Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa

Với những kết quả đạt được trong năm qua, văn học nghệ thuật tiếp tục góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng con người, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tạo bầu không khí lành mạnh trong xã hội, tạo niềm tin vào tiền đồ của đất nước, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ trong nhân dân.

Ngày 14/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị Ủy ban toàn quốc lần thứ 4 (khóa X) Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 1

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Hội nghị có sự tham dự của TS. Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; TS Bùi Thế Đức, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng phê bình lý luận Văn học nghệ thuật Trung ương; Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cùng các thành viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, Chủ tịch các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố.

Hội nghị được tiến hành dưới sự chủ trì của PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; TS. Đoàn Thanh Nô, Phó Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; NSND. Họa sĩ Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Văn học nghệ thuật Việt Nam Việt Nam; Nhạc sĩ Nông Quốc Bình, Phó Chủ tịch Liên hiệp, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam; NSND Trần Quốc Chiêm, Phó Chủ tịch Liên hiệp, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội; NSND Trịnh Thị Thuý Mùi, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; NSNA Trần Thị Thu Đông, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 2

Các đồng chí chủ trì Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết, năm 2024, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương (sau đây gọi tắt là Liên hiệp và các hội) đã nỗ lực tập trung hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của nhiệm kỳ, tích cực chuẩn bị các công việc cho đại hội nhiệm kỳ mới (2025 - 2030), tiếp tục triển khai nhiều chương trình, dự án văn học, nghệ thuật lớn hướng về những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước. Đội ngũ văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy nêu cao tinh thần và vai trò trách nhiệm trên mặt trận tư tưởng văn hóa, xây dựng văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam.

Văn học nghệ thuật tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về đại hội các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030, các ban Đảng Trung ương ban hành nhiều kế hoạch, hướng dẫn các hoạt động, công tác của Liên hiệp và các Hội.

Trong đó có hội nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức chiều 29/2/2024 và hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc do Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì ngày 30/12/2021 thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, nhằm cổ vũ, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ, phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; hướng tới đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên hiệp và các hội đã tiếp tục phát huy tốt vai trò tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đồng thời, tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa với phương thức tổ chức phát huy sự tự do sáng tạo, gắn với trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, tạo được sự đồng thuận cao; lấy chất lượng, hiệu quả trong việc tổ chức, tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ, khuyến khích đổi mới sáng tạo làm trọng tâm.

PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh, Hội nghị lần này là dịp để nhìn lại những kết quả sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam với khối lượng công việc rất lớn và tổng kết công tác văn học nghệ thuật trong năm 2024 – một năm có nhiều chuyển động mới và nhiều dấu ấn nổi bật.

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 3

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 tại Hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đoàn Thanh Nô cho biết, trong năm qua, Đảng đoàn, Đảng ủy, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp chỉ đạo các tổ chức thành viên quán triệt, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, văn học nghệ thuật, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp và các hội như: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phát động tổ chức đợt sáng tác trong toàn Liên hiệp từ tháng 4/2024 đến ngày 30/4/2025 với chủ đề Chung một cơ đồ Việt Nam; Chỉ đạo các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện Kế hoạch số 390-KH/BTGTW ngày 15/11/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025); Triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 14/6/2024 của Ban Bí thư về Đại hội các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025 – 2030; Quán triệt và triển khai việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Triển khai thực hiện Kết luận số 84-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”;...

Trong năm qua, trên cả nước diễn ra nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật hưởng ứng, tuyên truyền các sự kiện chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mừng Xuân, mừng Đảng. Các chương trình, hoạt động đều được cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các ban, ngành đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai, tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức, đạt chất lượng về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, tạo không khí vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, góp phần đảm bảo nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Một số hoạt động nổi bật có thể kể đến như: Chuỗi sự kiện văn học nghệ thuật kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với điểm nhấn là chương trình hành hương về nguồn với chủ đề Qua miền Tây Bắc – Về với Điện Biên, hội thảo Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật, cuộc thi vẽ tranh Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, tháng Âm nhạc Bài ca Điện Biên; Chuỗi sự kiện văn học nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam với hội thảo Văn học nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - 80 năm đồng hành sáng tạo, cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề Vang mãi khúc quân hành, cuộc vận động sáng tác ca khúc chủ đề Hát tiếp khúc quân hành; Chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi; Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 với chủ đề Bản hòa âm đất nước; Giải thưởng điện ảnh Cánh diều năm 2024; Festival mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024; Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất; Cuộc thi ảnh, video Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024; Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia Tự hào một dải biên cương lần thứ III năm 2024; Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024; Tuần lễ múa Việt Nam 2024;…

