Trung Quốc mua lại cả mỏ đồng ở Châu Phi chỉ với 2 USD

Công ty JCHX Mining của Trung Quốc sắp chốt thỏa thuận mua 80% cổ phần mỏ đồng Lubambe của Zambia trong bối cảnh Bắc Kinh thống trị khoáng sản châu Phi

Các công ty Trung Quốc đang tăng cường mua lại các dự án khai thác đồng, coban và lithium lớn ở châu Phi, thống trị thị trường khoáng sản quan trọng, trong bối cảnh Bắc Kinh khẳng định vị thế dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng xanh toàn cầu.

Trong một trong những khoản đầu tư gần đây nhất, công ty JCHX Mining Management của Trung Quốc sắp hoàn tất thỏa thuận mua mỏ đồng Lubambe của Zambia.

Theo Reuters, thỏa thuận đang chờ chính quyền Zambia phê duyệt. Sau thỏa thuận, công ty ở Thượng Hải này nắm giữ 80% cổ phần mỏ đồng Lumbambe. Mỏ này hiện do công ty đầu tư EMR Capital có trụ sở tại Australia nắm giữ.

Chính phủ Zambian, thông qua ZCCM Investments Holdings, sẽ nắm giữ 20% còn lại của mỏ, tọa lạc tại Chililabombwe, một thị trấn thuộc tỉnh Copperbelt của Zambia gần biên giới Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC).

Trung Quốc mua lại cả mỏ đồng ở Châu Phi chỉ với 2 USD - 1

Về mặt kỹ thuật, mỏ đồng Lubambe sẽ được JCHX Mining mua lại với giá chỉ 2 USD, công ty này đã công bố vào đầu năm nay. Công ty Trung Quốc sẽ thành lập một công ty dự án để mua lại cổ phần với giá 1 USD từ EMR Capital và trả thêm 1 USD để mua lại khoản nợ 857 triệu USD của công ty.

Zambia là nước sản xuất đồng lớn thứ hai ở châu Phi sau Congo. Nước này cũng giàu tài nguyên vàng, đá quý, quặng niken, lưu huỳnh, hợp kim sắt, thanh sắt, coban, thuốc lá, bột đậu nành và đã thu hút nhiều công ty Trung Quốc trong những năm qua.

Theo JCHX, công ty này đã hoạt động ở Zambia hơn hai thập kỷ trong lĩnh vực đầu tư tài nguyên và khai thác theo hợp đồng, đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ khai thác ngầm cho mỏ đồng Lubambe kể từ năm 2017.

Thương vụ mua lại ở Zambia diễn ra vài tháng sau khi công ty MMG của Trung Quốc, được hỗ trợ bởi tập đoàn khai thác mỏ khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước China Minmetals Corporation, đã mua mỏ đồng Khoemacau của Botswana với giá khoảng 1,9 tỷ USD từ Cuprous Capital - một công ty tư nhân đã sản xuất đồng tại Khoemacau kể từ năm 2021.

Theo MMG, thỏa thuận này phù hợp với chiến lược của công ty nhằm xây dựng danh mục các mỏ chất lượng cao cung cấp các khoáng chất quan trọng nhất cho một thế giới đã khử cacbon. Mỏ Khoemacau có trữ lượng đồng hơn 6 triệu tấn và có quyền khai thác trên diện tích hơn 4.000 km2 (1.544 dặm vuông).

Bên cạnh các tài sản mới ở Zambia và Botswana, các công ty Trung Quốc còn đầu tư rất lớn vào hoạt động khai thác mỏ ở Congo, nơi sản xuất coban lớn nhất thế giới và là nguồn cung cấp đồng chính. Zimbabwe cũng nổi lên như một nguồn cung cấp lithium quan trọng, một kim loại cần thiết để sản xuất pin lithium-ion. Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư vào một số dự án quặng sắt lớn ở Guinea, Cameroon, Sierra Leone và Algeria.

Theo một nghiên cứu gần đây của tổ chức tư vấn Carnegie Endowment for International Peace có trụ sở tại Washington, “xuất khẩu khoáng sản của Châu Phi sang Trung Quốc đang tăng nhanh, đạt gần 50 tỷ USD vào năm 2021 từ mức 15 tỷ USD vào năm 2010”. Hơn nữa, báo cáo cho biết, các khoản đầu tư của Trung Quốc đang bắt đầu không chỉ bao gồm việc khai thác quặng mà còn cả việc tinh chế và chế biến chúng trên lục địa.

Theo Zainab Usman, giám đốc Chương trình Châu Phi của Carnegie Endowment, một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của Trung Quốc vào lĩnh vực khai thác mỏ ở châu Phi là nhu cầu về khoáng sản và kim loại cần thiết cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là những ngành liên quan đến năng lượng tái tạo và xe điện.

HUY NGUYỄN (Theo SCMP)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp của Đảng và của dân tộc; là nhà lãnh đạo lỗi lạc, tận trung với nước, phụng sự cách mạng và phục vụ đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; là nhà lý luận trí tuệ, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh; người kế tục xứng đáng sự nghiệp của các nhà lãn

Tình hình văn học nghệ thuật nửa đầu năm 2024

Tình hình văn học nghệ thuật nửa đầu năm 2024

Chiều 19/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật và hoạt động của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương 6 tháng đầu năm 2024. TS. Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt N

Chuyện về những sinh viên Khoa Văn - Đại học Tổng hợp

Chuyện về những sinh viên Khoa Văn - Đại học Tổng hợp

Đợt lên Điện Biên vừa qua, tôi được ngồi bên PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, bao chuyện trò rôm rả, kể cả chuyện mới đây các anh đi chúc mừng người bạn học năm xưa là cùng lớp đại học Văn là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tròn 80 tuổi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.