“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn

Sáng 15/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Lễ xuất quân đưa các văn nghệ sĩ hành hương về nguồn trong chương trình “Qua miền Tây Bắc – Về với Điện Biên”. Đây là chương trình mở đầu cho chuỗi các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 21/4/2024 (07 ngày) của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 1

Các đại biểu tham dự Lễ xuất quân hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”.

Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” (thơ Tố Hữu), cùng với quân và dân ta, lực lượng văn nghệ sĩ đã hợp thành một binh chủng, đóng góp tích cực trong việc khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần chiến đấu quyết chiến, quyết thắng của các chiến sĩ ta trên mặt trận Điện Biên Phủ. 70 năm sau chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đó, văn nghệ sĩ cả nước lại có một chuyến hành hương đầy ý nghĩa về mảnh đất Điện Biên lịch sử.

“Qua miền Tây Bắc – Về với Điện Biên” được tổ chức nhằm phát huy truyền thống anh hùng của quân và dân ta, thể hiện ý thức, tình cảm, trách nhiệm và tấm lòng của thế hệ văn nghệ sĩ hôm nay, thể hiện sự gắn bó, đồng hành của văn nghệ sĩ với dân tộc, với Tổ quốc, với nhân dân. Qua cuộc hành hương về với Điện Biên, các văn nghệ sĩ sẽ được khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, được tiếp thêm ngọn lửa yêu nước và tinh thần cách mạng.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 2

Đội quân nhạc biểu diễn tại Lễ xuất quân hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”.

Phát biểu tại Lễ xuất quân, PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết, đây là chuyến công tác đặc biệt, vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa nghệ thuật. Trong trái tim của mỗi văn nghệ sĩ luôn khắc ghi trong tim mình những hình ảnh của người chiến sĩ Điện Biên, cố gắng phấn đấu sáng tác những ca khúc, vần thơ, điệu múa, bức tranh,... để đóng góp cho vùng đất lịch sử, tiếp bước truyền thống của văn học nghệ thuật Việt Nam.

Cách đây tròn 10 năm, trong dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cũng đã tổ chức một cuộc hành hương về với Điện Biên, cuộc hành hương đó đã để lại nhiều kết quả tốt đẹp, chắp cánh cho nhiều tác phẩm mới trong nhiều loại hình văn học nghệ thuật.

Chính vì vậy, trở lại với Điện Biên lần này, theo PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, đó không chỉ là nguyện vọng, là nhiệm vụ riêng của văn nghệ sĩ mà còn thể hiện tinh thần hướng về Điện Biên của nhân dân cả nước trong dịp kỷ niệm đặc biệt này.

Tôi hy vọng trong chuyến hành hương này, các văn nghệ sĩ chúng ta sẽ mang đến Điện Biên tinh thần, cảm xúc, sự tự hào, và các tác phẩm chúng ta để lại với Điện Biên sẽ là những dấu ấn đặc biệt, khó phai mờ, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhấn mạnh.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 3

PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu tại buổi Lễ.

Đoàn hành hương về nguồn trong chương trình “Qua miền Tây Bắc – Về với Điện Biên” gồm các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu khoa học, nhà báo kỳ cựu, cùng các ca sĩ trẻ tự nguyện tham gia chương trình.

NSND Thế Hiển chia sẻ: Là một người nghệ sĩ từ Thành phố Hồ Chí Minh được chọn tham gia đoàn hành hương về với Điện Biên trong dịp đặc biệt này, kể từ khi nhận được tin, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và vinh dự, cùng với sự phấn khởi và hào hứng tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm để đến với Điện Biên, phải có những ca khúc viết về Điện Biên 70 năm lịch sử.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 4

NSND Thế Hiển phát biểu.

Sau Lễ xuất quân, đoàn văn nghệ sĩ đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà của Đại tướng trên phố Hoàng Diệu trước khi lên đường hành hương qua miền Tây Bắc, về với Điện Biên lịch sử.

Trong cuộc hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn văn nghệ sĩ sẽ đi dọc Quốc lộ 6 - con đường huyết mạch dẫn lên vùng kháng chiến Tây Bắc năm xưa. Tại mỗi tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, đoàn văn nghệ sĩ sẽ dừng chân giao lưu văn nghệ với các văn nghệ sĩ và nhân dân địa phương.

Một số hình ảnh sau buổi Lễ xuất quân hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”:

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 5

Các đại biểu vào Lăng viếng Bác trước khi lên đường hành hương.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 6

PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam báo cáo với Bác về chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 7Đoàn chụp ảnh kỉ niệm trước Lăng. 

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 8

Đoàn cũng đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà của Đại tướng trên phố Hoàng Diệu trước khi lên đường.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Lễ xuất quân hành hương về nguồn - 9

Các đại biểu dâng hương, dâng hoa tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Hai họa sỹ cự phách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cầm cọ của tôi, một là người Việt – Nam Sơn Hoạ gia - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) và hai là Tề Bạch Thạch (1864 - 1957), tên thật là Tề Thuần Chi, một Danh họa, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu,

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Những ngày ở Vinpearl Phú Quốc tham gia tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi thường cùng nhà báo Hồng Vĩnh dậy sớm đón minh ló rạng từ phía biển xa, nhấp nhô trên những con sóng xanh vỗ về đảo ngọc. Các thí sinh sẽ cùng ca sĩ Tạ Minh Tâm lên tàu ra đảo Đồi Mồi, một hòn nhỏ gần Phú Quốc để thực hiện cảnh quay trong MV “Tổ quốc gọi tên mình”. Đã nhiều ngày qua, ca sĩ Tạ Minh T

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, Đền An Xá - ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần tiên - như một chốn yên bình để du khách tìm về với lịch sử Đạo giáo, Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi bảo tồn và gìn giữ hoàn ch