Trại viết Tam Đảo 2024: Những tác phẩm mới của một mùa gặt

Nhiều năm qua, đều đặn hàng năm, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đều phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các trại sáng tác văn học về đề tài “Lực lượng Vũ trang – Chiến tranh cách mạng”. Kể từ năm 2017 lần đầu tôi tham gia Trại, thì thấy rằng hầu hết các Trại viết về đề tài “Lực lượng Vũ trang – Chiến tranh cách mạng” năm này và sau đó đều được tổ chức tại các Tỉnh và Quân khu phía Nam: Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng. Nhưng đến trại lần này, 2024, Trại sáng tác lại được tổ chức tại Tam Đảo, một thị trấn rất đẹp ở Vĩnh Phúc. Vậy là ba nhà văn TP.HCM lần này ra tham dự trại đi bằng máy bay chứ không chỉ xe ô tô như những lần trước nữa tham gia trại, kip có mặt tại Hà Nội để rồi theo ô tô NXB QĐ lên trại viết ở Tam Đảo…

Nhưng dù có xa, nhưng chỉ bay vèo máy bay một chút là tới, còn có những nhà văn khác tham gia Trại năm nay đi lại vất vả và nhiều khê hơn chúng tôi rất nhiều. Như nhà văn Hoàng Quảng Uyên phải đi bằng xe đò từ Cao Bằng về Tam Đảo, hàng trăm cây số qua ngày qua đêm, nhà văn Hà Lâm Kỳ đi xe đò từ Yên Bái chặn xe NXB giữa đường để theo lên Tam Đảo… Đường xá mùa này mưa gió lầy lội, đi lại vất vả vô cùng. Và vất vả nhất có lẽ là nhà văn Trần Nguyên Mỹ. Anh ở Huyện Sông Mã tỉnh Sơn La. Muốn về trại, ngày đầu anh phải đi xe 120 km từ bản làng ra thành phố Sơn La, Rồi hôm sau đi xe khách từ Sơn La về Hà Nội hơn 300 km. Rồi theo xe của Nhà xuất bản Quân đội từ Hà Nội lên Tam Đảo. Lại thêm một chút vất vả là giữa đường đi xe anh lại gặp mưa lũ, anh phải trú tạm cũng đến hai ngày ở một bản vắng giữa đường, rồi mới  có thể đi tiếp. Thế mà vẫn hớn hở xách cho được chai rượu  thơm của bản làng đến đãi anh em, và chiếc laptop để đến Trại  ngồi viết thâu đêm suốt sáng…

*

Trung bình mỗi trại sáng tác, kể từ Trại viết 2017 đến nay, đều có khoảng 15 nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học… tâm huyết với đề tài này được mời tham gia. Hai thể loại gần như là truyền thống, là đặc sản, là đóng góp to lớn của NXB Quân đội từ những năm chiến tranh cho nền văn học nước nhà, là tiểu thuyết và trường ca thì cho đến nay, vẫn là hai thể loại ưu tiên hàng đầu của Trại sáng tác và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Trại viết Tam Đảo 2024: Những tác phẩm mới của một mùa gặt - 1

Các nhà văn chụp ảnh lưu niệm.

Tại Trại sáng tác văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” tại Đà nẵng năm 2023, số lượng và chất lượng những tiểu thuyết và trường ca ngày một tăng, đã gặt hái những mùa vàng bội thu. Hướng về 70 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau gần 2 tuần hoạt động, các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, lý luận dự trại đã hoàn thành 17 bản thảo văn học, trong đó có 11 tiểu thuyết, một trường ca, bốn tập bút ký và một chuyên luận phê bình văn học.

Có những tác phẩm đạt chất lượng cao, được quảng bá rộng rãi, và thu được những giải thưởng văn học gia trị. Nhà văn Hoàng Dự từng là người lính chiến đấu nơi chiến trường miền Tây Nam Bộ từng kinh qua những năm tháng trận mạc, rồi trưởng thành trên nhiều cương vị khác nhau của nghiệp cầm bút, giờ đây, trên cương vị Tổng biên tập của 1 tờ báo văn chương hàng đầu Việt Nam (Thời báo Văn học nghệ thuật), ông đến với trại viết như được trở lại chính ngôi nhà xưa của mình. Tiếp nối sự thành công của tiểu thuyết “Đường đời” (từng tái bản tới 9 lần), tại trại viết, ông đã hoàn thành tập bản thảo tiểu thuyết “Nước mắt làng quê” - tiểu thuyết đã vinh dự nhận giải thưởng cuộc thi viết về đề tài Công đoàn và công nhân do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức năm 2023 và được NXB QĐ in thành hai tập phát hành rộng rãi phục vụ bạn đọc.

Nhà văn – Thượng  tá công an Trần Khánh Toàn, Phó ban sáng tác Hội Nhà văn Hà Nội với tiểu thuyết “Biển bây giờ vẫn khát” - đoạt Giải A cuộc thi sáng tác về Cảnh sát biển Việt Nam năm 2023 và sau đó được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đặt hàng in ấn phát hành.

Tiếp theo đó, từ trại viết, nhà văn Trần Khánh Toàn hoàn thành tiểu thuyết “Vang mãi khúc quân hành” mang sức nặng của thể loại tiểu thuyết lịch sử chứng tỏ anh đã dày công sưu tầm tư liệu và nghiên cứu rất kỹ lưỡng về đối tượng của đề tài và lao động văn chương hết sức nghiêm cẩn…

*  

Tại  trại sáng tác văn học đề tài về “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tại nhà sáng tác Tam Đảo 2024 có những gương mặt nổi trội của văn học về người lính như Đại tá nhà văn Sương Nguyệt Minh. Sự hiện diện của anh chính là một điểm nhấn cho thành công trại viết.

Trại viết Tam Đảo 2024: Những tác phẩm mới của một mùa gặt - 2

Các nhà văn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp.

Cũng có thể kể đến những nhà văn lần đầu tham dự Trại: Hoàng Quảng Uyên, Nguyễn Nhuận Hồng Phương, Trần Nguyên Mỹ, Hà Lâm Kỳ, Văn Xương,Tạ Thị Thanh Hải, Cao Nguyệt Nguyên… Gặp gỡ các anh các chị, thú thực cá nhân tôi rất khâm phục và trân trọng. Khâm phục vì một tình yêu văn chương vô bờ bến của họ. Trân trọng vì tình cảm họ dành cho người chiến sỹ quân đội rất lớn. Và bởi thế, họ làm chúng ta rất hy vọng vào tác phẩm của họ, dù thời gian của Trại viết không nhiều. 

Nhà văn An Bình Minh với tiểu thuyết “Hoa lửa”, nhà văn Hoàng Dự với tiểu thuyết “Người đàn bà bí ẩn”, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc với tiểu thuyết dày dặn mang tên “Học viên sĩ quan”, nhà văn Trần Khánh Toàn với tiểu thuyết mới “Thao thức phía hoàng hôn”, nhà văn Hà Lâm Kỳ viết tiểu thuyết “Thời chiến”, nhà văn Trần Nguyên Mỹ viết tiểu thuyết “Tiễu phỉ vùng biên”, nhà văn Văn Xương với tiểu thuyết “Chuyến đò ngang”, nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương với tập truyện “Người đi vắng”, nhà văn Hoàng Quảng Uyên với “Huyền thoại về Rừng Trần Hưng Đạo”,… 

Thiết nghĩ, với bấy nhiêu tác phẩm, nhà xuất bản quân đội in ấn và phát hành trong dịp kỷ niệm 80 năm thành lập quân đội 22 tháng 12 tới đây, thì cũng phải nói là một sức nặng văn chương đáng kể không dễ gì một trại viết nào có thể đóng góp cho nền văn chương nước nhà.

Triệu Phong

Tin liên quan

Tin mới nhất

Honda City và các đối thủ: Thiết kế nào vừa lòng người Việt nhất?

Honda City và các đối thủ: Thiết kế nào vừa lòng người Việt nhất?

Phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam luôn nóng bỏng với những cái tên như Honda City, Toyota Vios, Hyundai Accent, Mazda2 và Kia Soluto. Mỗi mẫu xe mang phong cách thiết kế riêng, từ sự sắc sảo, thể thao của City đến vẻ bền bỉ của Vios hay thời thượng của Accent. Vậy đâu là thiết kế chinh phục người Việt nhất?

Những SUV đáng chú ý sẽ ra mắt trong năm 2025

Những SUV đáng chú ý sẽ ra mắt trong năm 2025

Khi mà thị trường ô tô ngày càng phát triển, các thương hiệu lớn đang chuẩn bị cho ra mắt những mẫu xe mới với thiết kế và công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.