Sẵn sàng cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) mới đây đã có văn bản gửi công an 16 địa phương đề nghị tạm dừng tuyên truyền tới người dân việc cấp đổi chứng minh nhân dân (CMND) sang thẻ căn cước công dân hiện tại (có mã vạch), nhằm tiến tới cấp và sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử.

Việc đề xuất sử dụng CCCD gắn chíp điện tử thay thế CCCD mã vạch, tác dụng của thẻ CCCD gắn chíp và giá trị sử dụng của hai loại CMND, CCCD mã vạch đang sử dụng hiện nay sau khi triển khai cấp CCCD gắn chíp là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm.

Thực hiện Luật CCCD (có hiệu lực từ ngày 1-1-2016) thì từ năm 2016, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD mã vạch tại 16 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Bình.

Đến thời điểm hiện tại, 16 triệu thẻ CCCD mã vạch đã được cấp để người dân sử dụng. Với những người chưa đổi sang CCCD mã vạch thì vẫn sử dụng CMND loại 12 số hoặc CMND loại 9 số.

Mới đây, Bộ Công an đã báo cáo Chính phủ xin chủ trương cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử thay cho CCCD mã vạch như hiện nay. Nếu được Chính phủ phê duyệt và đáp ứng được các yêu cầu, thì từ tháng 11-2020, sẽ bắt đầu cấp CCCD gắn chíp trên toàn quốc.

Sẵn sàng cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử - 1 Người dân làm thủ tục đổi thẻ căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Hà Nội). Ảnh: PHƯƠNG MINH

Việc thay đổi mẫu CCCD này khiến nhiều người bất ngờ. Anh Trần Hồng Nam, trú tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: “Tôi mới đổi từ CMND sang CCCD mã vạch. Nếu biết có kế hoạch đổi sang CCCD gắn chíp, tôi sẽ đợi để đổi sau”. Những ngày gần đây, tại Phòng PC06, Công an TP Hà Nội, lượng người đến cấp đổi CMND sang thẻ CCCD mã vạch đã giảm rất nhiều.

Theo cán bộ Phòng PC06, lượng người đến làm thủ tục cấp đổi giảm tới 50%. Với những người không biết thông tin sắp tới sẽ cấp CCCD gắn chíp, vẫn đến để làm thủ tục cấp đổi CMND sang thẻ CCCD mã vạch, cán bộ công an đều giải thích để người dân hiểu và khuyến cáo chưa nên đổi vào thời điểm này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp người dân thật sự cần thiết phải cấp đổi, cấp lại, cấp mới CCCD để phục vụ các giao dịch dân sự, PC06 vẫn cấp bình thường.

Chị Lê Thu Giang ở quận Đống Đa (Hà Nội) đến làm thủ tục cấp lại CCCD mã vạch cho biết: Do bị mất CCCD trong thời điểm phải thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, giao dịch về nhà đất, cho nên dù biết sắp tới sẽ cấp CCCD gắn chíp, chị vẫn phải đề nghị cấp lại CCCD mã vạch.

Theo khuyến cáo của Bộ Công an, từ nay tới khi cấp thẻ CCCD gắn chíp, người dân ở 16 tỉnh, thành phố khi tới làm thủ tục cấp đổi thẻ CCCD mã vạch sẽ được lực lượng công an giải thích để hiểu rõ việc này. Người dân bị mất CMND hoặc CMND bị hư hỏng vẫn được làm thủ tục cấp đổi sang thẻ CCCD mã vạch.

Nếu CMND còn sử dụng được thì người dân nên tiếp tục sử dụng, chờ tới khi được cấp thẻ CCCD có gắn chíp hiện đại, để vừa đỡ tốn kém ngân sách nhà nước, vừa đỡ mất công đổi lại nhiều lần.

Khi cấp thẻ CCCD gắn chíp trên cả nước thì CMND và thẻ CCCD mã vạch đã cấp cho người dân trước đây vẫn có giá trị sử dụng bình thường cho tới khi hết hạn theo quy định của Luật CCCD. Mong muốn của Bộ Công an là dự án cấp thẻ CCCD được thực hiện song trùng với dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mục tiêu từ nay tới ngày 1-7-2021, cấp được 50 triệu CCCD cho người đến tuổi theo quy định. Đến cuối năm 2020, khi bắt đầu cấp thẻ CCCD gắn chíp, sẽ có đồng thời bốn mẫu căn cước cùng có hiệu lực, có giá trị sử dụng, gồm: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chíp.

Thẻ CCCD sử dụng chíp điện tử có nhiều ưu điểm hơn so với mã vạch. Mức độ bảo mật của chíp rất cao, cho nên thông tin định danh của công dân được lưu trên CCCD gắn chíp là không thể thay đổi và không thể giả mạo. Thẻ CCCD gắn chíp điện tử có lượng thông tin lưu trữ lớn hơn nhiều lần so với thẻ CCCD mã vạch, có thể lưu trữ được nhiều trường thông tin, tích hợp thêm các thông tin của các bộ, ngành khác, như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe và các loại giấy tờ có giá trị khác…

Về mặt kỹ thuật công nghệ, độ mở của thẻ chíp rộng hơn và cũng linh hoạt hơn. Trên nền tảng thẻ chíp, hoàn toàn có thể triển khai thêm các loại thông tin, dữ liệu hay dịch vụ tiện ích trong tương lai. Khi thẻ CCCD gắn chíp điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin, thì người dân đi giao dịch và làm các thủ tục hành chính sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, giảm thời gian và chi phí cho những thủ tục hành chính công, thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến của Chính phủ điện tử.

Việc thực hiện CCCD gắn chíp phù hợp với xu hướng công nghệ số đang phát triển. Trong tương lai, thẻ CCCD gắn chíp cũng có thể được tích hợp tài khoản ngân hàng, thẻ ATM, ví điện tử…, qua đó giúp cho việc thanh toán một chạm, không dùng tiền mặt, dễ sử dụng và bảo quản, lưu trữ thông tin, hồ sơ cá nhân.

Người có CCCD mã vạch nếu còn thời hạn sử dụng thì vẫn được dùng để thực hiện các giao dịch bình thường, nội dung thông tin cá nhân, số thẻ CCCD không có sự thay đổi giữa thẻ CCCD mã vạch và thẻ CCCD gắn chíp.

Theo Nhân dân

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.