3 đặc điểm chung của đứa trẻ ích kỷ, dấu hiệu tiềm ẩn lớn lên không có hiếu với bố mẹ
Nếu phát hiện trẻ có những tính cách sau, bố mẹ nên nghiêm khắc uốn nắn, dạy dỗ con ngay từ khi còn nhỏ.
Phụ huynh nào cũng muốn con mình lớn lên trở thành một người sống lương thiện, biết trước biết sau và hiếu thảo với ông bà, bố mẹ. Nhưng để làm được điều này, điều quan trọng là phụ huynh cần phải có sự kiên nhẫn, tình cảm và sự hiểu biết về các giai đoạn phát triển của con.
Thực tế, việc giáo dục không đúng cách là nguyên nhân tạo ra những đứa trẻ kém thảo hiểu, sống vô ơn và ích kỷ. Nếu phát hiện trẻ có những tính cách sau, bố mẹ nên nghiêm khắc uốn nắn, dạy dỗ con ngay từ khi còn nhỏ, kẻo sẽ phải hối hận trong tương lai.
3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ lớn lên sống ích kỷ, kém thảo hiếu
Dễ nóng giận, mất bình tĩnh
Mỗi đứa trẻ có một tính cách hoàn toàn khác nhau, nhưng trẻ ích kỷ thường có xu hướng tập trung vào nhu cầu, mong muốn và lợi ích của bản thân mà ít quan tâm đến cảm giác và nhu cầu của người khác. Khi gặp trở ngại trong việc đạt được những gì mình muốn, trẻ có thể dễ dàng nóng giận và mất bình tĩnh.
Tuy nhiên, dễ nóng giận, hay mất bình tĩnh là một tính cách xấu cần được loại bỏ ngay, nếu trẻ không biết cách kiềm chế lâu dần dễ dẫn đến những hành động vô lễ, không tôn trọng người khác.
Đồng thời, nếu hoàn cảnh nóng giận và mất bình tĩnh của trẻ liên tục diễn ra và trở thành một thói quen thì điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ, trong đó bao gồm sự bất hiếu với bố mẹ.
Có rất nhiều đứa trẻ khi không được làm theo ý mình sẵn sàng nằm lăn ra đất ăn vạ, thậm chí còn ném đồ đạc, quát tháo, lớn tiếng với bố mẹ.
Trẻ ích kỷ thường có xu hướng tập trung vào nhu cầu, mong muốn và lợi ích của bản thân mà ít quan tâm đến cảm giác và nhu cầu của người khác.
Ghen tị, hay so sánh
Trẻ có tính cách này thường suy nghĩ khá ích kỷ, luôn xem mình là trung tâm vũ trụ và người khác sẽ luôn phải tuân theo ý của mình. Tính ghen tị có thể khiến con không được người khác quý trọng, từ đó các mối quan hệ cũng dần dần mất đi và những cánh cửa tương lai cũng dễ bị thu hẹp.
Khi trẻ ghen tị với người khác, bản thân sẽ cảm thấy bất mãn và thấy mình không đủ thực sự, điều này có thể dẫn đến sự ít tự tin và mất niềm tin vào bản thân.
Để giúp trẻ vượt qua cảm giác này, phụ huynh cần thể hiện sự quan tâm và yêu thương đến trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ tập trung vào những điều tích cực của cuộc sống.
Hãy dạy trẻ cách tôn trọng và đánh giá bản thân mình dựa trên những nỗ lực của mình, chứ không phải dựa trên những thành công hoặc thất bại của người khác.
Lười biếng, chỉ thích được phục vụ
Những đứa trẻ có tính cách lười biếng, quen được phục vụ thường có bố mẹ rất nuông chiều, không muốn con cái phải động tay vào bất cứ chuyện gì. Trẻ quen được phục vụ sẽ hình thành tính cách dựa dẫm, ỷ lại và đặc biệt con sẽ không biết tôn trọng người khác vì xem việc được bố mẹ phục vụ là lẽ hiển nhiên.
Khi trẻ được bố mẹ chăm sóc quá mức, trẻ có thể cảm thấy không cần phải tự làm việc và chỉ cần yêu cầu bố mẹ làm hộ cho mình. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào bố mẹ và trẻ không phát triển được sự độc lập cần thiết để trưởng thành.
Những đứa trẻ lười biếng, chỉ thích được phục vụ thường có xu hướng ỷ lại vào người khác.
3 cách dạy trẻ không ích kỷ, biết ơn và hiếu thảo với bố mẹ
Nhiều người khi nhìn thấy một đứa trẻ như vậy, thường cho rằng đứa trẻ không biết ơn, quá ích kỷ, lớn lên thường bất hiếu với bố mẹ. Nhưng trên thực tế, điều này một phần xuất phát từ phương pháp giáo dục không phù hợp.
Bố mẹ có thể tham khảo 3 cách dạy trẻ không ích kỷ dưới đây, nhằm giúp con rèn luyện nhân cách tốt, biết yêu thương và trở thành người có ích.
Yêu thương con nhưng không nuông chiều quá mức
Bố mẹ nào cũng yêu thương con, đây là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu bố mẹ yêu chiều con quá mức, thỏa mãn nhu cầu vật chất vô điều kiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành quan niệm và hiểu biết của trẻ về giá trị vật chất.
Trước tiên, việc nuông chiều con quá mức có thể dẫn đến sự phụ thuộc của trẻ vào bậc phụ huynh, dần không có khả năng tự quản lý cuộc sống của mình và có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường xung quanh.
Thứ hai, nuông chiều con quá mức có thể dẫn đến sự thiếu tự tin của trẻ, có thể trở nên tự ti và không có khả năng đối mặt với các tình huống khó khăn.
Thứ ba, nuông chiều con quá mức có thể gây ra sự thiếu trách nhiệm của trẻ, không phát triển được khả năng tự chịu trách nhiệm và có thể không có ý thức trách nhiệm.
Vì vậy, yêu thương con cái phải khách quan, có lý trí và biết cách yêu thương nào thực sự có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Bố mẹ yêu thương con nhưng không nuông chiều quá mức.
Dạy trẻ biết đồng cảm, chia sẻ
Trẻ không có sự đồng cảm cũng sẽ thể hiện EQ kém, sẽ khó tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý bồi dưỡng lòng đồng cảm cho trẻ, để trẻ biết cách nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác và khách quan hơn.
Việc dạy trẻ biết ơn và hiếu thảo với bố mẹ là một trong những giá trị cốt lõi trong giáo dục gia đình. Điều này giúp trẻ phát triển tính cách đạo đức và trở thành con người tốt bụng, biết quan tâm và trân trọng những người xung quanh mình.
Dạy trẻ lễ nghi chào hỏi, lễ phép với bố mẹ, người thân
Dạy trẻ lễ nghi chào hỏi, lễ phép với bố mẹ, người thân là một trong những giá trị cốt lõi trong giáo dục gia đình. Việc này giúp trẻ phát triển tính cách đạo đức và trở thành con người tốt bụng, biết quan tâm và trân trọng những người xung quanh mình. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm hướng dẫn con cái hình thành nhận thức đạo đức đúng đắn.
Mỗi bậc phụ huynh đều sẽ phải gặp phải một số thách thức trong quá trình nuôi dạy con cái. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, khi đối mặt với những thách thức, bố mẹ nên nhìn nhận vấn đề từ góc độ của trẻ để có thể giải quyết một cách tốt nhất.
Bậc phụ huynh cũng nên xem xét và đáp ứng nhu cầu, hướng dẫn và giáo dục con cái một cách đúng đắn, mang lại cho trẻ những giá trị tinh thần, không chỉ tập trung vào khía cạnh vật chất.
Đồng thời, bố mẹ cũng cần học hỏi và cải thiện để trở thành bậc phụ huynh tốt hơn. Bằng cách đó, sẽ có thể giúp trẻ phát triển và trở thành người có tài và đức toàn diênh giữa một thế giới đầy chông gai và thách thức.
Dạy trẻ lễ nghi chào hỏi, lễ phép với bố mẹ, người thân là một trong những giá trị cốt lõi trong giáo dục gia đình.
Bình luận