Trẻ hay ra ngoài và trẻ “thích ở nhà” có sự khác biệt về thành công khi lớn lên

Trẻ "thích đi chơi" và trẻ "ở nhà" đều có lợi thế riêng, điều quan trọng là có cơ hội phát triển tài năng đúng hướng.

Mới đây, theo một cuộc khảo sát tại Trung Quốc, có sự khác biệt rõ ràng giữa những đứa trẻ thường xuyên ra ngoài chơi và trẻ luôn ở nhà.

Dẫn chứng đưa ra cho thấy, kiến thức trong sách còn hạn chế, những mô tả bằng văn bản về hoa, chim, cá và côn trùng kém chân thực và sống động hơn nhiều so với việc trẻ tận mắt nhìn thấy và chạm vào.

Điều này đặc biệt có lợi cho trẻ từ 3-5 tuổi, giai đoạn trí não phát triển nhanh chóng, trí tò mò và ham thích khám phá mạnh mẽ.

Trẻ hay ra ngoài và trẻ “thích ở nhà” có sự khác biệt về thành công khi lớn lên - 1

Trẻ hay ra ngoài và trẻ “thích ở nhà” có sự khác biệt về thành công khi lớn lên - 2

Đi chơi có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ?

Trên một diễn đàn về gia đình, có vấn đề được bàn luận sôi nổi: Nếu trẻ không muốn ra ngoài chơi, liệu dễ gặp vấn đề về tâm lý không? Bố mẹ nên làm gì? Đây là một câu hỏi quan trọng, bởi sự phát triển xã hội và tâm lý của trẻ thường ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường xung quanh.

Thực tế, nếu quan sát kỹ những đứa trẻ luôn ở nhà, dễ dàng thấy trẻ có xu hướng ngại ngùng, nhút nhát khi gặp gỡ mọi người. Ngược lại, đối với những trẻ thường xuyên ra ngoài, tràn đầy tự tin và dễ dàng tương tác với người khác. Vậy tại sao trẻ ra ngoài lại tự tin hơn?

Đó là bởi vì trẻ được tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau, từ bạn bè cùng trang lứa đến người lớn và các thành viên trong cộng đồng. Từ đó, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, học hỏi cách diễn đạt ý tưởng và cảm xúc của mình một cách tự nhiên. Khi trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội, rèn luyện khả năng nói hiểu biết về cảm xúc của người khác. 

Ngoài ra, những trải nghiệm mới, như tham quan vườn thú, công viên hoặc bảo tàng, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và thú vị. 

Đối với trẻ ở nhà, nếu không có sự kích thích từ bên ngoài, ngôn ngữ và tâm lý sẽ phát triển chậm hơn. Trẻ không có nhiều cơ hội thực hành những gì đã học, dẫn đến sự thiếu tự tin trong giao tiếp và khả năng biểu đạt. Việc không tham gia vào các hoạt động xã hội cũng có thể khiến trẻ cảm thấy cô đơn và tách biệt, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần.

Vì vậy, trẻ ra ngoài và nhìn thế giới sẽ tốt cho sự phát triển tâm lý. Các hoạt động ngoài trời, tham gia các câu lạc bộ, sự kiện cộng đồng giúp phát triển về mặt xã hội, kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng. 

Trẻ hay ra ngoài và trẻ “thích ở nhà” có sự khác biệt về thành công khi lớn lên - 3

Trẻ hay ra ngoài và trẻ “thích ở nhà” có sự khác biệt về thành công khi lớn lên - 4

“Đi chơi” và “ở nhà” đều có lợi thế riêng

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với thế giới bên ngoài có lợi thế về giao tiếp, tính cách vui vẻ, nói chuyện tự tin, dễ để lại ấn tượng với người khác. Trẻ thường nổi bật giữa đám đông và thu hút sự chú ý, kiểu tính cách này dường như có liên quan đến việc lãnh đạo.

Khi lớn lên, phần lớn trẻ trở thành những nhà lãnh đạo, quyết định và thuyết phục, nhờ vào khả năng giao tiếp và sự tự tin.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng trong số những “nhà lãnh đạo”,  đứa trẻ thích ra ngoài vui chơi (người hướng ngoại) có tỷ lệ tương đương với trẻ thích ở nhà (người hướng nội).

Điều này có nghĩa là khả năng lãnh đạo không chỉ phụ thuộc vào sự hướng ngoại hay hướng nội, mà còn tùy vào những giá trị và kỹ năng mỗi cá nhân phát triển qua thời gian. Những đứa trẻ hướng nội, mặc dù có thể không nổi bật trong các hoạt động xã hội, vẫn đóng vai trò lãnh đạo hiệu quả và tạo ra những lợi ích lớn cho cộng đồng.

Trẻ hướng nội thường sở hữu những phẩm chất độc đáo như khả năng lắng nghe, suy nghĩ sâu sắc và phân tích tình huống một cách cẩn thận. Trẻ có thể tạo ra những giải pháp sáng tạo và những ý tưởng đổi mới mà trẻ khác dễ bỏ qua trong sự hối hả của cuộc sống.

Trẻ hay ra ngoài và trẻ “thích ở nhà” có sự khác biệt về thành công khi lớn lên - 5

Hơn nữa, khả năng làm việc độc lập và tự quản lý tốt của trẻ hướng nội cũng giúp ích phát triển kỹ năng quan trọng trong nhiều tình huống, có thể dẫn đến thành công.

Có rất nhiều người tuyệt vời thích ở nhà, và họ đã để lại dấu ấn lớn trong sự nghiệp. Ví dụ như nhà văn nổi tiếng người Nhật Haruki Murakami, ôngcó tính cách trầm lặng và ngày nào cũng ở nhà, đã dành sự tập trung để tạo ra nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới như vậy. Những tác phẩm của ông thu hút độc giả, phản ánh sâu sắc những nỗi niềm và trải nghiệm của con người, điều mà chỉ có thể đạt được thông qua những giây phút tĩnh lặng và suy tư.

Ngoài ra, còn có Bill Gates – một biểu tượng của sự đổi mới công nghệ. Ông thích ở trong phòng và nghiên cứu công nghệ hơn là giao tiếp với mọi người. Sự đam mê và khả năng tập trung cao độ đã giúp ông phát triển Microsoft thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

Ông chứng minh rằng những đứa trẻ hướng nội cũng có thể đạt đến những đỉnh cao mà người khác khó có thể đạt được, miễn là họ tìm thấy lối sống và môi trường phù hợp cho mình.

Những đứa trẻ hướng nội chỉ cần lựa chọn lối sống phù hợp, đầu tư đủ thời gian, kiến thức và sự tập trung có thể trở thành những nhà sáng tạo, nhà nghiên cứu hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc, dựa trên sự kiên nhẫn, tư duy sâu sắc và khả năng làm việc độc lập.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất