Họa sĩ Trần Bình Lộc, sự mất mát sớm đầy nuối tiếc của nền Mỹ Thuật Việt Nam

Họa sĩ Trần Bình Lộc (1914 - 1941) theo học Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa V (1929-1934). Ông qua đời rất sớm khi mới 27 tuổi bị tai nạn. Ông là học viên xuất sắc đỗ thủ khoa và tốt nghiệp cùng năm với bậc thầy sơn mài Phạm Hậu, các họa sĩ đình đám như Nguyễn Văn Long và Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí. Ông được đào tạo bài bản, cộng thêm tài năng bẩm sinh, Trần Bình Lộc cũng thuần thục rất nhiều các chất liệu.

Sau khi tốt nghiệp khóa V, ông đã có 2 tác phẩm tham dự các cuộc triển lãm trong đương thời, đã được công luận đánh giá rất cao. Bức “Hòa sắc vàng và Túp lều tranh” trưng bày tại Salon 1935 và Salon 1936 của SADAL (Hội khuyến khích mỹ thuật và kỹ nghệ). Trần Bình Lộc đã từng đi khắp ba nước Đông Dương để vẽ về các đề tài con người, cảnh vật, phong cảnh, phố xá, di tích cổ, sư sãi, thiếu nữ.

Đề tài thiếu nữ của Trần Bình Lộc khá giống với các họa sĩ như: Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, ông khắc họa những thiếu nữ thanh lịch thập niên 30, người phụ nữ của ông luôn phảng phất một nỗi buồn hoài cổ trong những chiếc áo dài truyền thống thời bấy giờ, khuôn mặt luôn có sự e thẹn nhẹ nhàng hiền hậu. Nét vẽ của ông cũng tô điểm thêm sự duyên dáng cho nhân vật mà ông gửi gắm khắc họa.

Họa sĩ Trần Bình Lộc, sự mất mát sớm đầy nuối tiếc của nền Mỹ Thuật Việt Nam - 1

Họa sĩ Trần Bình Lộc, tác phẩm “La soeur et le petit frère (Anh chị em)” sáng tác năm 1934, chất liệu mực và bột màu trên lụa, kích thước 61 x 45,5 cm. Giá ước lượng 150.000 - 250.000 HKD, giá đã bán 2.500.000 HKD tương đương. Địa điểm đấu giá Christie Hồng Kông. Ngày bán Ngày 02 tháng 12 năm 2021.

Họa sĩ Trần Bình Lộc, sự mất mát sớm đầy nuối tiếc của nền Mỹ Thuật Việt Nam - 2

Họa sĩ Trần Bình Lộc, tác phẩm “CHÂN DUNG D'UNE THANH LỊCH”, sáng tác 1937, chất liệu sơn dầu trên vải, kích thước 153x103,5 cm. Giá ước lượng 120.000 - 150.000 EUR, giá đã bán 410.000 EUR*. Địa điểm đấu giá Lynda. Ngày bán 02 Tháng Tư, 2019. Bức tranh được bảo tồn và trưng bày tại Bảo tàng Pasifika ở Bali, Indonesia.

Là một tác phẩm lớn và rất riêng của Trần Bình Lộc, bức tranh này khắc họa toàn cảnh chân dung người thiếu nữ trong tư thế trầm ngâm và e dè, khoác trên mình chiếc áo dài trắng thanh lịch, màu của sự thuần khiết và tầng lớp thượng lưu Việt Nam. Cô ấy đội chiếc mũ truyền thống của miền Bắc và đeo những viên kim cương tuyệt đẹp trên tai. Cúc áo màu xanh ngọc bích. Cô gái trẻ không rõ danh tính, nhưng hình như đã vài lần làm dáng cho họa sĩ và cho rằng cô là nàng thơ của Trần Bình Lộc.

Thành phần sáng tạo của bức tranh này để lại nhiều chỗ cho không gian. Bảng màu tinh tế của nó sử dụng các sắc thái nhẹ của hồng, xanh dương và xanh lá cây. Nó mang tính hiện đại về hình ảnh tuyệt vời, hoàn toàn phá vỡ các quy tắc truyền thống về hình tượng phụ nữ ở Việt Nam. Vẻ duyên dáng của khuôn mặt và sự tế nhị của thái độ trong một khoảng thời gian lơ lửng, khiến bức chân dung lớn này trở thành một kiệt tác đẹp hiếm có, theo một phong cách mở đầu cho lịch sử hội họa Việt Nam hiện đại.

Trần Bình Lộc cũng sáng tác rất nhiều tác phẩm với da dạng chất liệu, đặc biệt là sơn dầu và mực màu trên lụa. Tuy nhiêu các tác phẩm của ông đã bị lưu lạc khắp nơi, hiện tranh của ông trên thị trường là rất hiếm.

Minh Chiến

Tin liên quan

Tin mới nhất