Những "ông bố quốc dân" để lại dấu ấn trong lòng khán giả: Phan Quân có phải là nhất?

Hình ảnh người cha trên màn ảnh Việt luôn để lại nhiều điểm nhấn khó quên.

Truyền hình Việt lấy đề tài gia đình không hiếm nhưng để khắc họa hình ảnh người cha, tình phụ tử thì không nhiều. Tuy mỗi người mỗi cảnh nhưng điểm chung là các ông bố đều yêu thương, che chở cho con cái.

Ông Quốc (Giấc mơ của mẹ)

Những "ông bố quốc dân" để lại dấu ấn trong lòng khán giả: Phan Quân có phải là nhất? - 1

Ông Quốc (NSƯT Hữu Châu)

“Giấc mơ của mẹ” đang là bộ phim thu hút sự quan tâm của khán giả, với nội dung và tình tiết hấp dẫn. Trong đó, nhân vật ông Quốc là một người bố yêu thương con theo cách thầm lặng. Ông dí dỏm, hiểu chuyện và tôn trọng ước mơ của từng đứa con. Sống chung với bà Thanh (NSND Hồng Vân), ông Quốc luôn phải tìm cách dung hòa trong mọi cuộc cãi vã trong nhà, chấp nhận chịu đựng tính tình quá quắt, thiên vị con trai của vợ. Ông cũng là người luôn lên tiếng, bênh vực, cổ vũ tinh thần cho con gái Trà My (Diễm My 9X).

Trong họp báo ra mắt phim, NSƯT Hữu Châu chia sẻ về nhân vật: “Chưa có một vai diễn nào mà tôi có đông con và khóc nhiều đến vậy. Vai diễn của tôi là một người cha mà có lẽ rất hay bắt gặp ngoài đời vì nhân vật của tôi đóng vai trò là người cửa giữa. Một người là cầu nối cho các thành viên trong gia đình và hết sức thương vợ, con”.

Ông Sơn (Về nhà đi con)

Những "ông bố quốc dân" để lại dấu ấn trong lòng khán giả: Phan Quân có phải là nhất? - 2

Ông Sơn (NSND Trung Anh)

“Về nhà đi con” từng là hiện tượng “chiếm sóng” mạng xã hội năm 2019 và được mệnh danh là “bộ phim truyền hình quốc dân”. Xoay quanh câu chuyện “gà trống nuôi con” của ông Sơn, phim kể về câu chuyện gia đình với đủ hỉ nộ ái ố, nơi có 3 cô con gái với 3 tính cách và 3 số phận hoàn toàn trái ngược nhau. Họ cùng trải qua những biến cố, những vấp ngã trong cuộc sống hôn nhân và tình yêu..., nhưng sau tất cả vẫn luôn có người cha luôn sẵn sàng bao dung, mở rộng vòng tay đón con trở lại.

Xót xa chứng kiến cảnh con gái không hạnh phúc, ông Sơn chỉ biết ôm con vào lòng mà chua chát: “Con cũng thấy đấy, giờ bố già nua, lẩm cẩm, giáo điều. Nhưng bố có tình yêu, tình yêu và ngôi nhà để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về. Về nhà đi con! Về nhà với bố”.

Có thể nói, hình tượng người cha khắc khổ, hết lòng thương con, sẵn sàng bao dung mọi lỗi lầm, che chở cho con khi gặp khó khăn, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Từ “ông bố quốc dân” trong “Về nhà đi con”, NSND Trung Anh tiếp tục gặt hái thành công với nhân vật ông bố chồng khiến nhiều nàng dâu ao ước trong “Thương ngày nắng về”.

Ông Sang (Bố già)

Những "ông bố quốc dân" để lại dấu ấn trong lòng khán giả: Phan Quân có phải là nhất? - 3

Ba Sang (Trấn Thành)

“Bố già” là bộ phim “làm mưa làm gió” màn ảnh Việt năm 2021. Bộ phim xoay quanh nhân vật Ba Sang và cuộc sống “gà trống nuôi con”. Dù rằng rất thương con nhưng ông lại không thể hiện ra mà luôn khắt khe, dùng lời cộc cằn, thô lỗ để dạy bảo Quắn (Tuấn Trần).

Ông Sang làm đủ nghề để nuôi con, không cần báo đáp, chỉ mong con nên người, có cuộc sống ổn định. Đến tận khi cận kề cái chết, ông Sang cũng không đồng ý cho con trai hiến thận cứu mình. Ông sợ Quắn sẽ chết trên bàn mổ vì tiền sử bệnh tim. Kết phim khiến nhiều người xúc động.

Phan Quân (Người phán xử)

Những "ông bố quốc dân" để lại dấu ấn trong lòng khán giả: Phan Quân có phải là nhất? - 4

Phan Quân (cố NSND Hoàng Dũng)

“Gia đình là thứ tồn tại duy nhất còn những thứ khác có hay không có không quan trọng”, câu nói của Phan Quân đã trở thành câu nói viral khắp mạng xã hội. Nhân vật Phan Quân là một ông trùm vùng biên, một “kẻ phán xử” được thế giới ngầm kính sợ nhưng vẫn là một ông bố thương con.

Tuy các con không nghe lời nhưng ông luôn quan tâm và dạy chúng phải biết yêu thương gia đình, vợ con là trên hết. Dù Phan Hải có lầm lỗi bao nhiêu lần thì ông vẫn luôn ra mặt giúp đỡ anh vì: “Cho chúng mày tất cả mọi thứ chỉ có cha mẹ. Tao sẵn sàng bỏng tay để ném mày ra ngoài, còn người ngoài thì chỉ ném mày lại vào lò lửa thôi”. Mang kết cục tù tội, Phan Quân vẫn là một ông bố chiếm nhiều cảm tình của người xem.

Ông Lâm (Lối về miền hoa)

Những "ông bố quốc dân" để lại dấu ấn trong lòng khán giả: Phan Quân có phải là nhất? - 5

Ông Lâm (Thanh Bình)

Diễn viên Thanh Bình thu hút sự chú ý của đông đảo người xem với vai “đại gia bonsai phố huyện” Lâm trong bộ phim “Lối về miền hoa”. Khác với những ông bố khác, ông Lâm rất tâm lý, trò chuyện và cư xử với con như bạn thân. Giàu có, tiền bạc trong tay không đếm xuể nhưng ông lại chọn cách sống một mình nuôi dạy con trai. Bên cạnh đó, ông còn nhiệt tình tư vấn cho con cách theo đuổi bạn gái.

Với lối diễn xuất duyên dáng, Thanh Bình đã tạo nên một “ông bố quốc dân” thú vị, đáng yêu, nhận về vô số lời khen của khán giả.

Thúy Vi (Tổng hợp)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về