Vì 2 từ cảm ơn của em dâu mà bị mẹ chồng trách, tôi vặn hỏi 1 câu bà im bặt

Lúc đó, mẹ chồng nhìn tôi như người ngoài hành tinh. Em dâu cũng bị khí thế của tôi làm cho đỏ mặt tía tai, cúi đầu lí nhí cảm ơn rồi ra về.

Dưới chồng tôi còn một em trai, nhưng khi tôi cưới chú đã mất rồi, để lại vợ và đứa con chưa đầy 2 tuổi. Vì chuyện này bố mẹ chồng tôi rất áy náy nên càng thương và chiều em dâu. Lúc chú mất, toàn bộ tiền phúng viếng của chú bố mẹ chồng đều đưa cho em dâu, mặc dù trước đó tiền chữa bệnh của chú là bố mẹ đi vay để lo liệu.

Vừa về làm dâu, mẹ chồng đã nói với tôi:

- Em trai mất rồi, giờ mọi việc trong nhà Hùng (tên chồng tôi) phải có nghĩa vụ lo toan, bao gồm cả hai mẹ con cái My (tên em dâu) và nhà ngoại. Vì My là con một nên Hùng phải làm thay nghĩa vụ của em trai, lễ Tết đều phải chu toàn bên nhà ngoại đó.

Tôi cũng chỉ dạ vâng chứ không dám ý kiến gì. Nhưng càng sống chung lâu ngày tôi càng khó chịu với em dâu. My là con một nên từ bé không phải làm gì và cũng chẳng biết làm gì, giờ được bố mẹ chồng chiều nên càng được nước lấn tới.

Em không đóng góp gì, cũng chẳng làm bất cứ việc gì trong nhà. Đi làm về thì chơi với con, đến bữa cho con ăn, ăn xong hai mẹ con lại chơi với nhau, ai nấu cơm, ai rửa bát cũng kệ.

Nhiều lần My còn nhắn tin cho chồng tôi: “Bác về mua sữa, mua bỉm, mua thuốc,… cho cháu”. Nguyên văn tin nhắn như vậy, như một câu mệnh lệnh chứ không có nhờ hay xin gì. Đương nhiên, tiền mua là chồng tôi trả.

Vì 2 từ cảm ơn của em dâu mà bị mẹ chồng trách, tôi vặn hỏi 1 câu bà im bặt - 1

Tôi không ưa em dâu chút nào. (Ảnh minh họa)

Hay khi em dâu đi du lịch nước ngoài cùng công ty, mẹ chồng còn bảo vợ chồng tôi cho em tiền đi chơi, nên hai vợ chồng đành phải trích ra 2 triệu đưa cho em.

Với nhiều người, 2 triệu chẳng đáng là gì nhưng với tôi lúc đó là một khoản lớn. Vì lúc cưới xong hai vợ chồng tôi hoàn toàn trắng tay, do tiền mừng cưới bố mẹ chồng đã trưng thu để trả khoản nợ từng vay mượn chữa bệnh cho em trai chồng.

Hàng tháng vợ chồng tôi đều đưa tiền cho mẹ chồng đi chợ, cho thêm cháu tiền bỉm sữa theo “lệnh” em dâu nên thêm khoản đó nữa tôi thực sự không vui. Hơn nữa khi ấy tôi đang bầu, mỗi tháng hai vợ chồng chỉ để dành được 5 triệu để cuối năm sinh con.

Nói chung, còn rất nhiều chuyện không vui về em dâu và mẹ chồng nữa. Thật ra, mẹ chồng tôi cũng không ghê gớm đâu, bà chịu khó, việc nhà hầu như bà làm cả. Chẳng là bà quá bênh em dâu nên khiến tôi bị ức chế, khó chịu.

Rồi cũng tới ngày tôi sinh con, My xin đưa con về nhà ngoại vì mẹ chồng ưu tiên chăm tôi ở cữ, không thể chăm cháu cho em dâu chu đáo như trước được. Tuy ở nhà ngoại nhưng em dâu vẫn ỷ lại chồng tôi đều đều.

Một lần, con của My bị tiêu chảy phải nhập viện, cũng chỉ truyền nước và năm theo dõi thôi. Nhưng, em cũng gọi điện cho chồng tôi đang đi làm tới bệnh viện trông cháu, dù đã có 3 người lớn gồm My và ông bà ngoại ở đó. Nghĩ mà buồn cưới, chẳng nhẽ 3 người lớn không chăm nổi một đứa trẻ bị tiêu chảy nằm viện sao?

Một lần khác, cháu bị ngã ở lớp rách trán. Hôm đó em dâu gọi điện cho tôi. Từ trước đến giờ chỉ gọi cho chồng tôi, lần này đã biết ý gọi cho tôi, thấy em cũng có tiến bộ hơn hẳn.

Tôi xin nghỉ làm đưa cháu vào bệnh viện khâu thẩm mỹ rồi thanh toán viện phí. Ấy vậy mà lúc về nhà, My không có một lời cảm ơn. Bức xúc, tôi gọi em dâu lại. Trước mặt mẹ chồng tôi nói thẳng với em:

- Bác giúp cháu là do bác thấy thương mà làm, không phải nghĩa vụ đương nhiên của bác. Cháu còn nhỏ, chưa biết nói cám ơn thì mẹ cháu phải nói thay cho cháu. Bác làm không vì để nhận câu cảm ơn nhưng không có thì cũng không được.

Vì 2 từ cảm ơn của em dâu mà bị mẹ chồng trách, tôi vặn hỏi 1 câu bà im bặt - 2

Giúp đỡ cháu mà em dâu không được lời cảm ơn, tôi đã nói thẳng luôn. (Ảnh minh họa)

Lúc đó, mẹ chồng nhìn tôi như người ngoài hành tinh. Em dâu cũng bị khí thế của tôi làm cho đỏ mặt tía tai, cúi đầu lí nhí cảm ơn rồi ra về.

Sau đó, tôi cũng thẳng thắn với mẹ chồng:

- Mẹ ạ, con có thể lo cho cháu theo tấm lòng của con, nhưng đó không phải nghĩa vụ của con. Còn em dâu, con không có tí tình cảm nào nên con sẽ hạn chế qua lại.

- Nhưng mẹ coi nó như con gái.

Câu nói của mẹ chồng khiến lòng tôi đau nhói, tôi vặn hỏi:

- Với mẹ, My là con gái. Còn con chỉ là con dâu đúng không ạ?

Mẹ chồng im bặt không nói được gì nữa. Từ đó, tôi coi em dâu như không khí, còn em dâu cũng chẳng coi tôi ra gì. Hai chị em thường xuyên gặp mặt nhưng không nói chuyện.

Nhưng tôi vẫn lo cho cháu chồng những thứ có thể lo. Cháu đi học, tôi đi xin học cho cháu. Mua quần áo cho con tôi cũng mua cho cháu một bộ. Chồng tôi thì hay cho mẹ con em dâu tiền.

Còn em dâu, thỉnh thoảng vẫn nhắn tin cho chồng tôi xin tiền, khi thì cho cháu đi du lịch, khi thì cho cháu đi học thêm. Nhưng em chỉ biết nhận chứ chẳng bao giờ biết cho. Tôi sinh bé thứ 2, đầy tháng cháu, em mới qua ngó một lần nhưng không bế cháu, giống như người dưng nước lã vậy.

Đôi khi tôi tự hỏi, nếu mẹ chồng không thiên vị, tôi không ích kỉ, em dâu không vô duyên thì liệu mối quan hệ có như bây giờ không. Mà thôi, cũng đâu cần thân thiết làm gì!

Hạo Phi (ghi)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phấn hoa và trải nghiệm sáng tạo thơ của một cá nhân

Phấn hoa và trải nghiệm sáng tạo thơ của một cá nhân

Đã 40 năm trôi qua khi bài thơ "Phấn hoa bay" được viết, 25 năm tập thơ trùng trên được xuất bản và 15 năm được trao giải thưởng. Nhân dịp Xuân mới, phấn hoa bay vàng óng và thơm lành khắp mọi miền Tổ quốc, tôi mong được bạn đọc san sẻ niềm vui.

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Hai họa sỹ cự phách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cầm cọ của tôi, một là người Việt – Nam Sơn Hoạ gia - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) và hai là Tề Bạch Thạch (1864 - 1957), tên thật là Tề Thuần Chi, một Danh họa, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu,

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Những ngày ở Vinpearl Phú Quốc tham gia tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi thường cùng nhà báo Hồng Vĩnh dậy sớm đón minh ló rạng từ phía biển xa, nhấp nhô trên những con sóng xanh vỗ về đảo ngọc. Các thí sinh sẽ cùng ca sĩ Tạ Minh Tâm lên tàu ra đảo Đồi Mồi, một hòn nhỏ gần Phú Quốc để thực hiện cảnh quay trong MV “Tổ quốc gọi tên mình”. Đã nhiều ngày qua, ca sĩ Tạ Minh T

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, Đền An Xá - ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần tiên - như một chốn yên bình để du khách tìm về với lịch sử Đạo giáo, Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi bảo tồn và gìn giữ hoàn ch