Cuốn sách đạt giải Orwell dành cho sách chính trị hay nhất 2011

“Về pháp quyền” có thể coi là cuốn sách lý giải đầy đủ chi tiết nhất từ trước đến nay về pháp quyền - nền tảng của sự văn minh và công bằng trong xã hội.

Pháp quyền là gì?

Pháp quyền, khái niệm đã được các học giả truy tìm lại từ giai đoạn Aristote, tạm dịch: “Quốc gia tốt hơn nên được cai trị bởi pháp luật, thay vì bởi một kẻ trong thứ dân”, và tiếp rằng “do vậy, ngay cả những kẻ được cho là người gác đền của luật pháp cũng phải tuân thủ chính thứ luật pháp đó”.

A . V. D I C EY, giáo sư về luật Anh Quốc tại Đại học Oxford, thường được biết đến như người đặt nền móng cho khái niệm “pháp quyền”.

Theo Dicey, pháp quyền được hiểu theo nhiều nghĩa: “Trước hết, thuật ngữ này nghĩa là không ai có thể bị trừng phạt hoặc phải chịu tổn thương một cách hợp pháp về thân thể hay tài sản của mình, trừ khi kẻ đó đã thực hiện hành vi vi phạm rõ ràng với thứ pháp luật được thiết lập theo phương cách pháp lý phổ thông và định rõ trước những pháp viện phổ thông xứ này.”

Nghĩa thứ hai của thuật ngữ này được giải thích như sau:“Khi nhắc đến pháp quyền như một nét đặc trưng của xứ sở này, ta không chỉ cần nhấn mạnh rằng không kẻ nào được đứng trên luật pháp, mà (theo một cách hoàn toàn khác) bất kỳ ai, không kể thứ bậc hay điều kiện, đều phải chịu khuất phục trước luật pháp phổ thông của vương quốc, và phải tuân theo quyền tài phán của các pháp viện phổ thông.” Do vậy, không ai đứng trên pháp luật, và pháp luật đó áp dụng chung cho mọi người bởi cùng một hệ thống tòa án.

Còn theo tác giả Tom Bingham, cốt lõi của pháp quyền là mọi người và mọi cơ quan quyền lực tại một quốc gia, dù công hay tư, đều được bảo vệ và bị ràng buộc bởi các quy tắc pháp luật được tạo lập công khai, có hiệu lực chung trong tương lai và được áp dụng công khai bởi các tòa án.

Cuốn sách đạt giải Orwell dành cho sách chính trị hay nhất 2011 - 1

Công thức mà Tom Bingham trình bày trong sách cũng được lấy cảm hứng nhiều từ Dicey. Nhưng tác giả cũng nhấn mạnh thêm nó cũng nắm trọn chân lý căn bản được đúc kết bởi triết gia Anh Quốc vĩ đại John Lockei vào năm 1690 rằng: “Nơi luật pháp suy tàn cũng chính là nơi bạo quyền lên ngôi.” Đồng tình với quan điểm này, năm 1776, Tom Paineii đã nói rằng “ở Mỹ, LUẬT PHÁP CHÍNH LÀ VUA. Trong chế độ toàn trị thì Vua là luật pháp, còn ở những đất nước tự do, luật pháp và chỉ có luật pháp mới được làm Vua”.

Tác phẩm “Về pháp quyền” có gì đặc biệt?

Đây có thể coi là cuốn sách đầu tiên trên thị trường Xuất bản Việt Nam cung cấp cho độc giả những thông tin đầy đủ, chi tiết và dễ tiếp thu nhất về pháp quyền.

Trong tác phẩm, Tom Bingham, một trong những bộ óc sắc bén nhất thế giới về pháp lý, đã bàn luận ý sự hình thành và nghĩa của pháp quyền. Theo ông, pháp quyền không phải là một lý thuyết khô khan mà là nền tảng thực sự của một xã hội công bằng, là sự đảm bảo của một chính phủ có trách nhiệm, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng đảm bảo cho sự hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.

Cuốn sách trình bày ngắn gọn về lịch sử các nguyên tắc pháp quyền, tám yếu tố cơ bản tóm gọn bản chất của khái niệm này, đồng thời thảo luận những căng thẳng đối với pháp quyền đến từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Sách có ba phần chính:

Phần thứ nhất, gồm hai chương đầu, bàn về tầm quan trọng của pháp quyền và một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp quyền.

Phần hai (Chương 3-10) bàn về tám yếu tố cơ bản tóm gọn bản chất của pháp quyền

Phần ba (Chương 11-12) thảo luận về những căng thẳng đối với pháp quyền từ chủ nghĩa khủng bố và nguyên tắc chủ quyền nghị viện (Anh).

Pháp quyền là nền tảng của xã hội văn minh. Và theo lời tác giả “trong một thế giới bị chia rẽ bởi những khác biệt về quốc tịch, chủng tộc, màu da, tôn giáo và của cải, pháp quyền là một trong những yếu tố vĩ đại nhất (và có thể chính là yếu tố vĩ đại nhất) giúp chúng ta đoàn kết lại”. Có thể thấy pháp quyền, luật pháp là những tri thức căn bản cần có với mỗi công dân trong xã hội, chứ không chỉ riêng ai làm trong ngành Luật.

Tác phẩm “Về pháp quyền” xuất bản lần này cũng như những tác phẩm tới đây thuộc Tủ sách kinh điển Pháp luật của Omega Plus hy vọng sẽ đáp ứng được mong muốn trau dồi tri thức lĩnh vực Luật học của độc giả trên cả nước.

Tom Bingham (1933 - 2010), là người duy nhất từng đảm nhiệm 3 vị trí:Phụ trách Phòng Dân sự thuộc Tòa Phúc thẩm Anh và xứ Wales, Chán án Tòa án Hoàng gia Tư pháp Anh và xứ Wales, Thượng nghị sĩ tối cao phụ trách vấn đề pháp luật của Vương Quốc Anh. Sau khi nghỉ hưu năm 2008, ông tập trung giảng dạy, viết và diễn thuyết về các chủ đề pháp lý, đặc biệt là pháp luật về nhân quyền. Trung tâm Pháp quyền Bingham (Bingham Centre for the Rule of Law) ở Anh được đặt theo tên ông.

T.Linh

Tin liên quan

Tin mới nhất

8 thành phần dưỡng da cực tốt giúp nàng 'trẻ mãi không già'

8 thành phần dưỡng da cực tốt giúp nàng 'trẻ mãi không già'

Nhiều người có thể thắc mắc có những chất dinh dưỡng nào giúp nuôi dưỡng làn da. Và nếu chọn sử dụng sản phẩm dưỡng da thì phải chọn những loại chất dưỡng nào? Dưới đây là 8 loại vitamin giúp da khỏe đẹp từ bên trong mà bất cứ cô gái nào cũng nên biết.

Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Ngày 25/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2024 với chủ đề "Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng", do Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học và văn nghệ sĩ trong cả nước