Bàn về hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch tại Thành phố Hà Nội hiện nay

Trong 12 ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa được Chính phủ Việt Nam xác định, có nghệ thuật biểu diễn và du lịch văn hóa. Hiện nay, sự liên kết giữa hai ngành này được thể hiện tập trung ở việc khai thác nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống trong hoạt động kinh doanh du lịch. Điều này thể hiện ở chỗ ngành nghệ thuật biểu diễn đã tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch khai thác từ các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, còn ngành du lịch thì tổ chức các tour du lịch để dẫn du khách đến thưởng thức nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Ở nước ta, việc đưa hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du lịch khá phát triển ở một số thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Sở dĩ như vậy bởi vì ba lý do cơ bản:

Một là, Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn hiến, từ một Kẻ Chợ được biết đến với 36 phố phường, trải qua 11 thế kỷ, dù có lúc thịnh lúc suy, song vẫn khẳng định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, thuận lợi để phát triển du lịch.

Hai là, Hà Nội có nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa cổ, múa rối nước, tuồng, chèo, cải lương, hát trống quân, hát chèo tàu, hát ca trù, hát dô, hò cửa đình, hát xẩm… với sự đa dạng về hình thức và tinh tế, sâu sắc về nội dung.

Ba là, các cấp chính quyền của Hà Nội dành không ít quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống cũng như phát triển du lịch của thành phố được thể hiện thông qua nhiều chính sách ưu đãi có liên quan.

Bàn về hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch tại Thành phố Hà Nội hiện nay - 1

NSND Kiều Oanh (Nhà hát Tuồng Việt Nam) trong tiểu phẩm Ông già cõng vợ đi xem hội biểu diễn tại phố cổ

Trên cơ sở đó, hoạt động kinh doanh khai thác nghệ thuật biểu diễn truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở Hà Nội đã thu được nhiều thành tựu, thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, sự xuất hiện phong phú, đa dạng của nhiều mô hình. Như: mô hình xem biểu diễn múa rối nước, ca trù, xẩm, tuồng, cải lương…khi tham quan phố cổ; mô hình xem biểu diễn múa rối nước khi tham quan các di tích, bảo tàng (Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học, Hoàng thành Thăng Long…); mô hình kết hợp vừa tham quan di tích, thắng cảnh thiên nhiên, vừa xem biểu diễn và các hoạt động vui chơi giải trí (Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội và show diễn “Tinh hoa Bắc Bộ”); mô hình xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại các lễ hội (như lễ hội chùa Hương, lễ hội Đền Gióng, lễ hội Cổ Loa, hội làng Triều Khúc…); mô hình xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại các sự kiện văn hóa cộng đồng (như Chương trình Lễ hội “Một thoáng văn hóa phố cổ Hà Nội”, Chương trình liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội, Chương trình lễ hội kỉ niệm Thăng Long – Hà Nội…); mô hình du lịch giáo dục nghệ thuật (Chương trình “Đêm Hoàng cung” của Nhà hát Tuồng Việt Nam); mô hình xem biểu diễn múa rối nước tại chính địa phương có phường rối cổ (phường rối Đào Thục).

Thứ hai, thu hút được nhiều du khách tham quan, thưởng thức. Nhu cầu du khách đến Hà Nội xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống chủ yếu là những người có trình độ văn hóa cao, khách quốc tế nhiều hơn là khách nội địa, đặc biệt phù hợp với đối tượng khách châu Âu - nơi có sự khác biệt lớn về văn hóa với khu vực châu Á và phần lớn là khách du lịch nghỉ qua đêm có đủ thời gian nhất là buổi chiều muộn, tối là khoảng thời gian phù hợp để thư giãn, thưởng thức các loại hình nghệ thuật.

