Dự đoán xu hướng phát triển bất động sản ven đô Hà Nội nửa cuối năm 2024 

Tốc độ phát triển nhanh chóng của hạ tầng xã hội và liên kết giao thông tại Thủ đô là hệ quả tất yếu của việc bất động sản ven đô trở thành điểm sáng thu hút đầu tư. Điển hình, tỉnh Hoà Bình có nhiều điều kiện thuận lợi nhờ lợi thế về quỹ đất rộng lớn, thiên nhiên hoang sơ và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cấp chính quyền. 

Tiềm năng bứt phá mạnh mẽ của bất động sản ven đô

Khu vực phía Đông, phía Tây Hà Nội đang trên đà phát triển mạnh mẽ bởi các vùng kinh tế trọng điểm, trường học, cơ quan hành chính nhà nước… đã và đang dịch chuyển về đây. Xa hơn là khu Láng - Hoà Lạc cũng dần trở nên nhộn nhịp khi có khu công nghệ cao Hoà Lạc, trường Đại học Quốc gia… Ngoài ra, người lao động, học sinh - sinh viên có nhu cầu về lưu trú cao, mở ra cơ hội phát triển nhiều dự án bất động sản các tỉnh lân cận Hà Nội.

Nhìn chung, các tỉnh quanh Hà Nội như Hoà Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên… cách Thủ đô không xa, chỉ mất từ 30 - 60 phút di chuyển. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông ngày càng được xúc tiến đầu tư đồng bộ, giúp việc kết nối từ Hà Nội đến các địa phương này rất nhanh chóng và thuận tiện. Hàng loạt tuyến đường lớn đã, đang và sắp được triển khai như cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; Quốc lộ 18 từ Hà Nội đi Quảng Ninh, Bắc Ninh; Quốc lộ 5 đi Hà Nội - Hưng Yên - Hải Phòng… tạo đà cho bất động sản ở các khu lân cận “cất cánh”. 

Dự đoán xu hướng phát triển bất động sản ven đô Hà Nội nửa cuối năm 2024  - 1

Cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu giúp tăng khả năng kết nối vùng với các thành phố lớn 

Không chỉ vậy, nhu cầu làm việc tại Hà Nội và xung quanh Thủ đô đang tăng cao do có sự dịch chuyển các cơ quan hành chính về phía Tây. Trong khi đó, khu vực nội thành chật hẹp, thiếu không gian riêng tư không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Lúc này, xu hướng đầu tư bất động sản giống như “vết dầu loang", dịch chuyển dần về các khu vực vùng ven rộng rãi, thoáng mát nhưng không quá xa trung tâm và giàu tiềm năng kết nối. 

Ngoài nhu cầu cao, vị trí thuận tiện, sức hút của bất động sản các khu vực ven đô còn được lý giải bởi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ về các tỉnh tăng dần qua các năm. Điển hình, Hải Phòng ghi nhận số vốn FDI đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp năm 2023 đạt 3.5 tỷ USD, tăng 140% so với năm 2022, đứng đầu vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 2 cả nước. Hay với tỉnh Hoà Bình, địa phương này có hơn 16 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 27 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI). Các con số “biết nói" đã chứng tỏ khu vực quanh Hà Nội được giới đầu tư rất quan tâm. 

Quan trọng hơn cả, Chính phủ cũng tích cực tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể, các vấn đề về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, pháp lý, nguồn vốn… cơ bản được giải quyết nhờ Nghị quyết 33/NQ-CP, Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, Nghị định số 10/2023/NĐ-CP… 

Hoà Bình - điểm sáng bất động sản ven đô năm 2024

Cách Thủ đô chưa tới 1 giờ di chuyển, tỉnh Hoà Bình được xem là cửa ngõ kết nối khu vực Tây Bắc với Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Hạ tầng giao thông tại đây đang được đẩy mạnh, các trục cao tốc Hòa Bình - Mai Châu, Hoà Lạc - Hoà Bình, Hoà Bình - Mộc Châu và nhiều tuyến đường tỉnh lộ kết nối liên vùng cũng góp phần tạo ra xung lực lớn cho địa phương. 

Với thế mạnh là du lịch sinh thái, mang đậm dấu ấn cộng đồng và văn hoá bản sắc, thời gian qua, tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo nâng cấp chất lượng loại hình du lịch trên hồ thuỷ điện Hoà Bình và các huyện như Cao Phong, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ… Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng chú trọng đến việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Mường, Tày, Mông, Thái, Dao, qua đó thu hút lượng lớn khách du lịch - trong và ngoài nước.

Trong đó, tỉnh ưu tiên hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại Mai Châu, hồ Hoà Bình… Vì vậy, hiện nay, Hoà Bình có nhiều địa điểm tổ chức cung cấp các hoạt động trải nghiệm đa dạng như đua xe đạp địa hình, chơi golf, bay dù lượn, cắm trại, trekking… 

Hơn thế nữa, quãng đường di chuyển từ Hà Nội - Hoà Bình cũng đi qua nhiều địa danh nổi tiếng, như khu du lịch Ao Vua, vườn Quốc gia Ba Vì... Những địa điểm này nằm rất gần Hoà Bình, nổi lên với nhiều hình thức giải trí như camping, chèo thuyền, check - in sống ảo… Đây chính là điều kiện thuận lợi cũng góp phần giúp thị trường bất động sản Hòa Bình tiếp tục vươn xa trong tương lai.

Về tốc độ phát triển kinh tế, năm 2023, tỉnh Hoà Bình có tổng sản phẩm tăng 0.68% so với năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 69.77 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 1.659 triệu USD. Điều này cho thấy tình hình phát triển kinh tế tại địa phương luôn ổn định, nâng cao qua từng năm. 

Nhận thấy nhiều điểm sáng tại tỉnh Hoà Bình, tập đoàn AGroup dồn toàn bộ nguồn lực phát triển các dự án bất động sản well-being tại đây, đáp ứng nhu cầu lớn của khách du lịch và lưu trú. Trong đó, khu resort 5 sao ven đô Lakeside Village là dự án mở đầu, hứa hẹn đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh du lịch - thương mại cao cấp. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là dự án theo mô hình resort 5 sao đầu tiên và duy nhất tại lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình có đầy đủ giấy tờ pháp lý. Đầu tháng 3/2024, tập đoàn AGroup đã tổ chức lễ khởi công dự án Lakeside Village với sự tham gia của ban lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở - ban -  ngành, đối tác cùng cơ quan thông tấn báo chí. 

Dự đoán xu hướng phát triển bất động sản ven đô Hà Nội nửa cuối năm 2024  - 2

Lakeside Village là dự án được cấp phép đầy đủ để xây dựng 

Bằng sự đầu tư chỉn chu cùng những bước đi chắc chắn, trong thời gian tới, Lakeside Village được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến hàng đầu của khách hàng, không chỉ đơn giản là câu chuyện để ở hay để đầu tư mà còn góp phần định hình lối sống well-being và khai thác tích cực vẻ đẹp thiên nhiên, tiềm năng kinh tế của tỉnh Hoà Bình.

Tin liên quan

Tin mới nhất