Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định

Ngày 29-30/11, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị - hội thảo Thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003-2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Về dự hội nghị, hội thảo có bà Lê Thị Thu Hiền – Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá, Bộ VHTTDL; ông Phạm Gia Túc – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định cùng các đồng chí lãnh đạo các cơ quan ban, ngành và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, các thanh đồng.

Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định - 1

Tiết mục văn nghệ chào mừng hội nghị.

Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua năm 2003 (Công ước 2003).

Ngày 5/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này, đánh dấu sự hội nhập, xác định vai trò quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể với UNESCO và các nước trên thế giới. Nhiều nội dung quan trọng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở cấp quốc gia và quốc tế được quy định trong Công ước đã và đang góp phần hiệu quả vào phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội bền vững.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Lê Đoài – PCT UBND tỉnh Nam Định cho biết: “Tỉnh Nam Định được coi là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với các di tích tiêu biểu như: Quần thể di tích Phủ Dầy (Vụ Bản), di tích Phủ Quảng Cung - Phủ Nấp (Ý Yên),… và nhiều địa điểm thờ Thánh Mẫu khác.

“Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã khẳng định những giá trị to lớn mang tính toàn cầu của di sản, đóng góp vào sự phong phú, đa dạng văn hóa của nhân loại, phản ánh sự chủ động, hội nhập tích cực của đất nước với quốc tế.”

Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định - 2

Ông Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định phát biểu khai mạc hội nghị.

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đưa nội dung về di sản văn hóa phi vật thể vào Luật Di sản văn hóa (2001, 2009). Nhiều nội dung về di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Luật. Luật Di sản văn hóa dành riêng 1 chương để quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Các nội dung về di sản văn hóa phi vật thể quy định trong Luật Di sản văn hóa đã góp phần quan trọng vào thành quả bảo vệ di sản văn hóa nói chung trong suốt hơn 20 năm qua, làm cân bằng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phù hợp với tinh thần, quy định của Công ước 2003, được quốc tế đánh giá cao, góp phần bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tạo bức tranh chung, đa dạng văn hóa của nhân loại. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên đưa nội dung về di sản văn hóa phi vật thể vào Luật.

Tinh thần, nội dung của Công ước 2003 hiện đang được duy trì và tiếp tục được hoàn thiện, lồng ghép và bổ sung trong các quy định của Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và pháp luật liên quan.

Bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hoá cho biết: “Việt Nam đã vinh dự 2 lần được trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003. Tính đến nay, Việt Nam có gần 7 vạn DSVH PVT được kiểm kê; trong đó có 534 di sản cấp quốc gia, 15 di sản được UNESCO ghi danh, 1.881 nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú. DSVH PVT có sự đóng góp giá trị tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và cho đất nước”.

Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định - 3

Bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hoá.

Trong khuôn khổ sự kiện, chiều 29 đến 30/11, tại các điểm di tích Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Quảng Cung, Phủ Bóng (Nguyệt Du cung) sẽ diễn ra các hoạt động thực hành tín ngưỡng Hầu đồng thu hút sự quan tâm đông đảo của các nghệ nhân và du khách thập phương.

Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định - 4

Các đồng chí lãnh đạo tặng Ban tổ chức hội nghị lẵng hoa tươi thắm.

Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định - 5

Các đại biểu, khách mời tại Phủ Bóng theo dõi thực hiện nghi lễ hầu đồng.

Các nghệ nhân, thanh đồng thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ:

Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định - 6

Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định - 7

Hội thảo "Thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" tại Nam Định - 8

Trần Vũ

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về