Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của quốc gia

Nhắc đến người truyền cảm hứng văn hóa đọc ở Việt Nam người ta sẽ không thể bỏ qua chị Kim Thoa – CEO Tân Việt Books, người luôn trăn trở làm sao để giúp nhiều người gắn bó với sách hơn nữa, bằng việc làm thiết thực từ việc xây dựng những tủ sách cho đến việc tạo nên những không gian tôn vinh sách, chị đã góp phần thúc đẩy văn hóa đọc với sự kiên trì và tình yêu sách to lớn. Nhân ngày Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, phóng viên Thời báo Văn học nghệ thuật đã có dịp trò chuyện với con người đang ngày đêm miệt mài “thắp lửa” cho văn hóa đọc ấy về những câu chuyện thú vị xung quanh giá trị của sách.

PV: Trong thời gian qua, chị đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết của mình cho việc lan tỏa văn hóa đọc, vậy điều gì giúp chị có sự quyết tâm như vậy?

Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của quốc gia - 1

CEO Tân Việt Books - Người đang ngày đêm miệt mài “thắp lửa” cho văn hóa đọc.

- Việc đọc tác động đến tư duy, trí tuệ, sự sáng tạo của mỗi con người và sự phát triển, đi lên của một dân tộc là do chính nhân tố con người quyết định. Vì con người là chủ thể của một quốc gia, văn hoá đọc là một trong những lĩnh vực tác động trực tiếp đến sự phát triển của con người nên tôi cho rằng phát triển văn hóa đọc cũng chính là phát triển nguồn lực của quốc gia.

Đối với gia đình, có được văn hóa đọc cũng là một loại tài sản quý giá. Với một đứa trẻ, gia đình chính là trường học đầu tiên và người thầy đầu tiên chính là những ông bố, bà mẹ. Thói quen đọc không có sẵn từ khi một đứa trẻ được sinh ra mà nó phải được vun vén, xây dựng từ trong gia đình, rồi tới những môi trường khác.

Như vậy có thể thấy, xét về mặt khoa học hay xã hội học và cả trong thực tế, văn hóa đọc đều mang lại giá trị vô cùng lớn đối với sự phát triển của một con người, của một gia đình, của một quốc gia.

Vì ý thức được sâu sắc tầm quan trọng của văn hóa đọc nên bản thân tôi, cũng như các thành viên của Tân Việt Books đều lấy đó làm kim chỉ nam để kêu gọi cộng đồng, kêu gọi các ông bố, bà mẹ hãy chú ý đến các hoạt động đọc của con - một điều tưởng chừng bình thường như thế nhưng lại mang tới những giá trị to lớn vô cùng.

Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của quốc gia - 2

Chị Kim Thoa được mệnh danh là “người phụ nữ truyền lửa văn hóa đọc trong cộng đồng”.

PV: Là người thường xuyên tham gia thực hiện công tác khuyến đọc trên cả nước, chị nhận định bức tranh toàn cảnh của văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Theo tôi, nếu nhìn bằng cái nhìn toàn cảnh thì văn hoá đọc ở Việt Nam hiện nay đang có những chuyển biến tích cực. Công tác phát triển văn hóa đọc được sự quan tâm rất lớn của các bộ, ban nghành. Từ sự vào cuộc của Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Xuất bản, In và Phát hành cho đến các Nhà sách, Nhà xuất bản, các cơ quan Báo chí, Truyền thông trong thời gian qua nên tỉ lệ đọc của người dân đã cao hơn so với trước đây. Đó là một tín hiệu tích cực, một niềm vui lớn đối với những người làm sách như chúng tôi.

Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của quốc gia - 3

Không những thế, chị Kim Thoa còn là người khởi xướng dự án mang sách về các thôn bản.

PV: Vậy việc lan tỏa văn hóa đọc hiện nay còn có những thách thức gì thưa chị?

Hiện nay còn rất nhiều người đang thờ ơ với việc đọc, sách không phải là sự ưu tiên của họ, một số cảm thấy việc đọc làm mất thời gian, một số gia đình thì cho rằng con trẻ học ở trường là đã quá nhiều rồi, nên không tạo áp lực cho con nữa,…

Những quan niệm đó là một thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển văn hóa đọc, mà hậu quả từ việc nhận thức sai lệch dẫn đến hành động cũng sai lệch, mà hành động sai lệch thì nghiễm nhiên không có kết quả đúng.

Đó là những quan điểm phiến diện, bởi nếu chúng ta nhìn việc đọc là một điều thú vị, chúng ta tò mò với những kiến thức sẽ học được từ sách thì việc đọc đâu còn là nặng nề, là mất thời gian nữa, mà khi ấy, việc đọc giúp chúng ta giảm stress và tạo được sự cân bằng trong cuộc sống.

