Thời điểm trẻ chào đời rất quan trọng, nếu bắt được “tháng thông minh” IQ bé sơ sinh sẽ vượt trội
Có hai thời điểm trong năm được gọi là "tháng thông minh", trẻ sinh ra vào khoảng thời gian này hưởng nhiều lợi thế.
Mặc dù IQ không phải là yếu tố duy nhất phản ánh tài năng của đứa trẻ. Nhưng trẻ sở hữu chỉ số IQ cao có thể ghi nhớ tốt, hiểu nhanh vấn đề, tập trung cao làm bài tập về nhà mà không cần bố mẹ tốn nhiều thời gian để hướng dẫn.
Theo nhiều nghiên cứu, thời điểm trẻ chào đời có mối liên hệ không thể tách rời với chỉ số IQ. Dữ liệu cho thấy, có hai thời điểm trong năm được gọi là "tháng thông minh. Đứa trẻ sinh ra vào khoảng thời gian này hưởng nhiều lợi thế hơn.
Có hai “tháng thông minh” trong một năm
Từ tháng 3 đến tháng 5
Tiến sĩ Otto của Viện Khoa học New York từng khảo sát 1 triệu trẻ sơ sinh và sau đó đưa ra kết luận: Trẻ sinh từ tháng 3 đến tháng 5 có lợi thế tương đối về chiều cao, cân nặng, trí thông minh.
Theo số liệu thống kê, những đứa trẻ sinh từ tháng 3 đến tháng 5 thường năng động, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng mạnh mẽ, năng khiếu nghệ thuật cao hơn.
Theo số liệu thống kê, những đứa trẻ sinh từ tháng 3 đến tháng 5 thường năng động, khả năng sáng tạo tốt hơn.
Từ tháng 10 đến tháng 12
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard phải mất 7 năm mới có được câu trả lời cho vấn đề này. Họ tiến hành quan sát 1.000 trẻ mới sinh, sau đó chia từng nhóm nhỏ theo tháng sinh và tiến hành khảo sát theo dõi lâu dài để phân tích mức độ phát triển trí tuệ.
Các kết quả cho thấy sự liên quan giữa tháng sinh và một số chỉ số phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ sinh từ tháng 8 đến tháng 1 xu hướng cân nặng cao hơn so với trẻ sinh từ tháng 2 đến tháng 7, trung bình tăng khoảng 210gram.
Ngoài ra, trẻ cũng có lợi thế về chiều cao khoảng 0,19 cm. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy sự tương quan giữa tháng sinh và IQ, những trẻ sinh từ tháng 10 đến tháng 12 được cho là đặc biệt thông minh, số điểm từ 0 đến 6.
Tại sao hai khoảng thời gian này được gọi là "tháng thông minh"?
Vậy tại sao hai giai đoạn này lại được gọi là “tháng thông minh”? Cơ sở khoa học cho việc này là gì?
Trường hợp 1: Tháng 3 đến tháng 5
Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành khảo sát gần 96.000 trẻ em dưới 6 tuổi tại hơn 100 quốc gia và khu vực, kết quả cho thấy trẻ em tăng trưởng nhanh nhất vào mùa xuân trong năm, trong số đó, chiều cao trung bình từ tháng 3 đến tháng 5, mức tăng trưởng đạt 7,3cm, so với chỉ 3,3cm vào tháng 10.
Ngoài ra, từ tháng 3 đến tháng 5 mọi thứ đều hồi phục và nhiệt độ phù hợp, rất thích hợp để đưa trẻ đi chơi. Khi trẻ ra ngoài chơi sẽ rất có lợi cho sự phát triển các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác…
Sự phát triển trí não của trẻ liên quan đến phát triển của các khớp thần kinh, càng có nhiều khớp thần kinh thì trí não càng phát triển tốt và thông minh hơn. Trong đó, khả năng cảm giác càng phát triển tốt thì các khớp thần kinh sẽ nhân lên, não bộ và trí thông minh cũng tăng theo.
Sự phát triển trí não của trẻ liên quan đến phát triển của các khớp thần kinh.
Trường hợp 2: Tháng 10 đến tháng 12
Đối với trẻ sinh từ tháng 10 đến tháng 12, giai đoạn bò sẽ rơi vào tháng 5 và tháng 6. Lúc này thời tiết ấm áp, trẻ không phải mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm nên rất thích hợp cho các bài tập bò.
Chuyên gia tâm thần kinh John Reddy đã chỉ ra trong cuốn "Tập thể dục biến đổi bộ não", cho thấy những trẻ vận động thường xuyên có thể khiến cấu trúc não bộ được tối ưu hóa hơn.
Quá trình phát triển trí tuệ của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như di truyền, môi trường gia đình, chất lượng chăm sóc và giáo dục. Trẻ sinh vào thời điểm tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển trí thông minh, tuy nhiên bố mẹ vẫn nên đầu tư vào phương pháp giáo dục để giúp con phát huy được tài năng.
3 điều cần lưu ý để giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho não trẻ
Theo tuyên bố của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) vào năm 2018 cho thấy, có khoảng 11 chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển trí não ở trẻ, bao gồm: Axit folic, protein, axit béo không bão hòa, DHA, ARA, vitamin D, vitamin B12,... Nếu nguồn cung cấp không đủ, có thể gây bất lợi cho sự phát triển trí não trong suốt cuộc đời.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển trí não tốt.
Cho trẻ có đủ thời gian vận động
Tập thể dục giúp tăng cường trí nhớ, cung cấp lượng oxy tăng lên não, rèn luyện khả năng kiểm soát cơ thể.
Các hoạt động như bò, leo núi, chạy và nhảy, chơi với bóng, đều có thể cải thiện khả năng điều khiển cơ thể và phát triển trí não của trẻ.
Ví dụ, bò là một hoạt động thúc đẩy sự chuyển động của toàn bộ cơ thể trẻ, cải thiện khả năng điều khiển từ não.
Chạy và nhảy cũng là những hoạt động có thể nâng cao khả năng phối hợp thể chất của trẻ.
Chơi với bóng không chỉ bao gồm bóng đá, bóng rổ, bóng bàn mà cả những trò chơi ném, bắt bóng đơn giản cũng có thể thúc đẩy sự phát triển trí não.
Leo núi đòi hỏi trẻ kích hoạt tất cả các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng, yêu cầu phối hợp toàn diện của tay, chân, mắt và cơ thể. Hoạt động này thích hợp với những trẻ lớn, nên đi cùng bố mẹ.
Bò là một hoạt động thúc đẩy sự chuyển động của toàn bộ cơ thể trẻ, cải thiện khả năng điều khiển từ não.
Tạo bầu không khí gia đình vui vẻ
Bầu không khí gia đình tràn đầy yêu thương, ấm áp, hỗ trợ và động viên giúp trẻ phát triển cảm giác an toàn, tự tin, thuận lợi hơn cho sự phát triển trí tuệ.
Cảm xúc ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, khi cảm xúc ổn định thì não bộ mới phát triển tích cực. Nghiên cứu của Đại học Washington cho thấy, nếu trẻ được cung cấp đủ “chất dinh dưỡng yêu thương” ngay từ nhỏ, thì tốc độ phát triển trí não của trẻ sẽ cao gấp đôi so với trẻ có bố mẹ thờ ơ.
Vì vậy, bố mẹ dành thời gian tích cực bên cạnh con, sẽ giúp trẻ cải thiện tâm trạng vui vẻ, điều này thực sự hỗ trợ trí thông minh tốt. Bố mẹ không thể kiểm soát hay thay đổi về mặt di truyền, nhưng có thể tạo ra môi trường phát triển lành mạnh.
Bình luận