Lịch sử nhân loại: Mảnh đất phong phú, hấp dẫn độc giả trẻ

Những hạt giống tâm hồn của trẻ nhỏ khi được nuôi dưỡng trên mảnh đất lịch sử phong phú sẽ giúp các em có hiểu biết rõ hơn về cội nguồn của mình, từ đó có nền tảng văn hoá vững chắc và cha mẹ nào cũng mong muốn con em mình có một nền tảng tốt như thế.

Nhân dịp ra mắt hai cuốn sách về lịch sử nhân loại là Những con đường tơ lụa và những trang sử phi thường tạo nên thế giới - viết bởi sử gia trẻ Peter Frankopan và Câu chuyện nhân loại: Một lược sử sống động về loài người - tác phẩm kinh điển kể những câu chuyện lịch sử dành cho trẻ em của Hendrik Willem van Loon, Omega Plus tổ chức sự kiện “Câu chuyện nhân loại & Những con đường tơ lụa: Cùng con trên những nẻo đường lịch sử”.

Với sự dẫn dắt của các diễn giả là những người có sự thấu hiểu về hành trình đọc của trẻ em và quá trình thực hiện hai cuốn sách, sự kiện đã góp phần giúp các bậc phụ huynh và các bạn độc giả, đặc biệt là những độc giả nhỏ tuổi cơ hội để hiểu hơn về những cuốn sách lịch sử nhân loại dành cho lứa tuổi trẻ em. Đồng thời, có những thảo luận sâu hơn về việc làm thế nào để đưa con trẻ đến với hành trình tìm hiểu lịch sử qua những cuốn sách.

Lịch sử nhân loại: Mảnh đất phong phú, hấp dẫn độc giả trẻ - 1

Không gian sự kiện “Câu chuyện nhân loại & Những con đường tơ lụa: Cùng con trên những nẻo đường lịch sử”. Ảnh: Huyền Thương

Bộ đôi sách kinh điển về lịch sử

Tại tọa đàm, dịch giả Nguyễn Quốc Vương nhận định, hai cuốn sách Câu chuyện nhân loại: Một lược sử sống động về loài người và Những con đường tơ lụa và những trang sử phi thường tạo nên thế giới thể hiện hai góc nhìn, hai tư duy khác nhau về lịch sử. Một cuốn tác giả như đứng từ trên cao rọi vào lịch sử loài người, cuốn còn lại tác giả như nhìn từ cửa sổ của căn nhà lịch sử để nhìn thấy sự giao thoa của các tộc người, các nền văn minh và sự va chạm giữa các nền văn minh đó.

Nhà văn Hà Thuỷ Nguyên cũng cho rằng, cả hai cuốn sách đều có cách thể hiện cuốn hút độc giả, chỉ ra cách làm lịch sử cho đại chúng mà chúng ta cần học tập rất nhiều về mặt phương pháp.

Lịch sử nhân loại: Mảnh đất phong phú, hấp dẫn độc giả trẻ - 2

Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Huyền Thương

Trong đó, cuốn sách Câu chuyện nhân loại: Một lược sử sống động về loài người cho chúng ta phương pháp tiếp cận lịch sử dựa trên các tộc người, nó không quá nặng nề về những con số, điều mà cách làm sách sử ở Việt Nam cần học hỏi thêm.

Khi viết Câu chuyện nhân loại: Một lược sử sống động về loài người, thay vì tập trung vào các sự kiện hoặc con người, Hendrik Willem Van Loon đã kể “một câu chuyện phi nước đại hơn là đi bộ”, kể với một tốc độ chóng mặt nhưng không đơn giản hoá quá mức.

Ông thực hiện điều này bằng cách tập trung vào những ý tưởng lớn và cắt bỏ bất kỳ chi tiết nào không trực tiếp giúp truyền đạt ý tưởng mà ông đang hướng tới. Và ông đã đạt được sự cân bằng thú vị giữa việc thể hiện cá tính của riêng mình và cố gắng tỏ ra công bằng và vô tư khi viết sách lịch sử.

