Sức hấp dẫn của chất vấn tại Quốc hội

(Arttimes) - Sau 2 ngày rưỡi chất vấn tại kỳ họp thứ 10 của Quốc Hội khóa XIV, đã có trên 120 đại biểu đưa ra nhiều vấn đề được đông đảo cử tri cả nước quan tâm.

KHÔNG NÊN PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN NHỎ, PHÁ RỪNG… LŨ LỤT

Nữ đại biểu trẻ của Gia Lai, Ksor H Bơ Khăp khi nghe Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đã gay gắt hỏi: - Bộ trưởng nói bão lũ, sạt lở ở miền Trung là do trời mưa, địa chất bị đứt gẫy… Vậy thời gian tới Bộ trưởng vẫn tiếp tục ủng hộ xây dựng, phát triển thủy điện nhỏ phải không? Bộ trưởng có trách nhiệm thế nào với thực trạng rừng bị tàn phá hiện nay…? Đại biểu Gia Lai xúc động nhắc lại điều Thủ tướng đã trao đổi:

- Tây Nguyên không thể biến thành sa mạc mà phải được phủ xanh bạt ngàn, phải xem xét vấn đề thủy điện nhỏ để hạn chế phá rừng. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chân thành tiếp tục trả lời:

- … Tôi không nói thủy điện là nguyên nhân hay không là nguyên nhân mà con người là nguyên nhân. Khi làm thủy điện thân thiện với môi trường như nhiều quốc gia văn minh dựa trên thế năng tự nhiên. Còn nếu chúng ta tận dụng mọi cơ hội khai thác thủy điện mà bỏ rừng là sai phạm của con người. Việc rừng bị mất còn nhiều nguyên nhân khác… Cần phải giữ và phục hồi rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên cùng với phát triển rừng phòng hộ… Nữ đại biểu Gia Lai vẫn tiếp tục chất vấn:

- Tôi đã lắng nghe để hiểu mọi điều Bộ trưởng vừa nói, nhưng hình như Bộ trưởng không hiểu điều tôi hỏi: Bộ trưởng có ủng hộ tiếp tục xây dựng thủy điện nhỏ; Có hay không? không có nhưng… Không tự nhiên mà trời mưa nhiều, không tự nhiên địa chất đứt gẫy, sụt lở vùi chết bao người như ở Rào Trăng 3… Theo dõi kỳ họp qua phát thanh, truyền hình trực tiếp, nhiều cử tri cả nước rất hoan nghênh các phiên chất vấn và cho rằng không nên phát triển thủy điện nhỏ tùy tiện phá rừng vì đã có nhiều nguồn thủy điện, nhiệt điện lớn, điện mặt trời, điện gió… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phải nỗ lực phục hồi rừng tự nhiên, trồng thêm rừng phòng hộ, phấn đấu trồng một tỷ cây xanh - kể cả các đô thị. Chính phủ nghiêm túc xem xét lại toàn bộ tình hình lũ lụt, xây dựng  quy hoạch chủ động đối phó thiên tai trong cả nước, nhất là miền Trung sau bão lũ cần có sự hỗ trợ giải quyết những khó khăn trước mắt và đầu tư lâu dài. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CHẤN HƯNG ĐẠO ĐỨC Trả lời chất vấn về đạo đức một bộ phận công dân xuống cấp nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phân tích khá sâu sắc nguyên nhân và nhiều nhận xét được đông đảo cử tri đồng tình. Phó Thủ tướng nói:

- Đạo đức, văn hóa là vấn đề liên quan đến mọi tổ chức, mọi người dân. Không ai không cần tiếp tục tu dưỡng đạo đức. Không ai có thể nói mọi hành vi ứng xử của mình đều tối ưu, chuẩn mực… Tôi rất mong các đại biểu chỉ bảo thêm… Thực trạng xuống cấp đạo đức là có thật, có những ý kiến cho rằng xuống cấp nghiêm trọng, tệ nạn xã hội, trộm cắp, đồng tiền chi phối, các giá trị văn hóa bị mai một… Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chúng ta cần phải nhìn hai mặt. Câu chuyện văn hóa, đạo đức là câu chuyện mấy chục năm, mấy trăm năm, dài hơn nữa… được làm nên bởi nhân dân. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, bắt đầu đổi mới chúng ta thấy rõ hơn.

Phó Thủ tướng nhắc lại những nét đẹp của lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết, nhân ái, bao dung của dân tộc Việt Nam bao đời vẫn được phát huy trong mọi gia đình và toàn xã hội. Ở nước nào cũng có cái tốt, cái xấu cùng song song tồn tại. Khi cái tốt nhiều lên thì cái xấu bị thu hẹp, bị đẩy lùi. Ai cũng biết ăn cắp là xấu, nhưng ăn cắp thời gian thì người ta ngại nói. Xã hội phát triển với cách mạng 4.0 trong mọi tiện nghi sinh hoạt, từ điện thoại thông minh, máy tính  truyền hình, mạng xã hội… đang tạo cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, thông minh hơn, tất nhiên cái xấu, cái ác cũng chui lủi, né tránh “thông minh”. Muốn chấn hưng đạo đức phải đổi mới toàn diện đời sống văn hóa cho toàn dân, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hứa trước Quốc hội sẽ cố gắng sớm cung cấp loại điện thoại thông minh giá thấp khoảng 6-700 ngàn đồng cho người nghèo. Nhiều cử tri hoan nghênh sự nghiêm túc tiếp thu của Chính phủ và các thành viên trong việc đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế và vị thế đất nước. Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã phát huy tác dụng tốt thì sao chưa có thể giảm nhiều biên chế? Phát triển kỹ thuật số rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, cần phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý nhưng thông tin bịa đặt nguy hiểm từ mạng xã hội, nhất là những mẩu tin, hình ảnh đồi trụy làm băng hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến công tác giáo dục lớp trẻ. 

Sức hấp dẫn của chất vấn tại Quốc hội - 1 Kỳ họp thứ 10 của Quốc Hội khóa XIV   GDP 5 NĂM 1200 TỶ USD, 28 TRIỆU VIỆC LÀM , THU NHẬP TĂNG 145%

Cuối buổi chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã chất vấn qua các kỳ họp, góp ý kiến nhiều vấn đề sâu sắc giúp Chính phủ nhận thức được những thiếu sót để nỗ lực khắc phục trong liên tục 5 năm qua, huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vượt muôn vàn khó khăn, thiên tai dịch bệch. Đặc biệt là nhờ đẩy lùi đại dịch Covid-19, năm 2020 chúng ta đã thực hiện mục tiêu kép thành công, kinh tế vẫn tăng trưởng trên 2,1%, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp vào 12 nền kinh tế mới nổi thành công tăng trưởng cao nhất.

Với GDP 5 năm đạt trên 1200 tỷ USD, thu nhập bình quân tăng 145% tương đương 9000 USD, có thêm 28 triệu việc làm mới, đưa tỷ lệ nghèo từ 9,8% xuống dưới 3%. Năm 2020 chúng ta đã xuất siêu gần 20 tỷ USD, nhưng những khó khăn khốc liệt trong năm tới khi đại dịch đang hoành hành khắp thế giới đòi hỏi những nỗ lực to lớn hơn, sáng tạo hơn, toàn diện hơn, quyết liệt hơn, bằng cả trái tim và khối óc mới có thể bảo đảm được mức tăng trưởng 6% do Quốc hội đặt ra trong năm 2021. Trong phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét:

- Tổng cộng đã có 121 lượt đại biểu chất vấn có 41 đại biểu tranh luận, có 3 Phó Thủ tướng, 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã trực tiếp trả lời những vấn đề bức xúc cùng những giải pháp tích cực nhằm sớm tháo gỡ những vướng mắc đẩy mạnh    phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục… giải quyết nhanh các vụ án tham nhũng, án dân sự, xây dựng đường cao tốc, nhà chung cư, trường học… Phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, trao đổi, tranh luận, thẳng thắn và trách nhiệm, sôi nổi…

Sức hấp dẫn của chất vấn tại Quốc hội - 2 Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp trong buổi chất vấn Quốc hội 

Có những vấn đề Quốc hội yêu cầu nhiều lần nhưng chuyển biến còn chậm, có nhiều nguyên nhân nhưng trách nhiệm của người đứng đầu cần được nghiêm túc xem xét. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những nhiệm vụ cần thực thi nhanh: hoàn thiện thể chế pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính,tăng cường hiệu quả ,chất lượng trong giải ngân đầu tư công, phát triển nhà ở xã hội, triển khai chiến lược năng lượng quốc gia, cân đối nguồn cung - cầu năng lượng, thực hiện tốt công tác quản lý thông tin truyền thông, đẩy mạnh cách mạng công nghiệp 4.0 trong mọi lĩnh vực, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, tăng cường quản lý bảo vệ môi trường, tài nguyên, đất đai, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hứng nâng cao giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp… Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Chúng ta cần tiếp tục thực hiệt tốt những biện pháp ngăn chặn đại dịch Covid-19, để Việt Nam luôn là điểm đến an toàn, hấp dẫn. 

Võ Khắc Nghiêm  None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đường lên Điện Biên hào hùng và đầy xúc cảm qua 70 tác phẩm mỹ thuật

Đường lên Điện Biên hào hùng và đầy xúc cảm qua 70 tác phẩm mỹ thuật

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Đường lên Điện Biên”, giới thiệu tới công chúng 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 - 2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng.