Sri Lanka: Dân nhảy xuống hồ bơi, ngồi "họp nội các" trong dinh Tổng thống

Người biểu tình ở thủ đô Colombo của Sri Lanka cho hay, họ chưa có ý định rời khỏi dinh Tổng thống.

Sri Lanka: Dân nhảy xuống hồ bơi, ngồi "họp nội các" trong dinh Tổng thống - 1

Dân Sri Lanka bơi trong dinh Tổng thống (ảnh: Aljazeera)

Hôm 9.7, hàng nghìn người đã Sri Lanka xông vào dinh Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và đốt nhà Thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Sự phẫn nộ của quần chúng buộc 2 nhà lãnh đạo Sri Lanka phải bỏ trốn.

Cảnh sát thành phố Colombo cho biết, họ đã bắt giữ hơn 3.000 người biểu tình có dấu hiệu bạo lực, nhưng điều đó là không đủ để ngăn cản đám đông.

Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka – ông Yapa Abeywardena – cho biết, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, 73 tuổi sẽ từ chức vào ngày 13.7. Tuy nhiên, nhiều người biểu tình không tin đây là sự thật. Gia tộc của ông Rajapaksa đã nắm quyền lực lớn ở đảo quốc Nam Á suốt hơn 2 thập kỷ.

Những người biểu tình đang chiếm giữ dinh Tổng thống Sri Lanka cho hay, họ sẽ không rời đi cho đến khi ông Rajapaksa thực sự từ chức.

“Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn chưa kết thúc. Chúng tôi sẽ không rời đi cho đến khi Rajapaksa thực sự rời ghế”, Lahiru Weerasekara – lãnh đạo nhóm sinh viên biểu tình ở Colombo – nói với Aljazeera

“Tổng thống phải từ chức, Thủ tướng phải từ chức và chính phủ phải giải tán”, Ruwanthie de Chickera – nhà soạn kịch, một trong những người lãnh đạo phong trào biểu tình ở Colombo – nói về điều kiện rút khỏi dinh Tổng thống.

Hình ảnh người dân nhảy xuống hồ bơi, chạy bộ trong phòng tập thể dục riêng trong dinh Tổng thống Sri Lanka đã “gây bão” dư luận thế giới trong vài ngày gần đây. Tình hình chính trị ở Sri Lanka đang vô cùng bất ổn.

“Chúng tôi ở đây để khám phá xem họ làm gì với tiền thuế của chúng tôi”, một người biểu tình trong dinh Tổng thống Sri Lanka nói.

“Nông dân không thể trồng trọt, ngư dân không thể đi biển. Tổng thống và Thủ tướng đã không làm tròn nhiệm vụ của họ”, Ahilan Kadirgamar – giảng viên Đại học Jaffna (Sri Lanka) – nói.

Sri Lanka: Dân nhảy xuống hồ bơi, ngồi "họp nội các" trong dinh Tổng thống - 2

Người biểu tình tổ chức họp nội các giả trong dinh Tổng thống Sri Lanka (ảnh: Aljazeera)

Hồi tháng 5, ông Rajapaksa đã bổ nhiệm ông Wickremesinghe giữ chức Thủ tướng như một nỗ lực để giải quyết tình trạng thiếu nhiên liệu và khủng hoảng kinh tế. Ông Wickremesinghe đã đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đề nghị hỗ trợ tài chính. IMF vẫn đang trong quá trình xem xét đề nghị này.

Aruna Kulatunga – chuyên gia phân tích chính trị ở Sri Lanka – cho rằng, bất cứ ai đảm nhận vị trí Tổng thống thay ông Rajapaksa đều phải đối mặt với “khó khăn và nguy hiểm”.

“Có nhiều thách thức phía trước. Chúng tôi cần IMF hỗ trợ hoặc buộc phải từ chối thanh toán nợ cho các chủ nợ trên thế giới”, ông Aruna Kulatunga nhận định.

Sri Lanka hiện đang nợ nước ngoài số tiền lên tới hơn 51 tỷ USD. Các ngân hàng ở nước này gần như không còn ngoại tệ để giao dịch.

Vương Nam – Aljazeera

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.