Sóc Trăng tổ chức tọa đàm 50 năm văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất
Ngày 17/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức buổi tọa đàm 50 năm văn học, nghệ thuật (VHNT) sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2024).
Với tinh thần đánh giá, nhìn nhận hiệu quả tác động của VHNT với đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, theo ban tổ chức, nội dung tọa đàm được xây dựng với chủ đề phù hợp, đảm bảo tính thực tiễn, qua đó khẳng định những thành tựu đạt được và tìm kiếm giải pháp, định hướng phát triển hoạt động VHNT của địa phương trong thời gian tới.
Lãnh đạo Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng chủ trì tọa đàm. (Ảnh: Hải Hà)
Báo cáo của Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng cho thấy, Hội VHNT tỉnh hiện có 9 phân hội chuyên ngành trực thuộc với 288 hội viên, trong đó có 90 hội viên được kết nạp vào các hội chuyên ngành cấp trung ương (nhiều nhất là các chuyên ngành nhiếp ảnh, âm nhạc, mỹ thuật).
Trong hoạt động, Hội VHNT luôn bám sát và quán triệt định hướng chỉ đạo của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và trực tiếp là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Bà Diệp Thị Phượng Trang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng cho biết: Nhiều tác phẩm VHNT của hội viên đã thể hiện tốt quá trình xây dựng, phát triển tỉnh nhà. Bằng các loại hình nghệ thuật, các hội viên đã hướng công chúng đến giá trị chân - thiện - mỹ, góp phần xây dựng hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Tiến sĩ Huỳnh Vũ Lam, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: Ban tổ chức tọa đàm nhận được 25 tham luận từ các sở, ngành và nhiều cá nhân trược tiếp tham gia các hoạt động VHNT tại địa phương. Tại buổi tọa đàm, các báo cáo tham luận đã cho thấy một “bức tranh” khá toàn diện về các lĩnh vực cụ thể của VHNT tỉnh Sóc Trăng sau 50 năm, đồng thời đánh giá tác động của VHNT đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chuẩn mực đạo đức, con người Sóc Trăng.
Toàn cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Diệp Bần Cò)
Bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được, VHNT tỉnh Sóc Trăng cũng nhận thấy còn nhiều mặt hạn chế, cần phải phấn đấu nhiều hơn để vươn lên, xứng tầm với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Những hạn chế đó được nhận diện qua các tham luận, như: Chưa có những tác phẩm bề thế, phản ánh cuộc sống, con người, truyền thống văn hóa, sự thay đổi một cách toàn diện, rõ nét của địa phương; công tác quảng bá, giới thiệu, công bố tác phẩm VHNT còn đơn điệu, thiếu sức lôi cuốn, chưa phù hợp với công chúng trong thời kì công nghệ 4.0; việc phát huy tài năng nghệ sĩ, tạo bối cảnh cho hoạt động sáng tác và cơ sở “đầu ra” cho tác phẩm VHNT tỉnh đôi lúc cũng còn chậm…
Phát biểu chỉ đạo tại buổi tọa đàm, bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể địa phương trong tỉnh cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của VHNT trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng; tạo mọi điều kiện phát triển VHNT, góp phần đưa hoạt động VHNT Sóc Trăng ngày càng đi vào chiều sâu.
Nghệ An là một phần thuộc về Xứ Nghệ - mảnh đất có bề dày truyền thống, lịch sử, khoa bảng, văn hóa. Do vậy, Hội...
Bình luận