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 4

Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đoàn Thanh Nô báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 tại Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, TS. Đoàn Thanh Nô cũng nêu rõ, công tác văn học nghệ thuật năm 2024 còn gặp nhiều khó khăn như: kinh phí hoạt động còn có những vướng mắc về nhận thức, về cơ chế, về chế độ, chính sách đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chung của Liên hiệp và các hội; công tác quy hoạch và tạo nguồn để quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, cán bộ giúp việc, tham mưu có nhiều hạn chế; một số tạp chí chuyên ngành của các hội phải tạm đình bản do một số nhân sự chủ chốt tại các cơ quan báo chí của nhiều hội văn học nghệ thuật ở Trung ương và địa phương chưa được kiện toàn, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;…

Tổ chức nhiều hoạt động gắn với trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ

Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận của các đồng chí là Chủ tịch các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương và Chủ tịch các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố. Qua đó cho thấy, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương đã chủ động, sáng tạo, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt về hoạt động chuyên ngành, triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: mở trại sáng tác, tổ chức các chuyến đi thực tế, hội thảo khoa học, tập huấn, giảng dạy chuyên sâu về nghiệp vụ, triển lãm, liên hoan. Các hoạt động này tổ chức theo hướng tập trung nâng cao chất lượng tác phẩm, có sự cải tiến về công tác tổ chức, đổi mới về phương thức hoạt động và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Tiến tới Đại hội nhiệm kỳ, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương đã tổ chức đại hội chi hội ở các tỉnh, thành và khu vực trên cả nước.

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 5

Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đỗ Lệnh Hùng Tú phát biểu tham luận tại Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố đã nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện. Các hoạt động của Hội đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phục vụ kịp thời có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ và khẳng định được vị thế của một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp mang tính đặc thù tại địa phương.

Các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố đã đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển của địa phương, gìn giữ bản sắc văn hóa vùng, miền, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, các hoạt động liên kết của các Hội cùng khu vực vẫn được duy trì, ngày càng có nhiều phương thức hoạt động linh hoạt, đổi mới, tăng tính gắn kết của các văn nghệ sĩ có chuyển biến cả về chất và lượng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của đông đảo nhân dân trong tỉnh và lan tỏa ra các vùng, miền khác trong cả nước.

Tham luận tại Hội nghị, nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk mong muốn tiếp tục nhận được quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về các hoạt động văn học nghệ thuật trọng tâm trong năm 2025. Đồng thời đề nghị lãnh đạo các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố chủ động hơn nữa trong việc tham mưu với lãnh đạo tỉnh trong việc tổ chức các hoạt động của hội, trong đó, cần tăng cường hơn nữa công tác tư tưởng và quảng bá tác phẩm.

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 6

Nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phát biểu tham luận tại Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Tham luận về nội dung định hướng tư tưởng thẩm mỹ cho thanh thiếu niên, nhà văn Trương Thị Thương Huyền, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương cho biết đây là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Theo nhà văn, việc định hướng thẩm mỹ thông qua các hoạt động sáng tác, tổ chức các cuộc thi dành cho giới trẻ, tổ chức các trại sáng tác văn học nghệ thuật trẻ rất đáng để các Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và cần được tổ chức thường xuyên, mang tính định kỳ để góp phần thúc đẩy sự quan tâm của thế hệ trẻ với văn học nghệ thuật và khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay.

Thực hiện nhiệm vụ này, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương đã trực tiếp tham gia vào tổ biên soạn chương trình giảng dạy văn học nghệ thuật địa phương của bậc tiểu học, trung học phổ thông. Việc giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của các tác giả là người địa phương góp phần đem tiếng nói của văn học nghệ thuật lan tỏa tới các trường học, các đoàn thanh niên, các thanh thiếu niên và gợi mở sự quan tâm của thế hệ trẻ với lĩnh vực này.

