Nghệ sỹ Cải lương Lê Duy và trái tim cháy đỏ ngọn lửa nghề

Ngay từ nhỏ đã ước mơ đeo đuổi môn nghệ thuật cải lương, tu chí luyện rèn nơi trường học và đam mê, sáng tạo trong thực tiễn biểu diễn loại hình nghệ thuật Cải lương chỉ với khát vọng là giữ nghề và truyền lửa cho thế hệ kế thừa. Đó là Nghệ sĩ Lê Duy – người từng đạt nhiều Huy chương vàng tại những cuộc thi biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Từ đam mê và dày công rèn luyện

Tên thật là Lê Vũ Anh Duy, Nghệ sĩ Lê Duy là con út trong gia đình thuần nông ở xã Phú Ninh, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm nay vừa tròn 30 tuổi. Không mang gốc gác nghệ sỹ, nhưng niềm say mê của cả gia đình với bộ môn nghệ thuật Cải lương đã tạo ra môi trường thấm nhiễm vào tâm hồn và kích thích niềm đam mê của anh với Cải lương bùng cháy.

Nghệ sỹ Cải lương Lê Duy và trái tim cháy đỏ ngọn lửa nghề - 1

Một vai diễn của Lê Duy.

Vì vậy, sau khi tốt nghiệp lớp 12 vào năm 2010, Duy quyết định thi vào trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ và đổ sức, vượt khó mà trau dồi tri thức.  Song hành với đó là anh tự tham gia vào các sân chơi, các cuộc thi đờn ca tài tử… để vừa thử sức vừa học hỏi lại có cơ hội để cọ sát, thầm lặng đắp bồi các kỹ năng nghề cho mình. 

Chính nhờ vậy, năm 2012, Duy đã xuất sắc giành giải A  trong cuộc thi đờn ca tài tử do huyện Tam Nông tổ chức. Ngay sau đó, anh tham dự cuộc thi “Tiếng hát truyền hình tỉnh Kiên Giang” và đạt giải khuyến khích với bài vọng cổ “Ngàn năm thương nhớ Trường Sa” của tác giả Nguyễn Văn Bớt…

Nghệ sỹ Cải lương Lê Duy và trái tim cháy đỏ ngọn lửa nghề - 2

Nghệ sỹ Lê Duy (đứng giữa) trong một vai diễn cùng các đồng nghiệp ở nhà hát Tây Đô.

Tháng 11/2013, Lê Duy tốt nghiệp trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ và trở thành một cộng tác viên của đoàn nghệ thuật TP Cần Thơ. Với chất giọng thiên phú và các kỹ năng biểu diễn được trao dồi, anh là người được lựa chọn tham dự “Liên hoan tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” tại tỉnh Đồng Tháp. Tại đây, Lê Duy đã xuất sắc vượt qua nhiều giọng hát của các nghệ sĩ chuyên nghiệp trong khu vực để đạt huy chương bạc với bài vọng cổ “Về miền Tây em nhé” của tác giả Nguyễn Hoài Vân.

Bình luận về ý nghĩa của việc đạt giải Bạc này, Lê Duy cho rằng, với anh, giải thưởng này không chỉ là niềm vui, ghi được hình ảnh riêng mình trong lòng khán giả mà quan trọng là chính nó đã giúp anh việc định hướng con đường nghệ thuật chuyên nghiệp.

Với nền tảng nhận thức ấy, Lê Duy đã tiếp tục dấn thân vào lao động nghệ thuật nhọc nhằn và đầy đam mê quyết liệt của mình. Trong cuộc hành trình ấy, anh đã thu hái được thành quả lớn ấn tượng. Vào tháng 4 năm 2014, tại cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang, do Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức, Lê Duy đã giành huy chương vàng – Giải diễn viên triển vọng. Thành công ấy đánh dấu bước trưởng thành và khẳng định tài năng của anh với công chúng mộ điệu cả nước nhất là tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và với giới nghệ sỹ và các nhà tổ chức quản lý chuyên ngành sân khấu truyền thống.

Nghệ sỹ Cải lương Lê Duy và trái tim cháy đỏ ngọn lửa nghề - 3

Lê Duy luôn thể hiện tốt khi nhập vai.

Nghệ sĩ Lê Duy nhớ lại: thời điểm đó, khi anh đăng ký dự thi, rất nhiều người cho rằng Lê Duy chưa đủ tầm và cũng không phải thành viên của một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp nào nên khó mà “làm nên chuyện”. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng, với khả năng thiên bẩm của mình Duy đã xuất sắc bước qua từng vòng thi. Hầu hết các giám khảo lẫn người mộ điệu đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Lê Duy cũng cho hay, giám khảo và người mộ điệu đánh giá cao nhất là vai diễn Lê Tư Thành trong “Đêm trước giờ hoàng đạo” ở vòng chung kết. Như vậy, bằng đam mê và nội lực riêng, Lê Duy đã tự tạo lập được vị thế, khẳng định được vai trò của mình và anh đã chọn đoàn Cải lương Tây Đô làm “bến đỗ”.

