Chuông, trống ngân vang thời khắc lịch sử Đất nước khai mở kỷ nguyên mới
Sáng ngày 1/7 tại Chùa Quán Sứ và tất cả các ngôi chùa cũng như tư viện trên cả nước đã cử hành 3 hồi chuông trống bát nhã để cầu quốc thái dân an.
Từ rất sớm hàng trăm tăng ni phật tử đã có mặt tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chuẩn bị cho nghi thức cầu quốc thái dân an. Đúng 6h00, 3 hồi chuông trống bát nhã được ngân vang, sau đó là khóa lễ tụng kinh niệm phật.
Hàng trăm tăng ni Phật tử tham gia cử chuông trống cầu quốc thái dân an tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Theo Thầy Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, ngày hôm nay, đất nước Việt Nam đang trong giai đoạn lịch sử quan trọng khi các tỉnh, thành mới và mô hình chính quyền 2 cấp chính thức được vận hành. Đây là thời khắc vô cùng ý nghĩa và trọng đại. Phật giáo trong truyền thống yêu nước trong hàng nghìn năm lịch sử, luôn đồng hành mang đến niềm tin, sự đoàn kết và vững tin dân tộc.
Cũng theo Thượng tọa, trong thời khắc lịch sử này, tất cả các ngôi chùa, tu viện trên cả nước và các Ban trị sự cùng cầu quốc thái dân an. Nghi thức quốc thái dân an gồm: thỉnh 3 hồi chuông trống bát nhã; sau đó là các nghi thức tụng kinh dược sư, lưu ly quang như lai. Đây là nghi thức đặc biệt của Phật Giáo khi có những đại lễ lớn như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, Thượng nguyên, giỗ tổ, kiết giới an cư… thể hiện sự thiêng liêng, một truyền thống đặc biệt với muôn ngàn chúng sinh.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch- Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.
Đây không chỉ là nghi lễ tâm linh, mà còn là thông điệp thiêng liêng: “Phật giáo không đứng ngoại vận mệnh dân tộc”. Quốc thái dân an không chỉ là một lời cầu nguyện, mà là chí nguyện của cả một truyền thống đồng hành cùng đất nước từ ngàn xưa. Khi chuông ngân cũng là lúc lòng dân tộc tĩnh lại. Khi trống vọng cũng là khi dân tộc ấy đi lên để đón một kỷ nguyên mới: sáng suốt hơn, quyết liệt hơn. Cải cách không nằm ngoài xã hội, mà bắt đầu từ trong tâm mỗi người là người dân Việt Nam chạy chung dòng máu lạc hồng – vững bước vì một Việt Nam cường thịnh.
Ngày 1/7/2025 sẽ chính thức đi vào lịch sử hành chính Việt Nam như một dấu mốc chưa từng có
Ngày hôm nay, Việt Nam bước vào một chương mới trong lịch sử. Lần đầu tiên, cả nước chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bỏ cấp huyện, tổ chức lại toàn bộ thiết chế hành chính từ trung ương đến tận cơ sở. Bản đồ hành chính thay đổi. Từ 63 đơn vị cấp tỉnh giờ còn 34. Từ hơn 10.000 xã, phường, thị trấn giờ chỉ còn hơn 3.300 đơn vị. Và quan trọng hơn, không chỉ là việc thay tên hay gộp địa giới. Bộ máy được tổ chức lại, hệ thống chính trị đồng bộ sắp xếp lại nhân sự, quyền lực được phân bố lại theo cách chưa từng có tiền lệ.
Đúng 6h sáng 1/7/2025, tại Chùa Quán Sứ đã cử hành ba hồi chuông, trống Bát nhã cầu quốc thái dân an.
34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy đã được công bố. Còn là ngày đầu tiên của hàng vạn cán bộ, viên chức ở các địa phương sáp nhập bước vào trạng thái làm việc mới. Sẽ có những thay đổi lớn về cách thức vận hành bộ máy và phục vụ người dân như: Rút ngắn quy trình hành chính, tăng cường năng lực cấp xã, tối ưu hóa nguồn lực và đặc biệt tạo không gian phát triển mới. Các tỉnh, thành phố sau sáp nhập có quy mô lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quy hoạch tổng thể, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế, khoa học công nghệ, và các dự án lớn mang tầm quốc gia và khu vực.
Các Hòa Thượng, Thượng tọa, Đại đức, tăng ni, phật tử cùng tụng kinh và nghi lễ cầu an.
Cải cách luôn mang theo đổi thay. Hôm nay không chỉ vì lịch sử sang trang mà vì cả một đất nước đang lựa chọn gấp lại trang cũ, để viết một trang khác cho tương lai. Bằng hành động thật, bằng quyết tâm và bằng cả sự đoàn kết dân tộc để bước tiếp trong thời đại mới, như Tổng Bí Thư Tô Lâm đã nói “Lịch sử giao cho chúng ta nhiệm vụ hết sức quan trọng là kiến tạo một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời kỳ mới. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, không có “vũ khí” nào lợi hại và hiệu quả hơn sự đồn tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của toàn dân. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “ĐOÀN KẾT, ĐOÀN KẾT, ĐẠI ĐOÀN KẾT - THÀNH CÔNG, THÀNH CÔNG, ĐẠI THÀNH CÔNG”.

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định...
Bình luận