9x tự mua nhà tiền tỷ ở Sài Gòn, tiết lộ cách tiết kiệm tiền sau 8 năm đi làm

Đến năm 29 tuổi, cô gái trẻ đã thực hiện được ước mơ năm 21 tuổi là mua được một ngôi nhà cho riêng mình.

Tốt nghiệp một trường đại học bên Mỹ, Trần Thị Hải Lý (trú tại TP.HCM) ở lại đây làm việc trong lĩnh vực đào tạo và phát triển. Mức lương nhận được khá ổn, từ 1.500 USD/tháng đến 3.000 USD/tháng. Kiếm được tiền, cô nàng độc thân tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng.

“Trở về nước, tôi sử dụng số tiền này để mua một căn nhà ở tỉnh xa. Trong vòng 2 năm, ngôi nhà này được định giá tăng gần gấp đôi, thấy có lời nên tôi đã bán. Số tiền bán nhà đó, tôi dùng toàn bộ để mua đất và lướt sóng vài lần nữa kiếm lời”, chị chia sẻ.

9x tự mua nhà tiền tỷ ở Sài Gòn, tiết lộ cách tiết kiệm tiền sau 8 năm đi làm - 1

Chị Hải Lý tiết kiệm tiền và đầu tư vào bất động sản để có thể sinh lời.

Bên cạnh việc đầu tư đất, chị kiếm thêm thu nhập từ các công việc tự do như dạy học và sáng tác nhạc. Sau 8 năm tiết kiệm và đầu tư, chị đã có trong tay 1,5 tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 21 tuổi, chị từng mơ ước có một căn nhà của riêng mình. Khi đã có số tiền 1,5 tỷ đồng trong tay, chị nghĩ ngay đến việc sử dụng toàn bộ số tiền này để mua nhà. Sau khi đi tham khảo các căn hộ, chị thấy ưng ý nhất và có cảm giác thoải mái nhất với căn hộ ở quận Bình Chánh, TP.HCM. Chị quyết định xuống tiền để mua căn đó.

Căn hộ này rộng 65m2 và có giá hơn 2,2 tỷ đồng, chưa bao gồm nội thất. Trong đó, chị có 1,5 tỷ tiết kiệm, còn lại là được người thân hỗ trợ một chút và đi vay bạn bè. Hiện tại, chị đã trả gần hết nợ, còn không đáng bao nhiêu. Chị dự tính đến khoảng đầu năm sau là có thể thanh toán xong khoản nợ này.

9x tự mua nhà tiền tỷ ở Sài Gòn, tiết lộ cách tiết kiệm tiền sau 8 năm đi làm - 2

Căn hộ này chị mua ở quận Bình Chánh (TP.HCM) với giá hơn 2,2 tỷ đồng.

9x tự mua nhà tiền tỷ ở Sài Gòn, tiết lộ cách tiết kiệm tiền sau 8 năm đi làm - 3

Chị tận dụng đồ sẵn có của bản thân để trang trí cho ngôi nhà của mình.

Nội thất trong nhà chị hầu như đều tận dụng đồ có sẵn của bản thân từ trước. Phần lớp đồ décor chị mua trên một số sàn thương mại điện tử và về tự trang trí theo sở thích của bản thân. Vì là người sáng tác nhạc nên nhà có nhiều loại đàn được bài trí ở phòng khách.

Chị cũng cho biết phòng khách là nơi chị cảm thấy thích nhất, vì nó phục vụ công việc của bản thân và cũng giúp chị giải toả căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.

Để tiết kiệm được số tiền này, chị cho rằng bản thân đi học được dạy rất nhiều về bộ môn quản lý tài chính cá nhân nên chi tiêu với chị rất rõ ràng. Chị thường lập ra một kế hoạch chi tiêu rất cụ thể ở từng tháng. Số tiền kiếm được mỗi tháng, chị sẽ trích ra một khoản chi phí cố định cho ăn uống, đi chơi bạn bè, mua sắm, vui chơi giải trí, giáo dục… Còn lại, chị sẽ để tiết kiệm và đầu tư vào bất động sản.

“Tùy hoàn cảnh và điều kiện, tôi mới nâng mức chi tiêu lên. Còn lại, hầu hết tháng nào cũng chỉ tiêu một khoản cố định”, chị nói.

9x tự mua nhà tiền tỷ ở Sài Gòn, tiết lộ cách tiết kiệm tiền sau 8 năm đi làm - 4

Chị cho biết bản thân vẫn tiếp tục tiết kiệm, đầu tư theo phương pháp cũ để trả nợ và làm các dự định tiếp theo trong tương lai.

Đã mua được nhà, chị vẫn tiếp tục kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư. Số tiền tiết kiệm tiếp theo chị sẽ trả nợ và thực hiện một số dự định tiếp theo trong tương lai.

Theo chị, với những bạn trẻ, chỉ cần học thêm bộ môn quản lý tài chính cá nhân để có thể kiếm soát tốt hơn cách thu – chi của bản thân. Tiếp đến, khi có công việc ổn định, bạn kiếm một nguồn thu nhập thứ 2. Sau đó, tự bản thân phải đặt mục tiêu thực tế để mua nhà và cũng đừng ngại vay vốn. Cuối cùng, chúng ta sẽ làm việc thật sự chăm chỉ, không ngại làm thêm cái này cái kia trong một khoảng thời gian thì sẽ đạt được mục tiêu.

Nguyễn Thơm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn