Thông tin mới vụ Ukraine "khóa" đường ống dẫn dầu Nga đến châu Âu

Nguồn dầu Nga đến 3 nước châu Âu tiếp tục chảy sau khi rắc rối liên quan đến việc thanh toán tiền trung chuyển cho phía Ukraine được giải quyết.

Thông tin mới vụ Ukraine "khóa" đường ống dẫn dầu Nga đến châu Âu - 1

Đường ống Druzhba ở Belarus (ảnh: Forbes)

Hôm 10/8, CNN đưa tin, nguồn dầu từ Nga đến 3 nước EU Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc qua nhánh phía nam của đường ống Druzhba lại tiếp tục chảy sau khi Tập đoàn năng lượng Hungary MOL thay Nga trả phí vận chuyển cho Ukrtransnafta – Công ty năng lượng nhà nước Ukraine.

“Bằng cách đảm nhận nghĩa vụ thanh toán, chúng tôi đưa ra giải pháp nhanh chóng cho vấn đề. Phía đối tác Ukraine đã cam kết sẽ tiếp tục vận chuyển dầu trong vài ngày tới”, MOL thông báo.

Dẫn nguồn tin từ Công ty vận tải đường ống Transneft (Nga), RIA Novosti cho hay, dầu sẽ tiếp tục được bơm qua nhánh phía nam đường ống Druzhba vào lúc 16 giờ chiều ngày 10/8 (giờ địa phương).

Trước đó, Transneft thông báo Ukrtransnafta đã dừng trung chuyển dầu Nga cho các nước châu Âu qua nhánh đường ống này do không nhận được phí dịch vụ tháng 8.

Theo Transneft, họ không thể trả 100% phí theo yêu cầu của Ukrtransnafta do tác động của lệnh trừng phạt từ EU. MOL sau đó đã đề xuất trả phí dịch vụ thay cho Transneft.

Druzhba dài khoảng 4.000 km, là một trong những mạng lưới ống dẫn dầu dài nhất thế giới. Đường ống này chuyển dầu thô từ Nga sang các nhà máy lọc dầu ở Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Ba Lan và Slovakia qua nhánh phía bắc và phía nam.

Nga cung cấp khoảng 250.000 thùng dầu mỗi ngày qua nhánh phía nam của đường ống dẫn dầu Druzhba tới 3 nước Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc.

Cùng ngày 10/8, lệnh cấm đối với than Nga xuất khẩu của EU bắt đầu có hiệu lực. Lệnh cấm này được các thành viên EU đồng ý vào tháng 4.

Tất cả các loại than của Nga đều bị EU cấm. Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, lệnh cấm này sẽ khiến Nga mất khoảng 8 tỷ USD mỗi năm.

Trước xung đột ở Ukraine, khoảng 1/2 lượng than EU sử dụng đến từ Nga. Tuy nhiên, nhu cầu than đốt của Liên minh châu Âu đã giảm dần sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng.

“Lệnh trừng phạt nhằm vào nguồn than xuất khẩu của Nga có thể khiến hoạt động của nhiều công ty châu Âu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên các công ty năng lượng có thể tận dụng cơ hội này để thay đổi công nghệ, hướng tới sản xuất bằng nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường”, Ông Henning Gloystein, Giám đốc bộ phận Năng lượng và Tài nguyên thuộc Tập đoàn Eurasia Group (Mỹ), nhận định.

Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ 3 thế giới trong năm 2020, sau Úc và Indonesia.

Chính Pháp - CNN

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sau vụ tai nạn máy bay Dreamliner của Ấn Độ, cổ phiếu Boeing lao dốc

Sau vụ tai nạn máy bay Dreamliner của Ấn Độ, cổ phiếu Boeing lao dốc

Cổ phiếu của Boeing (BA.N) giảm 5% vào thứ Năm sau khi một chiếc máy bay 787-8 Dreamliner của Air India gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh, đánh dấu một bước lùi lớn đối với nhà sản xuất máy bay này khi giám đốc điều hành mới đang nỗ lực xây dựng lại niềm tin sau hàng loạt thách thức về an toàn và sản xuất.

USD mất giá mạnh, các nước châu Á đang quay lưng với đồng bạc xanh

USD mất giá mạnh, các nước châu Á đang quay lưng với đồng bạc xanh

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, biến động chính sách tiền tệ và nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhiều quốc gia châu Á đang đẩy nhanh quá trình giảm phụ thuộc vào đồng USD. Dù đồng bạc xanh vẫn là đồng tiền chủ đạo trong thương mại và dự trữ toàn cầu, làn sóng “phi đô la hóa” (de-dollarization) đang âm thầm lan rộng, nhất là ở khu vực ASEAN và các nền kinh tế lớn như T