Bàn về hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch tại Thành phố Hà Nội hiện nay - 2

Chương trình biểu diễn phục vụ du lịch Âm vang đồng quê của Nhà hát Múa rối Việt Nam 1

Thứ ba, mang lại nguồn thu lớn cho cả ngành du lịch lẫn ngành nghệ thuật biểu diễn. Điều này thể hiện ở việc tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho đội ngũ các đơn vị tổ chức biểu diễn, các nghệ sĩ, các công ty lữ hành, người dân kinh doanh xung quanh nơi biểu diễn, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Hà Nội.

Thứ tư, văn hóa Việt Nam và Hà Nội được quảng bá hơn. Thông qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống độc đáo, du khách quốc tế được chiêm ngưỡng, thưởng thức và hiểu được những tinh hoa văn hóa dân tộc, những cái hay, cái đẹp được nhân dân lao động Việt Nam và Hà Nội hun đúc, sáng tạo, tích lũy và kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử, lưu truyền qua nhiều thế hệ thấm đậm tâm hồn, trí tuệ, khát vọng, khí phách của con người Hà Nội, con người Việt Nam.

Thứ năm, nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở Hà Nội được bảo tồn và phát huy. Trong xã hội hiện đại, nhiều loại hình, thể loại nghệ thuật biểu diễn truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Với việc đưa nghệ thuật biểu diễn truyền thống trở thành sản phẩm du lịch, Hà Nội đã thể hiện sự nỗ lực của mình khi khai thác, bảo tồn, phục hồi và phát triển trong đời sống đương đại.

Bàn về hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch tại Thành phố Hà Nội hiện nay - 3

Chương trình biểu diễn phục vụ du lịch Âm vang đồng quê của Nhà hát Múa rối Việt Nam 2

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, còn không ít những hạn chế làm cho hoạt động khai thác này còn chưa thực sự hiệu quả cao ở Hà Nội. Điều này thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, tuy nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở Hà Nội rất đa dạng và phong phú, nhưng cho tới nay mới chỉ có một vài loại hình/ thể loại được đưa vào khai thác du lịch một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Vài năm trở lại đây, trong khuôn khổ hoạt động của các sự kiện văn hóa tổ chức trên phố đi bộ, hay tại các di tích trong khu phố cổ Hà Nội, công chúng có cơ hội được thưởng thức nghệ thuật diễn xướng dân gian qua các màn múa cổ, những buổi biểu diễn ca trù, hát xẩm, hát chèo tàu… Nhưng hiệu quả chủ yếu là nghệ thuật Múa rối nước. Múa rối nước thu hút du khách, chủ yếu là khách quốc tế, bởi sự giản dị trong cách tạo ra các nhân vật và trong cách biểu diễn.

Còn các loại hình/ thể loại khác như chèo, cải lương, tuồng.. là các thể loại sân khấu có nhiều nghệ sĩ tham gia trình diễn, các gói dịch vụ có thể gồm các trích đoạn nhỏ, dễ hiểu, có nhiều động tác múa, giao tiếp bằng các trích đoạn ngắn, đơn giản, nội dung thú vị, hài hước, trong khoảng thời gian từ 5-10 phút để du khách dễ dàng hiểu được nội dung mà không cần thông qua biên dịch, phiên dịch…nhưng vẫn vắng khách.

Thứ hai, hệ thống sơ sở vật chất còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách ở nhiều điểm du lịch. Trừ Chương trình thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” khai thác nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật diễn xướng dân gian Bắc Bộ được đầu tư 500 tỷ với các trang thiết bị kĩ thuật âm thanh, ánh sáng tiên tiến bậc nhất, còn lại các địa điểm biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở Hà Nội đều nhỏ hẹp, cũ kĩ, lạc hậu, thậm chí tính chuyên nghiệp thấp, làm giảm sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

Bàn về hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch tại Thành phố Hà Nội hiện nay - 4

Hòa tấu nhã nhạc, Chương trình biểu diễn phục vụ du lịch của Nhà hát Tuồng Việt Nam

Thứ ba, công tác quảng bá chưa đạt hiệu quả cao. Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, sự đa dạng hình ảnh về các loại hình nghệ thuật truyền thống còn khá hiếm hoi trong mắt người nước ngoài, đối với du khách Việt cũng chưa thực sự hấp dẫn được họ. Trên trang mạng của các công ty lữ hành, các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống chưa được xây dựng trở thành sản phẩm chính trong tour du lịch nên công tác quảng bá cho loại hình này còn hạn chế.

Thứ tư, quy hoạch không đồng bộ, chưa có chiến lược lâu dài, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa ngành nghệ thuật biểu diễn và du lịch. Đây là thị trường rất tiềm năng nhưng để khai thác được cần có một kế hoạch hợp lý và phương pháp khai thác rõ ràng.

Hiện nay, ở Hà Nội, các địa điểm khai thác nở rộ mang tính chất tự phát là chính. Các sản phẩm dàn dựng phần lớn chưa đáp ứng được khả năng phục vụ du khách, thiếu tính cạnh tranh, thiếu tính chuyên nghiệp. Các đơn vị khai thác hoàn toàn chủ yếu là từ phía nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Còn các công ty lữ hành thì dựa vào những chương trình sẵn có để lồng ghép xem biểu diễn vào trong gói tour du lịch, mà chưa có sự nghiên cứu kĩ lưỡng và cùng bắt tay với ngành nghệ thuật biểu diễn để lên kế hoạch cụ thể, mang tính chiến lược lâu dài.

Chưa kể, trong các tour du lịch ở Hà Nội, phần lớn các công ty lữ hành chưa đưa loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trở thành sản phẩm du lịch chủ yếu, chưa chú trọng tạo ra những sản phẩm đặc trưng như những tour tham gia chương trình nghệ thuật truyền thống, tour du lịch làng nghề.

Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng, các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển trở thành sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh này thực sự hiệu quả, cần có một hệ tiêu chí để xây dựng nghệ thuật biểu diễn truyền thống thành sản phẩm du lịch; nghiên cứu và xác định rõ các phương thức khai thác các giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch; nắm bắt nhu cầu du khách, xây dựng các chương trình du lịch có sản phẩm đặc trưng là các loại hình nghệ thuật truyền thống; quảng bá sản phẩm và xây dựng hình ảnh; chuyên nghiệp hóa các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất làm sao linh hoạt và đầy đủ nhất để sẵn sàng phục vụ số lượng lớn các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tạo cơ hội cho các đoàn biểu diễn có những địa điểm để chuyên tâm tập luyện và phục vụ du khách.

Trần Thị Minh Thu

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chờ thị trường lao dốc để mua cổ phiếu giá rẻ giống “người làm nghề tang lễ đang chờ đợi một trận dịch cúm”

Chờ thị trường lao dốc để mua cổ phiếu giá rẻ giống “người làm nghề tang lễ đang chờ đợi một trận dịch cúm”

Warren Buffett, nhà đầu tư huyền thoại, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư dài hạn thay vì chờ đợi thị trường lao dốc để mua cổ phiếu giá rẻ. Vậy tại sao Buffett cho rằng việc chờ đợi thị trường sụp đổ là vô ích và cách nào tốt hơn để đạt được thành công tài chính?

Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ thăm Đền Hùng 19/9/1954 - 19/9/2024: Từ Đền Hùng còn vang vọng mãi lời Bác dạy

Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ thăm Đền Hùng 19/9/1954 - 19/9/2024: Từ Đền Hùng còn vang vọng mãi lời Bác dạy

Phú Thọ, đất Tổ Hùng Vương, miền đất lịch sử văn hóa, nơi cội nguồn dân tộc Việt Nam. Sinh thời, trên cương vị Chủ tịch nước, dù bận trăm ngàn công việc nhưng Bác Hồ luôn dành cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói chung, Khu di tích Đền Hùng nói riêng những tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Trong 9 lần về Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần tới thăm Đền Hùng. Lần nào c