Con gái một người lính

Báo chí nói về chị: “Mạnh mẽ và tinh tế, đó là những điều mà bất kỳ ai lần đầu gặp chị đều cảm nhận như vậy”. Những nhân viên gọi chị là “vị sếp tốn giày dép nhất thế gian” (vì chị liên tục những chuyến công tác nông thôn và miền núi, những vùng sâu vùng xa, không biết bao nhiêu đôi giày đôi dép đã mòn đế bởi những chuyến đi ấy. Những người chiến sỹ gọi chị là người bất chấp mọi sóng gió (bởi chị đã từng 4 lần ra với Trường sa)... Rất nhiều mỹ từ khác… Còn tôi đơn giản hơn, chỉ xin được gọi chị là con gái một người lính...

Người cha thân yêu của chị thuộc thế hệ những người lính đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô 1946, từng ôm bom ba càng chiến đấu một mất một còn với tinh thần “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” trên những chiến lũy Hà Nội 946. Rồi những người lính ấy một đêm: “Đêm, cái đêm rút qua gầm cầu. Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại. Sóng sông Hồng vỗ bờ hát mãi. Đỏ niềm tin là khúc khải hoàn ca...”.

Sau chiến dịch Điện biên, người lính trung đoàn Thủ Đô ấy đã trong những đoàn quân tiến về Hà nội, “Trùng trùng say trong câu hát”, và rồi ông được cấp trên giao nhiệm vụ sỹ quan xây dựng Bộ tư lệnh Hà Nội từ ngày ấy. Ông lập gia đình, sinh ra những người con, con trai thì cho vào quân đội để rèn luyện, tiếp bước cha, con gái thì ông rèn luyện tại nhà, đúng theo tác phong người lính, từ lý tưởng, nhiệm vụ, đến nếp ăn ở, sinh hoạt. Bởi vậy con gái ông - chị Nguyễn Thị Phượng đã như một người lính quân phong quân kỷ từ tuổi ấu thơ. Nhưng ngời sáng hơn, chính là lý tưởng, tâm hồn người cha - một người lính trong tâm hồn chị.

Con gái một người lính - 1

Con gái một người lính.

Chị kể: “Tôi học cấp 1 ở trường Dịch Vọng, học cấp 2 và cấp 3 ở trường Yên Hoà. Tôi học chung với nhiều bạn ở khu tập thể văn công, khu tập thể Sư phạm. Hồi học cấp 1 Dịch Vọng B, những đứa trẻ thơ chúng tôi vẫn chui hàng rào sang khu văn công nghe các anh chị luyện thanh và học đàn.

Bố tôi là bộ đội, công tác tại thành đội Hà Nội (bây giờ gọi là BTL Thủ đô), mẹ ngày xưa làm ở xí nghiệp kẹo Hà Nội (chỗ bưu điện Cầu Giấy rẽ vào, bây giờ nhà máy đã di dời và đổi tên thành Công ty bánh kẹo Tràng An). Tôi chịu ảnh hưởng từ bố nhiều nhất. Tôi luôn tự hào được là con gái của một người lính, trong tiềm thức tôi  cũng tự coi mình là một người lính nhưng ở trận tuyến khác. Đơn giản vậy thôi”.

Có một kỷ niệm không quên tự tuổi ấu thơ của chị. Năm 1982, khi ấy Phượng mới 14 tuổi, là một học sinh giỏi của Thủ đô nên được chọn  cùng các bạn học sinh giỏi Thủ đô khác  tham dự một buổi giao lưu với họa sỹ Lê Duy Ứng, ngày ấy được kể như một họa sỹ anh hùng. 

“Ấn tượng trong tôi là một chú thương binh đeo kính đen, được một người dìu ra sân khấu. Chú say sưa kể về những năm tháng chiến tranh và câu chuyện vẽ chân dung Bác Hồ bằng máu từ đôi mắt bị thương của mình. Tôi đã xúc động mạnh và rất cảm phục chú”, chị kể.

Cuối buổi giao lưu, ông Ứng vui vẻ vẽ tặng mọi người những bức chân dung Bác Hồ, Lênin hoặc Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phượng bèn lấy ngay cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay vừa được thưởng để ông Ứng vẽ. Chị muốn có một kỷ niệm với người họa sỹ anh hùng này. Và ông đã vẽ tặng chị. Bức tranh nhỏ có dòng chữ: “Ánh sáng niềm tin. Chúc Thu Phương học giỏi trưởng thành” (ông viết nhầm tên Phượng).

“Bức chân dung Bác Hồ vô cùng giống. Tôi nghĩ một họa sỹ mắt sáng cũng chỉ vẽ giống đến thế là cùng” chị nhớ lại.

