“Truyền thống hiếu học” từ những thế hệ họa sĩ kháng chiến

Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đặc biệt ngay cả trong thời kỳ kháng chiến ác liệt nhất vẫn tràn đầy hy vọng, nói đến những khía cạnh đẹp đẽ, nhân văn và tích cực của cuộc kháng chiến. Những tác phẩm trong triển lãm “Truyền thống hiếu học” đều gắn với hiện thực một thời nảy sinh từ hoàn cảnh bức thiết của đất nước. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, người họa sĩ lại có chung lý tưởng sống và sáng tác...

Với 50 bức tranh được sáng tác từ sau 1945 đến gần đây của 44 tác giả trên các chất liệu đa dạng, triển lãm “Truyền thống hiếu học” được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức đúng dịp kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2/9 và chào đón ngày khai giảng năm học mới. Đây là cuộc triển lãm nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc, đồng thời cũng là sự động viên khích lệ kịp thời với các em học sinh trong ngày khai trường trở lại sau 2 năm vất vả vì dịch Covid-19.

Những thế hệ họa sĩ kháng chiến đã khắc họa chân thực và sống động cuộc sống trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả việc dạy và học. Ở đó, trường học phải sơ tán. Học sinh học dưới hầm, học ở đình chùa, ở khắp nơi có thể. Và họ đi học không chỉ mang theo sách vở mà còn cả bông băng thuốc đỏ để sẵn sàng ứng phó với thương vong. Dù vậy, việc học vẫn luôn được tiếp tục trong niềm vui, hy vọng trong sáng của biết bao thế hệ thầy trò.

Qua những bức tranh vẽ “Lớp học miền núi” của tác giả Hoàng Đạo Khánh, “Lớp 5 dưới lòng đất” của tác giả Ngô Tôn Đệ, “Lớp học bổ túc ở Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Thế Vinh, “Giờ học văn hóa nữ du kích Củ Chi” của tác giả Đào Hữu Phước, “Giúp đỡ bạn” (Cõng bạn đi học) của tác giả Đào Văn Can, “Đi học đêm” của tác giả Nguyễn Thế Minh… ta thấy toát lên tình cảm trong sáng - giống như lý tưởng, tâm hồn của người họa sĩ trong hoàn cảnh chung của dân tộc bấy giờ.

“Truyền thống hiếu học” từ những thế hệ họa sĩ kháng chiến - 1

“Lớp học bình dân" (1961), khắc màu - họa sĩ Nguyễn Thế Vinh 

Hay kí ức về một phong trào học tập trong lịch sử đất nước mà những thế hệ sau vẫn được nghe như một huyền thoại đó là phong trào “Bình dân học vụ” được tái hiện sinh động qua các tác phẩm “Lớp trung học đầu tiên” của họa sĩ Diệp Minh Châu, “Lớp học bình dân làng Bền” của danh họa Trần Văn Cẩn, “Bủ Đường biết đọc” của danh họa Tô Ngọc Vân, “Đi học bình dân” của tác giả Lê Công Thành…

“Truyền thống hiếu học” từ những thế hệ họa sĩ kháng chiến - 2

“Lớp trung học đầu tiên”, chì trên giấy - họa sĩ Diệp Minh Châu

Mỗi tác phẩm tại triển lãm là một góc nhìn về sự học. Với nhiều chất liệu đa dạng như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, màu nước, gỗ, thạch cao, gang… đem đến một không khí xưa của đất nước cho những người trẻ hôm nay cảm nhận và trải nghiệm. Các tác phẩm trải dài theo thời gian, có những cảnh rất gần gũi với ngày hôm nay như “Trong công viên Thống Nhất” của Nguyễn Phan Chánh, nhưng một không khí xưa lại hiện lên rõ rệt với tông màu gần như đơn sắc xanh mà người trẻ hôm nay hay bắt gặp ở những bức ảnh xưa.