PV: Được biết, chị rất quan tâm đến việc phát triển văn hóa đọc cho trẻ, vậy để gieo được những hạt mầm, thói quen đọc sách cho thế hệ tương lai của đất nước chúng ta cần chú trọng những yếu tố gì thưa chị?

Qua khoảng thời gian dài gắn bó với sách và trực tiếp tham gia vào công tác phát triển văn hóa đọc, theo tôi, phương pháp đọc sách hiệu quả nhất là phương pháp cha mẹ đọc sách cùng con, chính môi trường gia đình sẽ hình thành thói quen đọc cho trẻ, chứ không phải đứa trẻ sinh ra đã có. Tôi gọi đó là hiệu ứng gương soi, bố mẹ muốn con chăm đọc thì trước tiên phải làm gương đọc sách cho con cái.

Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của quốc gia - 4

Thói quen đọc sách cho trẻ được xây dựng trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn tuyệt vời nhất, giai đoạn này con trẻ không chỉ được học về kiến thức, về ngôn ngữ, mà việc đọc còn là một công cụ đắc lực tác động đến bộ não, để đánh thức các năng lực phi thường nằm sâu ở trong bán cầu não phải của trẻ. Những đứa trẻ đọc sách nhiều sẽ có một vốn từ tốt, ngôn ngữ phong phú; những đứa trẻ đọc sách nhiều thì chắc chắn sẽ trở nên thông minh; từ sách trẻ học được nhiều điều giúp chúng trở nên tự tin hơn, bởi tự tin có được thông qua sự hiểu biết.

Chúng ta muốn những công dân tương lai của đất nước mình họ là những người có trí tuệ, những người giàu ý tưởng, những người giàu tính sáng tạo thì chúng ta cần quan tâm và ưu tiên phát triển văn hóa đọc và cần phải thấy rằng đọc cũng là học.

Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của quốc gia - 5

Từ sách trẻ học được nhiều điều giúp chúng trở nên tự tin hơn, bởi tự tin có được thông qua sự hiểu biết.

PV: Được biết, Tân Việt Books là một trong những đơn vị chú trọng đến việc tạo dựng môi trường thuận lợi để nâng cao văn hóa đọc, chị có thể chia sẻ thêm về những kế hoạch này?

Tân Việt Books mong muốn độc giả nhận được nhiều nhất những giá trị của sách bằng việc xây dựng những kế hoạch, việc làm cụ thể.

Việc thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, chia sẻ các giá trị của sách, chúng tôi mong muốn giúp mọi người hiểu lý do tại sao nên đọc sách và đọc sách thì nên bắt đầu từ đâu. Để từ đó nhằm lan truyền văn hóa đọc, chia sẻ để mọi người, nhất là các bậc phụ huynh, các bạn trẻ nhận thức thêm về giá trị của việc đọc.

Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của quốc gia - 6

Việc tạo nên không gian thuận tiện để cả gia đình cùng nhau trải nghiệm mua sắm, vui chơi và thỏa sức đọc sách chính là cách hiệu quả để xây dựng thói quen đọc cho mọi thành viên trong gia đình Việt.

Đối với các em bé, chúng tôi chú trọng thực hiện các combo – giỏ quà sách Gieo mầm tri thức vừa bắt mắt về hình thức, vừa hấp dẫn về nội dung để các em bé đón nhận sách như một món quà.

Tân Việt Books chúng tôi cũng chú trọng đến việc tạo ra những không gian tri thức, mang không khí của văn hoá đọc, để níu giữ người ta ngồi lại với sách. Hiện chúng tôi đã có tới gần 20 cơ sở nhà sách, trải rộng nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Các nhà sách thường được thiết kế gồm 3 khu vực chính: cafe sách, khu vui chơi, nhà sách. Mô hình này tôi được học hỏi ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và áp dụng với “những đứa con tinh thần” của mình. Tôi hiểu được rằng, việc tạo nên không gian thuận tiện để cả gia đình cùng nhau trải nghiệm mua sắm, vui chơi và thỏa sức đọc sách chính là cách hiệu quả để xây dựng thói quen đọc cho mọi thành viên trong gia đình Việt.

Tới đây, Tân Việt Books sẽ áp dụng mô hình thẻ đọc thư viện, nhằm tạo điều kiện để khuyến khích người đọc đến với nhà sách để được đọc sách hoàn toàn miễn phí.

Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của quốc gia - 7

Chị Kim Thoa – CEO Tân Việt Books tại không gian nhà sách của mình.

Tôi hy vọng rằng, văn hóa đọc Việt Nam sẽ từng bước phát triển, đem tới những tín hiệu đáng mừng hơn nữa trong thời gian tới và để làm được điều đó, chúng ta cần sự chung tay của các cấp, ban ngành đoàn thể và đặc biệt là tình yêu sách của mỗi công dân Việt.

Cảm ơn những chia sẻ của chị!

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi