Bộ Văn hóa yêu cầu Hà Giang phản hồi về công trình Mã Pì Lèng Panorama

Bộ VHTT&DL giao Cục Di sản văn hóa kiểm tra, chỉ đạo việc cải tạo công trình Mã Pì Lèng Panorama theo đúng thiết kế đã được cơ quan chức năng đồng thuận.

Trao đổi với Zing chiều 24/12, đại diện Bộ Văn hóa cho biết bộ đã nắm thông phản hồi của người dân về hiện trạng công trình Mã Pì Lèng Panorama. Bộ đã giao Cục Di sản văn hóa yêu cầu địa phương giải trình về vấn đề này.

Cùng ngày, Cục Di sản văn hóa đã có công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang.

Bộ Văn hóa yêu cầu Hà Giang phản hồi về công trình Mã Pì Lèng Panorama - 1

Công trình Mã Pì Lèng Panorama được đánh giá là không thay đổi kết cấu sau khi cải tạo, thậm chí có dấu hiệu cơi nới. Ảnh: 

M.T.

Trong công văn, Cục Di sản văn hóa yêu cầu Sở VHTT&DL Hà Giang cung cấp thông tin liên quan đến nội dung cải tạo công trình nêu trên. Cục lưu ý việc cải tạo công trình cần thực hiện theo đúng ý kiến của Bộ VHTT&DL tại công văn số 4141/BVHTTDL ngày 14/10/2019 và phương án đã có sự đồng thuận của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Theo công văn 4141, Bộ Văn hóa nhận định công trình Mã Pì Lèng Panorama không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá của đồng bào trong khu vực, gây cản trở tầm nhìn của du khách; ảnh hưởng đến môi trường khi công trình đi vào hoạt động mà chưa có đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

"Bộ VHTT&DL thống nhất quan điểm phải cải tạo, chỉnh trang công trình thành điểm dừng chân ngắm cảnh cho khách du lịch với quy mô, kiến trúc phù hợp, không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn toàn cảnh, đảm bảo an toàn, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, không gây tác động tiêu cực đến môi trường, phù hợp với bản sắc văn hoá truyền thống đồng bào các dân tộc ở Hà Giang", công văn 4141 nêu rõ.

Theo ghi nhận của khách du lịch tại Hà Giang, công trình Mã Pì Lèng Panorama đã hoạt động trở lại, tấp nập người đến uống cà phê và ngắm cảnh. Về mặt kết cấu, công trình vẫn giữ nguyên 7 tầng nhà gồm 2 tầng nằm trên mặt đường và 5 tầng xây dọc xuống sườn núi. Vách tường được thay đổi từ những gam màu sặc sỡ sang màu xám của đá. Phần nóc công trình được xây cao hơn và lợp mái tôn thay vì mái bằng như trước đây.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang từng kết luận đây là công trình "4 không": Không có giấy chứng nhận đầu tư, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không được cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, không có giấy phép xây dựng.

Đến tháng 7 vừa qua, công trình bắt đầu được khoan đục để sửa chữa, cải tạo theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, kết quả cải tạo bị đánh giá là không khác gì trước đây. Đến nay, chủ công trình công khai vẫn mở cửa đón khách. Khi phóng viên liên hệ chính quyền địa phương, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang và Bí thư huyện Mèo Vạc đều từ chối trả lời.

Theo Zing

Nguồn zingnews.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T