“Truyền thống hiếu học” từ những thế hệ họa sĩ kháng chiến - 3

“Trong công viên Thống Nhất" (1964), lụa - họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Qua triển lãm, ta thấy văn hóa nghệ thuật Việt Nam đặc biệt ngay cả trong thời kỳ kháng chiến ác liệt nhất vẫn tràn đầy hy vọng, nói đến những khía cạnh đẹp đẽ, nhân văn và tích cực của cuộc kháng chiến. Những tác phẩm đều gắn với hiện thực một thời nảy sinh từ hoàn cảnh bức thiết của đất nước. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, người họa sĩ lại có chung lý tưởng sống và sáng tác...

“Truyền thống hiếu học” từ những thế hệ họa sĩ kháng chiến - 4

“Học thêu” (2004), khắc gỗ - họa sĩ Vi Kiến Thành

“Truyền thống hiếu học” từ những thế hệ họa sĩ kháng chiến - 5

“Lớp 5 dưới lòng đất” (1967), chì trên giấy - họa sĩ Ngô Tôn Đệ

Triển lãm “Truyền thống hiếu học” diễn ra từ ngày 31/8 đến 11/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội). Trong đó, ngày 8/9, tại Bảo tàng sẽ diễn ra chương trình tọa đàm với chủ đề “Truyền thống hiếu học qua góc nhìn nghệ thuật”. Tại đây, khán giả sẽ được tham gia trò chuyện cùng với diễn giả khách mời - nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến.

Phạm Hằng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Y tế tư nhân vì sức khỏe nhân dân

Y tế tư nhân vì sức khỏe nhân dân

Hội Hành nghề Y tư nhân Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu khóa III (nhiệm kỳ 2025-2030) vào ngày 5/7 vừa qua. Các đại biểu đã có nhiều tham luận phấn đấu để Y tế tư nhân tham gia tích cực hơn nữa vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đại hội đã bầu ban lãnh đạo mới với sự tham gia của nhiều chuyên gia y tế giỏi ở nhiều lĩnh vực.

Cú sốc cung mới của OPEC khiến thị trường dầu mỏ quay trở lại tình trạng thặng dư

Cú sốc cung mới của OPEC khiến thị trường dầu mỏ quay trở lại tình trạng thặng dư

Quyết định tăng sản lượng đột ngột của OPEC+ đang đẩy thị trường dầu mỏ toàn cầu tới nguy cơ dư cung trong nửa cuối năm 2025. Dù mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và giúp Tổng thống Trump hiện thực hóa lời hứa giảm giá nhiên liệu, động thái này cũng tạo áp lực lớn cho các nhà sản xuất, trong đó có Mỹ và chính nội bộ OPEC.

Giá vàng sẽ đi về đâu trong ngắn và trung hạn?

Giá vàng sẽ đi về đâu trong ngắn và trung hạn?

Bất chấp dữ liệu việc làm mạnh mẽ từ Mỹ, giá vàng vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong tuần qua nhờ lo ngại về nợ công và địa chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, giới chuyên gia Phố Wall vẫn chia rẽ về hướng đi của vàng trong ngắn hạn, trong khi nhà đầu tư cá nhân tiếp tục nghiêng về xu hướng tăng.

Dấu ấn của Viện Phim Việt Nam tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ ba

Dấu ấn của Viện Phim Việt Nam tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ ba

Tôi được biết chị Lê Thị Hà - Viện trưởng Viện Phim Việt Nam tại một hội thảo điện ảnh lớn và rất ý nghĩa trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III) vừa qua, Hội thảo “Dấu ấn phim chiến tranh của Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)”. Hội thảo được tổ chức với mong muốn nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện những thàn

8 loài hoa này dễ trồng chẳng kém gì hoa giấy, đẹp rực rỡ và nở suốt 300 ngày mỗi năm

8 loài hoa này dễ trồng chẳng kém gì hoa giấy, đẹp rực rỡ và nở suốt 300 ngày mỗi năm

Trong giới trồng hoa lan truyền một câu nói: "Đỉnh cao của việc trồng hoa là hoa giấy", ý nói rằng hoa giấy vừa dễ trồng lại đẹp, nên cuối cùng ai cũng sẽ bị nó “chinh phục”. Tuy nhiên, đỉnh cao của việc trồng hoa không chỉ có hoa giấy. Có rất nhiều loài khác cũng dễ chăm, đẹp, nở bền và nhiều. Dưới đây là 8 loại hoa được mệnh danh là “đỉnh cao” không kém.