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 7

Nhà văn Trương Thị Thương Huyền, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương phát biểu tham luận tại Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai đánh giá cao nội dung, hình thức và hoạt động của Liên hiệp và các hội cũng như các hội địa phương trong năm qua.

“Trong năm 2024 đã có rất nhiều tác phẩm có giá trị về mặt tư tưởng, nghệ thuật ra đời. Từ cơ sở đến trung ương có nhiều đổi mới, bám sát diễn biến đời sống chính trị và phát huy được vai trò sáng tạo, tạo ra nhiều sân chơi cho đội ngũ văn nghệ sĩ. Các hoạt động văn học nghệ thuật trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, các sự kiện của địa phương đã tạo được tiếng vang, thu hút đuợc sự quan tâm của đông đảo văn nghệ sĩ tham gia. Thông qua đó truyền tải được nhiều nội dung, thông điệp, định hướng tư tưởng chính trị và cổ vũ, động viên, tạo sự phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân”, đồng chí Đinh Thị Mai nhận định.

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 8

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Năm 2025 là năm diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Liên hiệp và các hội tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ phải bám sát với thực tiễn, các nhiệm vụ chính trị của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động cần tránh sự chồng chéo và tập trung vào chất lượng các hoạt động.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo đề nghị Liên hiệp và các tổ chức thành viên tích cực tham mưu, đề xuất, tư vấn và phản biện các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật. Đặc biệt trên ba lĩnh vực: Xây dựng nghị quyết mới về phát triển văn hóa con người Việt Nam; Chương trình mục tiêu quốc gia về văn học nghệ thuật; Góp ý dự thảo văn kiện Đảng bộ các cấp và dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

“Đề nghị các đồng chí quan tâm, nắm bắt tình hình tư tưởng của đội ngũ văn nghệ sĩ và dự báo cho cấp ủy, từ trung ương đến địa phương các xu hướng, hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật để làm nổi bật lên vai trò của mình, để làm sao cho văn học nghệ thuật có thể ‘soi đường cho quốc dân đi’, văn học nghệ thuật phải hướng tới những giá trị Chân – Thiện – Mỹ”, TS. Đinh Thị Mai nhấn mạnh.

TS. Đinh Thị Mai cũng đề nghị, Liên hiệp và các hội cần kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác văn học nghệ thuật để bảo vệ hội viên của mình.

Tiếp tục nêu cao tinh thần, vai trò và trách nhiệm của văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa - 9

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

Các đại biểu tại Hội nghị nhận định, năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, là năm thực hiện chủ trương, quyết định của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo mục tiêu “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”; là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng; là năm tổ chức kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của Đảng, Liên hiệp và các hội tập trung thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hoá, văn học nghệ thuật; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, đổi mới mô hình, phương thức hoạt động của các hội, khơi dậy mọi tiềm năng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các hội theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; từng bước tạo cơ chế hiệu quả, kịp thời định hướng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Người Trung Quốc ùn ùn về quê ăn Tết

Người Trung Quốc ùn ùn về quê ăn Tết

Trong bối cảnh Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, người Trung Quốc chen chúc trên ô tô, tàu hỏa và máy bay để về quê ăn Tết, chính thức khởi động mùa Xuân Vận - cuộc di cư thường niên lớn nhất thế giới của loài người.

Honda City và các đối thủ: Thiết kế nào vừa lòng người Việt nhất?

Honda City và các đối thủ: Thiết kế nào vừa lòng người Việt nhất?

Phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam luôn nóng bỏng với những cái tên như Honda City, Toyota Vios, Hyundai Accent, Mazda2 và Kia Soluto. Mỗi mẫu xe mang phong cách thiết kế riêng, từ sự sắc sảo, thể thao của City đến vẻ bền bỉ của Vios hay thời thượng của Accent. Vậy đâu là thiết kế chinh phục người Việt nhất?

Những SUV đáng chú ý sẽ ra mắt trong năm 2025

Những SUV đáng chú ý sẽ ra mắt trong năm 2025

Khi mà thị trường ô tô ngày càng phát triển, các thương hiệu lớn đang chuẩn bị cho ra mắt những mẫu xe mới với thiết kế và công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.