Bão Vamco mạnh cấp 14, áp sát vùng biển Quảng Bình - Quảng Ngãi

Trước khi đi vào vùng biển Quảng Bình - Quảng Ngãi, bão số 13 liên tục mạnh lên và đang duy trì sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17.

Sáng 14/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 13 (Vamco) tiếp tục mạnh lên một cấp, đạt cấp 13-14, giật cấp 17. Lúc 4h, tâm bão nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế khoảng 390 km về phía đông, cách Quảng Trị khoảng 510 km.

Khu vực nằm trong bán kính 250 km tính từ tâm bão có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên. Còn những nơi cách tâm bão 100 km sẽ hứng chịu gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 trở lên.

Trong 12 giờ tới, bão đi theo hướng tây tây bắc, vận tốc 20 km/h. Chiều 14/11, tâm bão cách khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Đà Nẵng khoảng 190 km về phía đông, cách Quảng Trị 300 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 15.

Sau đó, bão giữ hướng đi, vận tốc và tiếp tục giảm cấp. Rạng sáng 15/11, tâm bão nằm ngay trên vùng ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13. Bão giảm 3 cấp so với 12 giờ trước.

Bão Vamco mạnh cấp 14, áp sát vùng biển Quảng Bình - Quảng Ngãi - 1

Dự báo đường đi của bão số 13 chuẩn bị đổ bộ vào các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Ảnh: 

VNDMS

.

Cơ quan khí tượng dự báo bão tiếp tục đi chếch theo hướng tây tây bắc, vận tốc 15-20 km/h và tiến vào đất liền Hà Tĩnh - Quảng Nam. Hình thái này sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, rồi thành vùng áp thấp trên khu vực trung Lào sau khi đổ bộ.

Ảnh hưởng của bão, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã quan trắc được sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Sáng và trưa nay (14/11), khu vực từ phía nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 12. Khu vực này sẽ hứng chịu một đợt mưa lớn với lượng phổ biến 250 mm/đợt, có nơi trên 350 mm.

Riêng Thanh Hóa, phía bắc Nghệ An và Quảng Ngãi, mưa giảm hơn, dao động 50-150 mm. Đợt mưa này kéo dài trong các ngày 14-16/11.

Ảnh hưởng của bão, vùng biển phía tây khu vực bắc và giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 13-14giật cấp 17. Sóng biển cao 5-7 m, vùng gần tâm bão cao 9-11 m; biển động dữ dội.

Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cũng có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14. Biển động rất dữ dội.

Phía bắc vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh.

Cơ quan khí tượng cảnh báo vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có thể xuất hiện nước dâng cao 0,5-1 m.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khuyến cáo bà con ngư dân tuyệt đối không ra khơi, không di chuyển vào phạm vi ảnh hưởng của bão.

Vùng nguy hiểm trên biển là nơi có thể xuất hiện gió cấp 12, giật cấp 15 kèm theo sóng rất lớn, cao 4-6 m ở gần ven bờ, và cao tới 10 m ở gần tâm bão.

Các thuyền nhỏ và khu nuôi trồng thủy sản ven bờ phải hoàn thiện các phương án ứng phó với gió mạnh và sóng lớn trong ngày 14/11.

Trên đất liền, do bão số 13 có hoàn lưu rộng nên mưa dông, lốc ở rìa xa của cơn bão sẽ xuất hiện từ ngày 14/11, khi bão còn ở trên khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa.

Các tỉnh, thành từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam có gió mạnh nhất từ trưa đến đêm 14/11. Còn ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, gió mạnh nhất sẽ xuất hiện từ tối nay đến sáng 15/11.

Theo Zing

Nguồn zingnews.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một năm đầy biến động, những người đầu tư vàng lãi bao nhiêu?

Một năm đầy biến động, những người đầu tư vàng lãi bao nhiêu?

Với mức tăng 27% trong năm 2024, vàng trở thành một trong những tài sản đáng chú ý nhất của thị trường kim loại. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ, các rủi ro địa chính trị kéo dài và làn sóng mua vào từ các ngân hàng trung ương. Trong khi đó, các kim loại cơ bản có một năm đầy biến động, với quặng sắt và lithium giảm mạnh.

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Các dự báo cho thấy nhu cầu năng lượng cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 4-5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2030. Điều này cho thấy tính cấp bách trong việc có các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống cho người dân.