Có những giáo viên, công chức, viên chức như thế!
Trước thềm năm học mới, hơn 22 triệu học sinh phổ thông cùng với ít nhất là 44 triệu ông, bà, cha mẹ học sinh đang quan tâm tới việc dạy của các thầy cô giáo, việc học của con trẻ, chưa có một ngành nghề nào lại chạm tới trái tim của mọi người dân đến vậy. Chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, một lĩnh vực rất đặc thù này. Làm gì? Làm như thế nào? Để chất lượng thực của giáo dục đáp ứng được sự trông đợi toàn xã hội.
Trong bối cảnh “loài người đang đối mặt với các cuộc cách mạng chưa từng có trong tiền lệ, tất cả các câu chuyện cũ của chúng ta đang vỡ vụn và đến giờ vẫn chưa có câu chuyện mới nào xuất hiện để thay thế chúng. Làm sao chúng ta có thể chuẩn bị cho bản thân và con cái trước một thế giới đầy những biến chuyển chưa từng có và các bất định đến tận gốc rễ như vậy?”
Làm sao để chất lượng thực của giáo dục đáp ứng được sự trông đợi toàn xã hội. (ảnh minh họa)
Những yếu tố nào ngành giáo dục có thể “lợi dụng” (sử dụng một cách có lợi) để ngay lập tức đóng góp vào việc làm nên chất lượng thực của giáo dục là điều mà một số các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh, và một số công chức của quận Đống Đa nghiên cứu và mong muốn được thực hiện như một điểm mẫu cho sự cải cách nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cho học trò của mình.
Một chương trình huấn luyện đào tạo cho học sinh theo đề tài của một tiến sỹ đã bảo vệ thành công tại Mỹ và được cấp bản quyền tại Việt Nam đã và đang được âm thầm chuẩn bị đưa vào một trường THCS tại quận Đống Đa như một mô hình mẫu giáo dục phẩm chất và kỹ năng cho học sinh trong năm học 2023- 2024 này.
Chương trình tập trung vào việc “thay đổi, định hướng, cung cấp tư duy mới” thực hành “Tiên học Lễ Hậu học Văn” cho các em học sinh thưc hiện trong chương trình ngoại khóa của nhà trường với sự đóng góp ủng hộ của cha mẹ học sinh sẽ mang lại một bầu không khí mới mẻ cho thầy và trò tại một ngôi trường của quận Đống đa Hà Nội.
Nhà giáo Trịnh Đan Ly, Trưởng phòng giáo dục đào tạo quận Đống Đa chia sẻ: “Chúng em không biết làm kinh tế, cuộc sống chỉ trông vào đồng lương nhưng nhận thức được trách nhiệm với ngành chúng em luôn suy nghĩ và hành động theo tôn chỉ “làm những điều tốt nhất có thể cho học sinh, giáo viên và nhân dân quận Đống Đa”.
Khi cô theo học chương trình thạc sỹ quản lý hành chính công tại Học viện hành chính quốc gia với một vị thầy Tiến sỹ triết học của mình và cô mong muốn được sử dụng chương trình đào tạo “Vệ sỹ nhí” xây dựng một mô hình thí điểm phát triển thương hiệu cho một trường trong địa bàn của cô phụ trách. Sự mong mỏi của nhà giáo Trịnh Đan Ly cũng là sự trăn trở của tập thể các cô giáo trong ban giám hiệu như cô Hiệu trưởng Đào Thị Hồng Hạnh, cô Hiệu phó Thu Hương, Ths. Cao Hiền, đội ngũ viên cùng các bậc cha mẹ học sinh của trường THCS Bế Văn Đàn.
Trường THCS Bế Văn Đàn sẽ là mô hình thí điểm của chương trình. (ảnh minh họa)
Một kế hoạch cụ thể theo nhận thức “con người là tâm điểm, là cốt lõi, con người quyết định mọi thành công mà trong đó tư duy là thống soái”. Một chương trình hành động “định hướng, cung cấp tư duy mới “thực hành lời dạy của các bậc Tiền nhân: Tiên học Lễ - Hậu học Văn” chú trọng việc hình thành phẩm chất đạo đức và kỹ năng cho người học.
Một mô hình quản lý nhà trường theo định hướng “kỹ trị” sẽ khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh “lôi kéo” các bậc cha mẹ học sinh cùng tham gia với sự góp sức, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, sở giáo dục và đào tạo và UBND thành phố Hà nội chương trình xây dựng mô hình thí điểm tại quận Đống Đa.
Chúng ta có những thầy cô giáo, các nhà khoa học, các công chức đầy tâm huyết luôn sẵn lòng ủng hộ mô hình mẫu “Vệ sỹ nhí” chắc chắn sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các em học sinh, các gia đình của một ngôi trường trong năm học 2023- 2024.
Trong nhiều năm qua Trường THCS Hùng Thắng luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều phụ huynh và học sinh trong huyện. Ngôi trường...
Bình luận