Từ đó, bức tranh trở thành một kỷ vật trân quý đối với Phượng. Trong nhiều năm sau đó, chị luôn nâng niu, giữ gìn bức tranh quý. Mỗi khi đối mặt với khó khăn, chị lại giở ra ngắm nhìn bức hình Bác và nhớ lại câu chuyện truyền cảm hứng của họa sỹ Lê Duy Ứng, để từ đó, cùng hình ảnh của cha và những lời dặn của ông, chị có thêm niềm tin và nghị lực để vươn lên, trở thành một nhà quản lý xuất sắc.

Lại một kỷ niệm khác. Có một nhà văn là một cưu chiến binh, hơn nửa thế kỷ qua ông chỉ viết về quân đội và người lính, khi biết Nguyễn Thị Phượng rất yêu văn học nghệ thuật (dù chị bận rộn chẳng mấy khi được thưởng thức), nhưng khi biết chị là người quản lý 4 lần vượt sóng gió mang tình cảm hậu phương đến với các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở đảo Trường sa, ông đã rất xúc động làm một việc chưa từng bao giờ với ông, là gửi tặng người phụ nữ dũng cảm mang trái tim chiến sỹ này, không chỉ một tập sách ông viết về người mẹ chiến sỹ - nghệ sỹ của mình, mà cả 10 cuốn tiểu thuyết và truyện ngăn ông viết những năm tháng ở chiến trường về những đồng đội quả cảm của ông. Nhà văn thầm nghĩ cùng những thế hệ chiến sỹ, thì những người mang trái tim người lính như người phụ nữ đẹp này mới chính là những đối tượng các cây bút từng mặc áo lính, từng kinh qua chiến trường như ông hướng tới....

*

Chị chia sẻ: “Cơ duyên may mắn đã cho tôi cơ hội được về làm việc tại Agribank sau khi tốt nghiệp Đại học. Không thể kể hết những nơi tôi đã đến, không thể nhớ hết những gương mặt cán bộ Agribank tôi đã được gặp trên khắp dải đất hình chữ S này trong suốt hơn 30 năm công tác.

Con gái một người lính - 2

Những nhân viên gọi chị là “vị sếp tốn giày dép nhất thế gian” (vì chị liên tục những chuyến công tác nông thôn và miền núi, những vùng sâu vùng xa, không biết bao nhiêu đôi giày đôi dép đã mòn đế bởi những chuyến đi ấy.

Có đi mới biết, có gặp mới hiểu. Mùa mưa lũ, anh chị em đi công tác mắc kẹt trên đường 2-3 ngày là chuyện bình thường. Có chuyến công tác lên Tây nguyên gặp trời mưa, đường trơn trượt, chứng kiến cán bộ tín dụng ngân hàng đi chiếc xe máy bám đầy bùn đất, bánh xe phải quấn thêm chiếc xích sắt để tăng thêm độ bám đường. Muốn gặp khách hàng, phải chọn lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, vì mặt trời lên là bà con lên nương rẫy. Thời tiết đẹp, tàu thuyền ra khơi đánh cá, chỉ có ngày mưa bão bà con mới ở nhà. Vì vậy trời mưa bão là chúng tôi đi xã” (đi công tác ở xã).

“Những trao đổi ngắn đã nói lên tất cả. Vui chung với niềm vui của người nông dân và trăn trở, lo âu cùng với nỗi lo của người nông dân, đó vừa là tình cảm sâu nặng, vừa là văn hoá của người Agribank qua bao nhiêu thế hệ. Gần 20 triệu khách hàng đã và đang cùng với Agribank chung sức xây dựng quê hương mình trở thành những miền quê đáng sống”, chị Nguyễn Thị Phượng tâm sự.

Và đây, Tây Bắc mùa lúa chín, nơi chiến trường năm xưa người cha thân yêu của chị đã chiến đấu suốt thời trai trẻ, cùng đồng đội làm nên một Điện biên Phủ lẫy lừng. Và nhiều năm sau, đây cũng là vùng đất thu hút nhiều nhất người con gái của ông, công tác tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Argibank, mà 9a4 như một cô gái của thôn bản.

Đến với Tây Bắc mùa này, du khách sẽ gặp những thung lũng được “dát vàng” bởi màu lúa chín. Theo chân một cán bộ Agribank từ dưới xuôi lên vùng cao “bám bản”, tôi đến xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đúng vào ngày bà con người Thái tổ chức hội thi làm cốm và lễ "Mừng cơm mới” trước khi bước vào vụ thu hoạch lúa chín.

