Trung Quốc: Mực nước ở nhánh sông Dương Tử dâng cao nhất 70 năm, gây ngập lụt nặng

Trong bối cảnh Trung Quốc bước vào mùa lũ, mực nước ở các đoạn giữa và hạ lưu sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc và mực nước ở cửa sông của hồ nước ngọt lớn thứ hai Trung Quốc là hồ Động Đình đã vượt quá mức cảnh báo, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc ngày 2/7 cho biết.

Trung Quốc: Mực nước ở nhánh sông Dương Tử dâng cao nhất 70 năm, gây ngập lụt nặng - 1

Huyện Bình Giang ở tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt.

Với việc mực nước ở các đoạn giữa và hạ lưu sông Dương Tử được dự báo sẽ còn tiếp tục dâng cao, nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực phòng chống lũ lụt, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kiểm tra và giám sát công tác phòng chống lũ lụt tại thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc trong hai ngày vừa qua.

Ông Lý nhấn mạnh hiện tại đang là mùa lũ cao điểm, công tác phòng chống lũ lụt đã bước vào giai đoạn quan trọng. Cần tăng cường hơn nữa nhận thức về rủi ro, tăng cường phối hợp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng, tài sản của người dân và sự ổn định xã hội.

Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã ban hành cảnh báo khẩn cấp với cấp độ III để phòng chống lũ lụt tại các tỉnh Giang Tây và An Huy cũng như các tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc. Bộ đã cử các nhóm công tác phòng chống lũ lụt tới tuyến đầu, đẩy mạnh sử dụng các hồ chứa để giảm bớt áp lực kiểm soát lũ lụt ở trung và hạ lưu sông Dương Tử.

Bình Giang, huyện nằm ở phía nam sông Dương Tử của tỉnh Hồ Nam, nơi có 1,11 triệu người sinh sống, đang phải trải qua trận lũ tồi tệ nhất trong 70 năm qua do mưa lớn. Hôm 1/7, nhà chức trách địa phương đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp thời chiến.

Sông Miluo, con sông chảy qua huyện Bình Giang trước khi hợp lưu với sông Dương Tử, đã đạt mực nước 77,67 mét vào sáng sớm ngày 2/7, vượt mức báo động hơn 7 mét và là mực nước cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1954.

Từ giữa tháng trước cho đến ngày 1/7, trạm thủy văn Bình Giang đã ghi nhận lượng mưa 762,4 mm. Đây là trận mưa dài nhất, dữ dội nhất và lớn nhất ở huyện này kể từ khi có các dữ liệu thống kê khí tượng ở địa phương vào năm 1961.

Do mưa lớn và lũ lụt, một phần ba khu phố cổ và một nửa khu phố mới ở huyện chìm trong nước, tờ The Paper của Trung Quốc đưa tin.

Một cư dân họ Tống nói với tờ Hoàn Cầu, rằng ở một số vùng thấp của huyện, nước ngập đến mái nhà. Ở khu trung tâm, nước có thể ngập tới tầng 2 và nhiều người bị mắc kẹt.

Nhiều xe cộ chìm trong nước và hầu hết các khu vực ở huyện đang bị mất điện. Thiệt hại là rất đáng kể, cư dân này cho biết, nhấn mạnh trước năm 2020, Bình Giang vẫn là một huyện nghèo đói.

"Trận lũ chưa từng có này chắc chắn là một đòn giáng mạnh nữa vào sự phát triển của Bình Giang, chỉ vài năm sau khi huyện thoát khỏi đói nghèo", cư dân nói thêm.

Theo số liệu thống kê chính thức, 340.000 trong hơn 1,1 triệu dân ở Bình Dương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Hàng loạt cây cầu và đường sá bị hư hại. 5 căn nhà bị đổ sập hoàn toàn, 11 căn nhà bị hư hại nặng, gần 170.000 mẫu cây trồng bị ảnh hưởng, gây thiệt hại kinh tế hơn 200 triệu nhân dân tệ (27,5 triệu USD).

166 đội cứu hộ chuyên nghiệp với các trang thiết bị đã tới huyện Bình Giang để gia cố bờ kè, sơ tán người dân ở các khu vực bị ngập lụt và sắp xếp tái định cư cho những người bị ảnh hưởng, China News đưa tin. Tỉnh Hồ Nam cũng đã phân bổ tổng cộng 187 triệu nhân dân tệ để hỗ trợ các khu vực bị lũ lụt và cứu trợ thiên tai

Hoàng Anh - Hoàn Cầu

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.