Thông qua cuốn sách, ông đưa ra lời khuyên rằng: hãy để con cái bạn vẽ nên lịch sử theo mong muốn của chúng thật thường xuyên khi bạn có dịp, và chúng có thể vẽ rất tốt.

Lịch sử nhân loại: Mảnh đất phong phú, hấp dẫn độc giả trẻ - 3

Bộ đôi tác phẩm “Những con đường tơ lụa và những trang sử phi thường tạo nên thế giới” và “Câu chuyện nhân loại: Một lược sử sống động về loài người”. 

Còn cuốn sách Những con đường tơ lụa và những trang sử phi thường tạo nên thế giới lại cho bài học về cách viết sách với nội dung cô đọng, súc tích về các giai đoạn lịch sử.

Là cuốn sách dành cho thiếu nhi được viết dựa trên cuốn sách Những con đường tơ lụa đồ sộ của Giáo sư Peter Frankopan, tác phẩm bao gồm 16 chương tương ứng với 16 con đường phát triển từ thời cổ đại tới ngày nay của lịch sử nhân loại, cuốn sách giải thích cho độc giả về những sự kiện xảy ra trong quá khứ và chúng có liên hệ với nhau như thế nào.

Cuốn sách viết về những con đường phát triển hay mạng lưới kết nối xuyên suốt lịch sử nhân loại nhằm giải thích cho những sự kiện xảy ra trong quá khứ và chúng có liên hệ với nhau ra sao.

Lan tỏa tri thức lịch sử cho thế hệ trẻ

Đọc về lịch sử nhân loại không chỉ đơn thuần là đọc về các sự kiện trong quá khứ, mà còn là chuyến hành trình để hiểu hơn về thế giới hiện tại và hình thành nền tảng vững chắc cho tương lai. Đặc biệt là đối với trẻ em - lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá, việc tiếp cận lịch sử càng mang lại nhiều ý nghĩa.

Bắt tay vào công việc dịch sách từ năm 8 tuổi, cho đến nay dịch giả Lily đã chuyển ngữ nhiều đầu sách, trong đó có cuốn Những con đường tơ lụa và những trang sử phi thường tạo nên thế giới, việc có những dịch giả nhỏ tuổi như Lily cũng là một tấm gương, nguồn động lực to lớn đến các độc giả nhỏ tuổi khác.

“Là một dịch giả nhỏ tuổi có tình yêu và đam mê bất tận với sách, con mong muốn chuyển ngữ những cuốn sách tiếng Anh để giới thiệu những tác phẩm ấy đến với nhiều bạn đọc Việt Nam hơn”, dịch giả Lily bày tỏ.

Lịch sử nhân loại: Mảnh đất phong phú, hấp dẫn độc giả trẻ - 4

Các bạn nhỏ trổ tài vẽ bìa sách tại sự kiện. Ảnh: BTC

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng việc đọc phong phú các sách lịch sử ngoài sách giáo khoa để mở rộng kiến thức, đào sâu tư duy, làm quen với các cách thức tiếp cận lịch sử đa dạng là điều vô cùng cần thiết. Khi trẻ nhỏ được tiếp xúc với lịch sử qua nhiều cách viết khác nhau sẽ yếu thích môn lịch sử và cảm thấy nó hữu ích trong việc học cũng như trong cuộc sống.

“Là một người từng giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, theo tôi cách nhận thức của chúng ta về lịch sử thế giới hay lịch sử Việt Nam nó quyết định đến cách thức chúng ta nhìn nhận thế giới, nhìn nhận cuộc đời và nhìn nhận chính bản thân mình. Cách nhìn nhận khác nhau dẫn đến việc chúng ta sống cuộc đời khác nhau”, dịch giả Nguyễn Quốc Vương nói.

Việc đọc và hiểu biết về hành trình lịch sử nhân loại giúp các độc giả nhỏ tuổi được mở rộng kiến thức, phát triển tình yêu với lịch sử, hiểu biết hơn về những vùng đất mới, những nền văn minh đã hình thành nên thế giới đa dạng mà mình đang sống. Để trẻ em yêu thích lịch sử cần có những cuốn sách sử hấp dẫn, tạo cho độc giả trẻ cảm giác hiện đại, dễ tiếp cận.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi