Trong thời đại “mất giá” học vấn, 5 năng lực chính là "con át chủ bài" quyết định cuộc sống tương lai của trẻ
Một chuyên gia chỉ ra có 5 kỹ năng trẻ cần học, đây điều quan trọng trẻ xây dựng cuộc sống trong tương lai hạnh phúc, thành công.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận ra “sự mất giá trị của trình độ học vấn”.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp trường đại học danh tiếng nhưng phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, hoặc phải chuyển đổi ngành nghề để kiếm sống... Sự thật này giúp chúng ta nhận ra, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ học vấn.
Về vấn đề này, một chuyên gia cho biết, điều khiến các sinh viên trở nên nổi bật, không chỉ là trình độ học vấn, mà cần trau dồi một số kỹ năng, để phù hợp và thích ứng tốt hơn trong thời kỳ xã hội có nhiều biến đổi. Và trẻ cần được rèn luyện sớm.
Vì vậy, bố mẹ mong muốn con có một tương lai tươi sáng, đừng chỉ tập trung vào điểm số. Vị chuyên gia chỉ ra có 5 khả năng, chính là "con át chủ bài" và quyết định cuộc sống của trẻ trong tương lai.
Khả năng tự chăm sóc
Một đứa trẻ không thể tự chăm sóc bản thân sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng một tương lai thoải mái và tự lập. Việc dạy trẻ những kỹ năng cơ bản về tự chăm sóc giúp hình thành khả năng đối mặt với thử thách trong cuộc sống.
Câu chuyện về một bà mẹ Nhật Bản bị bệnh nặng đã dành những ngày cuối đời để dạy cô con gái 4 tuổi Ahua nấu ăn và làm việc nhà, là một minh chứng rõ nét cho điều này. Dù biết rằng thời gian của mình không còn nhiều, bà vẫn kiên trì truyền đạt những bài học quý giá cho con gái, với hy vọng rằng những kỹ năng này sẽ giúp Ahua không chỉ sống sót mà còn vững vàng trước những sóng gió của cuộc đời. Bà muốn Ahua học cách mỉm cười đối mặt với thế giới và sống kiên cường, bất chấp hoàn cảnh.
Khả năng tự chăm sóc.
Sau khi mẹ qua đời, mặc dù chỉ mới 4 tuổi, Ahua đã phải đối mặt với một thách thức lớn lao. Cô bé không thể chạm tới bồn rửa, nhưng sự kiên trì và tình yêu thương đã giúp cô bé vượt qua. Hàng ngày, Ahua bước lên chiếc ghế nhỏ để tự tay nấu những món ăn đơn giản như súp miso và gạo lứt, không chỉ để chăm sóc bản thân mà còn để cứu người bố đang đau buồn khỏi những nỗi tuyệt vọng. Đó không chỉ là hành động của một đứa trẻ, mà còn là biểu hiện của một tâm hồn mạnh mẽ, đầy lòng yêu thương và trách nhiệm.
Những đứa trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân thường mang theo hơi ấm của riêng mình. Trẻ biết cách chăm sóc không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh, tạo ra những mối quan hệ tích cực và bền vững. Khả năng tự chăm sóc giúp trẻ sống cuộc đời của chính mình trong nghịch cảnh, xây dựng sự tự tin, lòng kiên nhẫn cần thiết để đối mặt với những thử thách sắp tới.
Khi trẻ được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, sẽ phát triển độc lập, có khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Do đó, việc dạy trẻ tự chăm sóc bản thân là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục, như một món quà quý giá bố mẹ có thể gửi gắm, giúp trẻ vững vàng trên con đường trưởng thành.
Khả năng quản lý cảm xúc
Sau khi Xiao Li tốt nghiệp từ một trường danh tiếng, anh đã nhanh chóng tìm được việc làm tại một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ sau sáu tháng, anh đã gặp phải những rắc rối lớn. Trong quá trình làm việc, anh xảy ra cãi vã với một số đồng nghiệp do bất đồng quan điểm trong công việc. Sự căng thẳng lên đến đỉnh điểm trong một cuộc họp, khi sếp chỉ trích một số sai sót của anh. Thay vì kiềm chế cảm xúc và phản ứng một cách chín chắn, Xiao Li đã không nhịn được mà trả đũa, dẫn đến việc anh bị mất việc ngay sau đó.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mục tiêu của anh chỉ đơn giản là đạt điểm cao và được công nhận về mặt học vấn. Nhưng khi bước vào môi trường làm việc, anh nhận ra rằng thành công không chỉ đến từ kiến thức chuyên môn, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý cảm xúc. Về sau, anh hiểu rằng, nếu không biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, anh sẽ chỉ tự đâm đầu vào bức tường khó khăn mà khó lòng thoát ra được.
Khả năng quản lý cảm xúc.
Nhà văn nổi tiếng Lin Yutang đã từng nói: "Một người có cảm xúc ổn định sẽ mang lại cho mọi người cảm giác an toàn. Bởi vì họ không làm tổn thương người khác hoặc chính mình. Họ không gây rắc rối hay làm phiền người khác." Điều này nhấn mạnh rằng cảm xúc ổn định là một phẩm chất cá nhân tốt, yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Từ trải nghiệm của Xiao Li, chúng ta thấy rằng một đứa trẻ EQ cao có khả năng hòa nhập tốt với xã hội, biết cách ứng xử trong các tình huống căng thẳng, đối mặt với khó khăn bằng nụ cười. Những trẻ này thường có khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân, biết cách cảm nhận và đồng cảm, từ đó tạo ra những mối quan hệ tích cực và bền vững.
Việc phát triển trí tuệ cảm xúc từ nhỏ là rất quan trọng. Trẻ em cần được dạy cách nhận diện cảm xúc của mình, cũng như cách quản lý và thể hiện một cách thích hợp.
Khả năng tự học
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, và nếu trẻ chỉ dựa vào những kiến thức được học ở trường, sẽ gặp khó khăn trong việc nổi bật giữa cuộc cạnh tranh khốc liệt của xã hội hiện đại. Những kiến thức mà trẻ tiếp thu trong lớp học có thể trở nên lỗi thời chỉ trong một thời gian ngắn, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ và thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt.
Khả năng tự học không ngừng là một yếu tố quyết định giúp trẻ thích ứng và phát triển. Điều này có nghĩa là học hỏi và cải thiện bản thân không chỉ trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mà còn suốt cuộc đời.
Việc nuôi dưỡng tinh thần tự học từ nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen khám phá, tìm tòi và tự tìm kiếm thông tin.
Một người có khả năng tự học tốt là người luôn chủ động trong suốt cuộc đời, không ngừng tìm kiếm cơ hội phát triển. Trẻ có thể dễ dàng tìm thấy chỗ đứng cho mình trong một tương lai luôn thay đổi, nơi mà những kỹ năng mới và kiến thức cập nhật là điều cần thiết.
Trẻ thường nhanh chóng thích nghi với các tình huống mới, giữ vững tinh thần lạc quan, không ngại đối mặt với thử thách.
Khả năng tự học.
Có mục tiêu và hành động
Một người thường xuyên suy nghĩ và phân tích mọi thứ, nhưng thiếu động lực để hành động sẽ khó có được một cuộc sống viên mãn. Việc phân tích quá mức có thể dẫn đến tình trạng chần chừ, khiến cho những cơ hội quý giá trôi qua. Vì vậy, kèm với suy nghĩ trẻ cần chủ động biến những ý tưởng thành hành động thực tế.
Dù có trình độ học vấn cao đến đâu, nếu trẻ không chăm chỉ và quyết tâm thực hiện những kế hoạch, sẽ khó lòng đạt được mục tiêu. Kiến thức chỉ là một phần, còn sự nỗ lực và kiên trì mới chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công.
Có mục tiêu và hành động.
Trẻ dám hành động và không ngừng phấn đấu, chắc chắn một ngày nào đó, sẽ nhận được thành quả xứng đáng với những gì đã bỏ ra. Việc dám bước ra khỏi vùng an toàn và chấp nhận rủi ro sẽ giúp trẻ phát triển bản thân. Những trải nghiệm thực tế, dù là thành công hay thất bại, đều sẽ đóng góp vào hành trang quý giá cho tương lai.
Khi trẻ thấy mình có thể biến ý tưởng thành hiện thực, sẽ càng thêm động lực để theo đuổi những ước mơ lớn lao hơn. Vì vậy, khuyến khích trẻ phát triển thói quen hành động và kiên trì, sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự thành công trong cuộc sống.
Khả năng tư duy logic
Tư duy logic, đa chiều và linh hoạt trong tư duy là "vũ khí tối thượng" giúp trẻ thích nghi với thế giới tương lai. Trong một thời đại mà sự thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt, những ai có khả năng tư duy linh hoạt mới đón nhận và vượt qua những thách thức.
Thực tế, không ai có thể đoán trước được tương lai, và thế giới mà trẻ sống trong tương lai chắc chắn sẽ khác biệt so với thế giới ngày nay. Công nghệ, văn hóa và cách thức giao tiếp sẽ không ngừng phát triển, và trẻ cần học cách tự mình thử thách để khám phá những điều mới mẻ. Việc chuẩn bị cho tương lai không chỉ đơn thuần là việc trang bị kiến thức mà còn là việc xây dựng một tư duy mạnh mẽ.
Khả năng tư duy logic.
Trẻ có khả năng tư duy logic tốt có thể đặt câu hỏi, suy nghĩ độc lập và sử dụng khả năng phân tích, phán đoán của riêng mình để tìm ra mấu chốt và đạt được những bước đột phá. Những trẻ này chủ động tìm kiếm sự thật, xác định các mối liên hệ và phát triển ý tưởng của riêng mình.
Để rèn luyện khả năng tư duy logic cho con, bố mẹ có thể trao đổi nhiều vấn đề khác nhau với trẻ, từ đơn giản đến phức tạp. Việc khuyến khích con tiếp xúc với kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau, từ khoa học, nghệ thuật đến xã hội học, sẽ giúp trẻ phát triển một cái nhìn toàn diện và đa chiều về thế giới.
Bình luận