Đến thành danh và nuôi những khát vọng xa

Từ khi gia nhập Đoàn Cải lương Tây Đô, Lê Duy nhanh chóng trưởng thành, dù được bố trí ở bất cứ vai diễn nào. Sống, học tập và làm việc tại môi trường biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. anh có rất nhiều cơ hội học hỏi các bậc thày, các đàn anh, đàn chị đi trước, được chia sẻ đồng cảm tận tâm. Lê Duy xúc động kể về một trong hàng trăm kỷ niệm: “Không thể quên công sức của nghệ sĩ Thạch Sỹ Long, người dìu dắt tôi từ những ngày chân ướt chân ráo. Trong tâm khảm tôi luôn in rõ hình ảnh hai thầy trò dắt díu nhau đi thi ở Cần Thơ rồi xuống Bạc Liêu. Trong khi đó, các nghệ sĩ khác có đơn vị, đồng nghiệp và “fan hâm mộ” theo sát thì thầy trò tôi thui thủi…”.

Bên cạnh đó, chính trong môi trường chuyên nghiệp này, anh dược cọ xát với sân khấu biểu diễn với tần sất lớn hơn, từ đó mà có điều kiện tự rút kinh nghiệm tự điều chỉnh mình liên tục. Đặc biệt, anh được học tập ở nhiều cuộc thi chuyên nghiệp, từ đó tự thấm nhiễm những “ngón nghề” cảu nhiều nghệ sĩ Cải lương tài năng.

Quá trình tích lũy về “lượng ấy” đã đủ để chuyển hóa thành “chất”. Tại “Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Cải lương và Dân ca Kịch chuyên nghiệp toàn quốc” do  Bộ VHTT&DL tổ chức năm 2017, Lê Duy đã tham dự với tư cách diễn viên của Nhà hát Tây Đô, thành phố Cần Thơ với vai “Trần Thặng” trong trích đoạn “Kẻ sĩ Thăng Long” . Tiết mục xuất sắc ấy đã đem đến cho anh một Huy chương vàng. Ý nghĩa của chiếc Huy chương Vàng này anh đoạt được chính là ở chỗ nó được trao ở một giải lớn tầm cỡ quốc gia. 

Nghệ sỹ Cải lương Lê Duy và trái tim cháy đỏ ngọn lửa nghề - 4

Một số giải thưởng của Lê Duy.

Những năm tiếp theo, Lê Duy gắn bó cống hiến hết mình cho nghệ thuật cải lương, một điều quan trong anh ngộ ra là: đã đứng trên sân khấu, dù diễn vai chính hay vai phụ, thậm chí vai quần chúng, chạy bận…đều phải diễn hết mình, hóa thân thành nhân vật. “Chỉ khi mình tin mình là nhân vật thì mới khơi nguồn cảm xúc và sự rung cảm nơi khán giả”- Lê Duy chia sẻ.

Nhờ tất cả những trải nghiệm nghệ thuật biểu diễn, niềm say mê và thiên bẩm nghệ sĩ Lê Duy đã trở thành diễn viên nòng cốt, với nhiều vai diễn khác nhau của Đoàn Cải lương Tây Đô tại các kỳ Liên hoan Cải lương, cũng như các vở diễn thường xuyên của đoàn. Đồng thời anh đã trở thành gương mặt quen thuộc với người yêu nghệ thuật cải lương Nam bộ ở các trích đoạn ca cảnh, bài vọng cổ trên VTV, HTV, THVL… cùng nhiều đài phát thanh truyền hình địa phương của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Người mộ điệu nhớ đến Lê Duy qua những nhân vật như Vua Tự Đức trong “Cánh buồm ngược gió”, anh bộ đội trong “Bông mận trắng”, Trần Thái Tông trong “Mệnh đế vương”, hay mới nhất là vai Hậu trong vở “Những nốt nhạc đời”…

Thành công, thành danh dưới ánh đền sân khấu Cải lương nhưng Lê Duy chưa bao giờ ngừng thôi học hỏi, với anh học hỏi chưa bao giờ là đủ và tâm niệm rằng, con đường chinh phục sân khấu cải lương còn dài và nhiều khó khăn. Điều trân quý ở Lê Duy là anh vẫn vững niềm tin nghệ thuật truyền thống mãi có chỗ đứng trong lòng khán giả. Anh cháy bỏng một khát khao là góp phần nhỏ bé của mình đưa  nghệ thuật cải lương truyền thống phát triển xứng tầm với giá trị vốn có của nó.

Mặt khác, anh cũng mong được trao những cơ hội để có thể truyền được ngọn lửa đam mê cho các bạn trẻ, sau khi tốt nghiệp Đại học lớp Đạo diễn sân khấu của Trường Đại học sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh.

Minh Sơn

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Đất nước”  – Một bài thơ lớn của Nguyễn Đình Thi

“Đất nước” – Một bài thơ lớn của Nguyễn Đình Thi

“Đất nước” là một bài thơ ngắn được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong một khoảng thời gian dài (1948 - 1955). Phần đầu của “Đất nước” được tạo thành từ hai đoạn trong các bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mít tinh” (1949), có thay đổi một số từ, riêng dòng thứ ba được thay đổi hẳn bằng một câu thơ khác. Phần sau của “Đất nước”, từ câu “Ôi nh

Văn học nghệ thuật góp phần tạo khí thế mới, sức vươn mới của dân tộc

Văn học nghệ thuật góp phần tạo khí thế mới, sức vươn mới của dân tộc

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Văn học Nghệ An từ năm 1975 đến nay từ  một  góc nhìn

Văn học Nghệ An từ năm 1975 đến nay từ một góc nhìn

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, để đánh giá thành tựu văn học của tỉnh miền Trung quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 50 năm (từ 1975 đến nay), Thời báo Văn học nghệ thuật giới thiệu tới bạn đọc bài viết của nhà báo Nguyễn Đình Anh - Trưởng ban Lý luận Phê bình Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Nghệ An - Biên tập viên phụ trách miền Trung của Thời báo Văn h