Tham gia Lễ hội, 9 thôn bản của xã Tú Lệ đều có đội dự thi. Ngoài thi làm cốm, mỗi đội còn tổ chức thi cỗ, gồm các món ăn truyền thống được chế biến từ sản vật rất đặc biệt của địa phương. Hội thi được tổ chức ngay trên thửa ruộng vừa mới gặt, gốc rạ vẫn còn tươi rói.

Để làm nên món cốm đặc biệt này, từ sáng sớm tinh mơ, những cô gái Thái đã đeo gùi lên nương cắt những bông lúa non còn đẫm sương đêm để mang về làm cốm. Sau công đoạn tuốt lúa (tuốt thủ công từ 2-3 bông một), loại bỏ hạt lép, cho vào chảo rang, từng mẻ lúa được đổ vào cối giã, rồi sàng sảy, rồi lại giã tiếp … Quy trình cứ thế lặp lại 3-4 lần cho tới khi mẻ cốm đầu tiên được hoàn thành, tỏa hương thơm nức.

Trong khi nhóm làm cốm đang rất khẩn trương phối hợp từng công đoạn thì nhóm nấu cỗ cũng tất bật, rộn ràng chuẩn bị lễ vật cúng "Mừng cơm mới”, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bà con trong thôn bản khỏe mạnh, cuộc sống sung túc.

Trong không khí rộn ràng vui vẻ, ghé thăm từng bàn trưng bày của mỗi thôn, mọi người đều được các cô gái Thái xinh đẹp chào đón và mời chén rượu mừng lễ hội, chia sẻ niềm vui được mùa lúa mới và nếm thử món cốm, món xôi nếp nương cùng nhiều sản vật đặc biệt của Tú Lệ.

Tây Bắc hôm nay không chỉ thu hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp và bản sắc văn hoá riêng, kinh tế vùng cao đang từng bước đi lên, cốm Tú Lệ, gạo nếp Tan Lả cùng nhiều sản vật núi rừng khác đang được vận chuyển về vùng xuôi với số lượng không giới hạn khi vào mùa thu hoạch. Và chúng tôi tự hào được đóng góp một chút công sức của những người làm ngân hàng Agribank cho miềm vui bà con.

Hương cốm, hương nếp mới hoà quyện với hương rượu men lá nồng nàn, cứ thế cuốn theo chân du khách đến Tây Bắc mùa này lên những bậc thang mây, tất cả đều như nhuốm một màu vàng rực rỡ.

*

Tháng 12 cuối năm qua, Agribank hỗ trợ 500 triệu đồng, cùng Báo Quân đội Nhân dân mua 32 con bò sinh sản trao tặng cho 32 hộ nghèo của xã Sóc Hà và Trường Hà thuộc huyện Hà Quảng, Cao Bằng để ổn định sinh kế. Cũng trong chương trình “Hành trình biên cương xanh”, Công đoàn Trụ sở chính Agribank và các công đoàn viên đã trao tặng 01 bộ máy tính cho Bộ đội biên phòng; 110 triệu đồng cho 22 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Sóc Hà và Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.

Con gái một người lính - 3

Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng tại chương trình “Hành trình biên cương xanh”.

Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng cho biết, Agribank có mạng lưới hầu khắp cả nước và Agribank luôn có một tình cảm hết sức đặc biệt với các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam. Riêng đối với địa bàn biên giới, bộ đội biên phòng cũng là một điểm tựa vô cùng vững chắc để phát triển kinh tế vùng biên; giúp cho đồng vốn của Agribank vươn xa, đầu tư cho vùng nông thôn; giúp phát triển kinh tế nông thôn nói chung và các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...

Đương nhiên không chỉ có vậy. Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2022, dù rất nhiều khó khăn, nhất là trải qua cơn bão Covid19, nhưng Agribank cùng gần 4 vạn cán bộ, người lao động toàn hệ thống, dành hơn 600 tỷ đồng triển khai các hoạt động an sinh xã hội như xây dựng hơn 2.000 nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, công trình thắp sáng đường quê.

Ngân hàng cũng tài trợ cho công tác giáo dục với 11 trường học, 6 phòng học, nhà bán trú cùng nhiều thiết bị, phần mềm quản lý đào tạo, mở rộng chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập "Thêm con chữ, bớt đói nghèo", xây dựng 6 trạm, cơ sở y tế, 22 xe cứu thương chuyên dụng, dành hơn 12 tỷ đồng tài trợ mua thiết bị y tế như máy siêu âm, máy chạy thận nhân tạo... Agribank nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm trong công tác đền ơn, đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình người có công...

“Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là tiêu chí của  Agribank. Trong năm 2022 họ đã dành nguồn kinh phí hơn 230 tỷ đồng tài trợ cho các địa phương có huyện nghèo, hỗ trợ xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho người nghèo và đối tượng chính sách trong cả nước. Đơn cử, tiêu biểu trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết với tổng trị giá 5 tỷ đồng/tỉnh cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Huế, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang...

Cùng với đó, tặng quà Tết cho người nghèo, trở thành dấu ấn tốt đẹp của Agribank trong nhiều năm qua. Hàng năm, ngân hàng dành hàng chục tỷ đồng mang đến những phần quà Tết đầy ý nghĩa đối với những hộ nghèo, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2022, trong bối cảnh còn rất nhiều thách thức đối với nền kinh tế đất nước nói chung cũng như mỗi gia đình nói riêng trong giai đoạn hậu Covid-19, nhưng công tác an sinh tại Agribank vẫn ấm áp nghĩa tình với hơn 70 tỷ đồng. Từng phần quà đượm vị Tết, thắm nghĩa tình đã được Agribank trên toàn hệ thống đã phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương trao tặng tận tay hộ nghèo, giúp căn bếp mỗi gia đình thêm ấm áp, đủ đầy hương vị ngày Tết...

*Con gái một người lính - 4

Chị luôn mang trái tim của người cha trong lồng ngực của mình...

Đối với một người luôn yêu và quan tâm biển đảo như tôi, thật sự hình ảnh những tàu thuyền của bà con căm cờ Tổ Quốc sáng rực biển đông luôn mang lại cho mình một tình cảm đặc biệt. Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư bám biển” được báo Người Lao động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức phát động từ ngày 1/6/2019 tại tỉnh Bạc Liêu nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam. Chính chị Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc Agribank và ông Bùi Thanh Liêm - Phó Tổng biên tập báo Người Lao Động đã ký kết biên bản ghi nhớ đồng hành cùng chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển".

Đến nay, chương trình đã trao và ký kết trao tặng 300. 000 cờ Tổ quốc ở 14 địa phương có biển; trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân 8 đảo: Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc, Tiên Nữ, Hòn Tre, Lý Sơn, Phú Quý, Cù Lao Chàm; trao tặng Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân 40.000 lá cờ Tổ quốc để tặng ngư dân đánh bắt trên 33 đảo, điểm đảo ở Trường Sa; trao tặng Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân 20.000 lá cờ Tổ quốc để tặng ngư dân đánh bắt gần 15 nhà giàn ở vùng biển phía Nam.Con gái một người lính - 5

Bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc Agribank và ông Bùi Thanh Liêm - Phó Tổng biên tập báo Người Lao Động đã ký kết biên bản ghi nhớ đồng hành cùng chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển.

Chương trình cũng đã trao tặng cờ Tổ quốc cho đồng bào sống dọc đường biên giới trên bộ tại 3 địa phương: Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Nam. Xin được nói thêm, đến nay, Agribank là ngân hàng duy nhất có phòng giao dịch trên 9/13 huyện đảo. Nguồn vốn của Agribank cũng đang hỗ trợ hàng chục nghìn tàu cá ở 28 địa phương có biển, tạo điều kiện để ngư dân đầu tư, nâng cấp tàu cá công suất lớn cùng với thiết bị công nghệ hiện đại, đủ năng lực vươn ra khơi xa, tạo nên “điểm tựa” vững chắc làm giàu từ biển, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong nhiều năm qua, hành trình Vì biển đảo quê hương được Agribank triển khai thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa. Gần 40.000 cán bộ, nhân viên toàn hệ thống tích cực tham gia ủng hộ hàng chục tỷ đồng đóng góp vào các chương trình: Cả nước vì Trường Sa; Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa; Ngân hàng Việt Nam với Trường Sa thân yêu; Vì Trường Sa thân yêu…; tham gia các đoàn công tác thăm, động viên, giao lưu và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại các đảo, điểm đảo của quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1; tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân 5 địa phương: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…

Trân quý và tự hào rất nhiều về chị - Phó tổng giám đốc Agribank, con gái một người lính ôm bom ba càng trên những chiến lũy lũy hoa Hà Nội năm xưa và đi suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến thần thánh. Chị luôn mang trái tim của người cha trong lồng ngực của mình...

Trương Nguyên Việt

Ngôi nhà thứ hai của các con tôi
Ngôi nhà thứ hai của các con tôi

Sau Nguyên tiêu Quý Mão 2023, tôi phải chuyển nhà thuê lần thứ ba, kể từ khi làm mẹ. Bất đắc dĩ, bởi mỗi lần dọn, chuyển,...

Tin liên quan

Tin mới nhất