3 đặc điểm tính cách của trẻ ích kỷ, đừng để con lớn lên mới sửa kẻo làm hỏng tương lai

Nếu nhận thấy con bộc lộ một số thói quen xấu, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh sớm.

Tính cách ích kỷ ở trẻ là một vấn đề phổ biến và thường gây ra lo ngại cho nhiều bậc phụ huynh. Những đứa trẻ sống trong môi trường quá chiều chuộng, nơi mà mọi nhu cầu và mong muốn đều được đáp ứng ngay lập tức, có thể hình thành thói quen ích kỷ.

Đối với những trẻ có tính cách ích kỷ cao thường gặp khó khăn trong việc kết bạn và duy trì các mối quan hệ. 

3 đặc điểm tính cách của trẻ ích kỷ, đừng để con lớn lên mới sửa kẻo làm hỏng tương lai - 1

Thiếu trách nhiệm, không hiếu thuận với bố mẹ

Nhiều trường hợp bố mẹ cố gắng trao cho con những điều tốt đẹp nhất, chuẩn bị mọi thứ cho cuộc sống sau này. Với hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ giúp trẻ phát triển thành những người thành công.

Tuy nhiên, khi về già và cần người chăm sóc, các con lại đùn đẩy trách nhiệm, thường tìm cách tránh né việc chăm sóc bố mẹ. Nhiều người viện lý do bận rộn với công việc, cuộc sống riêng hoặc đơn giản là không có thời gian,...

Như đã nói ở trên, việc bố mẹ chiều chuộng quá mức là nguyên nhân nuôi dưỡng tính cách thờ ơ, không hiếu thuận ở con. Khi trẻ lớn lên trong môi trường mà mọi nhu cầu đều được đáp ứng mà không cần phải nỗ lực, sẽ khó phát triển được lòng biết ơn và sự đồng cảm với người khác.

3 đặc điểm tính cách của trẻ ích kỷ, đừng để con lớn lên mới sửa kẻo làm hỏng tương lai - 2

Thiếu trách nhiệm, không hiếu thuận với bố mẹ.

3 đặc điểm tính cách của trẻ ích kỷ, đừng để con lớn lên mới sửa kẻo làm hỏng tương lai - 3

Luôn đặt ra yêu cầu vô điều kiện

Nhiều đứa trẻ từ nhỏ yêu cầu vô điều kiện, như được mua đồ chơi mới, du lịch, hay tham gia vào các hoạt động giải trí mà mình thấy hấp dẫn.

Hành vi này phản ánh một phần tính cách hình thành trong môi trường gia đình. Khi trẻ cảm thấy rằng mọi yêu cầu đều được đáp ứng ngay lập tức, bắt đầu hình thành thói quen đòi hỏi.

Nguyên nhân của hành vi này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, trẻ thường học hỏi từ cách bố mẹ và người lớn xung quanh tương tác với mình. Nếu bố mẹ thường xuyên đáp ứng mọi yêu cầu mà không đặt ra giới hạn, trẻ sẽ nghĩ rằng việc đòi hỏi là hoàn toàn bình thường.

Thứ hai, trong xã hội hiện đại, việc tiếp cận thông tin dễ dàng khiến trẻ có nhiều ước muốn hơn. Trẻ thường thấy bạn bè hoặc những người nổi tiếng sở hữu những món đồ mới nhất và cảm thấy áp lực phải có được những thứ tương tự.

3 đặc điểm tính cách của trẻ ích kỷ, đừng để con lớn lên mới sửa kẻo làm hỏng tương lai - 4

Luôn đặt ra yêu cầu vô điều kiện.

3 đặc điểm tính cách của trẻ ích kỷ, đừng để con lớn lên mới sửa kẻo làm hỏng tương lai - 5

Tính cách ương ngạnh

Khi trẻ phạm lỗi, nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng con còn quá nhỏ để chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Trong những tình huống như vậy, bố mẹ thường tìm cách biện minh cho hành vi, cho rằng lỗi lầm chỉ là sự bất cẩn của trẻ. Đặc biệt, khi xảy ra mâu thuẫn, nhiều phụ huynh có xu hướng đổ lỗi cho người khác, thay vì giúp trẻ nhận biết và học hỏi từ sai lầm của mình.

Tuy nhiên, việc này có thể gây ra những hệ lụy về lâu dài. Nếu không được hướng dẫn đúng cách, trẻ sẽ hình thành thói quen ích kỷ, ương ngạnh và tự tin thái quá.

Trẻ có thể chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà quên đi trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng. Khi lớn lên, trẻ có thể trở nên vô cảm, dễ dàng quên đi những hy sinh mà bố mẹ đã dành cho mình, từ đó dẫn đến mối quan hệ ngày càng xa cách và thiếu tình cảm.

3 đặc điểm tính cách của trẻ ích kỷ, đừng để con lớn lên mới sửa kẻo làm hỏng tương lai - 6

Bố mẹ cần chú ý sửa đổi một số tính cách xấu ở con.

Trẻ cần nhận thức rằng mỗi hành động đều có hậu quả và rằng việc nhận trách nhiệm là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành. Nếu bố mẹ không giúp trẻ hiểu rõ điều này, khó có thể phát triển những giá trị nhân văn quan trọng như lòng biết ơn, sự đồng cảm và trách nhiệm xã hội.

Hơn nữa, sự thiếu hụt này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội trong tương lai. Một khi trẻ không biết cách tôn trọng người khác và thiếu khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và bền vững.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đại gia đưa McDonald's về Việt Nam là ai?

Đại gia đưa McDonald's về Việt Nam là ai?

Không chỉ được biết đến là người đưa thương hiệu McDonald's về Việt Nam, doanh nhân sinh năm 1973 còn được biết đến là một trong những cái tên nổi tiếng trong giới đầu tư.