai”

Chiều 16/7, tại Hà Nội, Thời báo Văn học nghệ thuật, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường phối hợp với Sàn Văn hoá Học và Đọc Việt Nam và Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri Thức Số - TTS tổ chức gặp mặt báo chí và phát động cuộc thi Đến với “Con đường tương lai”.