3 điều dễ bị bỏ qua là "công tắc thông minh" ở trẻ, nhất là cân nặng lúc em bé sinh ra
Cân nặng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến chỉ số IQ của trẻ.
Các nhà khoa học Đan Mạch đã theo dõi và nghiên cứu hơn 4.600 trẻ sơ sinh trong 50 năm và phát hiện rằng, trẻ em có cân nặng khi sinh từ 3-3,5 kg có điểm kiểm tra IQ trung bình cao hơn. Nghiên cứu của Mỹ cũng chỉ ra, một đứa trẻ nặng khoảng 3,5 kg có chỉ số IQ cao hơn khoảng 10 điểm.
3 diều dễ bị bỏ qua là "công tắc thông minh" ở trẻ
Mối quan hệ giữa cân nặng và IQ
Một bác sĩ khoa Nhi đã dùng phép ẩn dụ "xây nhà" để ví von: "Dinh dưỡng trong thai kỳ giống như việc xây nền móng, trong khi đó trang trí và thiết kế sau sinh là then chốt." Điều này cho thấy rằng, nền tảng dinh dưỡng vững chắc trong giai đoạn mang thai sẽ quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Em bé có cân nặng khi sinh vừa phải chính là dấu hiệu đã nhận được đủ dinh dưỡng và cân bằng từ mẹ, cung cấp đủ "nguyên liệu thô" cho sự phát triển khỏe mạnh của não bộ.
Trẻ có cân nặng vừa phải thường có chu vi vòng đầu gần với mức trung bình, một yếu tố quan trọng giải thích tại sao những trẻ này thường có kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra IQ.
Ngoài ra, trẻ có thể trạng tốt, nhiều năng lượng hơn để khám phá thế giới xung quanh. Trẻ càng tiếp xúc và tương tác nhiều với môi trường, não bộ càng phát triển mạnh mẽ hơn. Những trải nghiệm phong phú này kích thích sự sáng tạo, cải thiện khả năng xã hội và cảm xúc sau này.
Tuy nhiên, bác sĩ Lý cũng cho biết, mặc dù cân nặng ảnh hưởng đến IQ, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
0-3 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não
Chính những tương tác tưởng chừng ngẫu nhiên trong cuộc sống hàng ngày này lại là “vũ khí bí mật” kích thích não bộ của trẻ. Ví dụ, khi khi thêm sữa bột vào bình trước mặt trẻ và đếm "1 thìa, 2 thìa... con uống thêm sữa sẽ nhanh cao lớn hơn''. Hay mẹ đưa trẻ đi siêu thị,chỉ vào quả cà chua và nói: "Đây là quả cà chua đỏ, mẹ dùng để nấu canh".
Khi trẻ suy nghĩ theo sự hướng dẫn, mạng lưới thần kinh trong não sẽ được xây dựng nhanh chóng. Vì vậy, "Liều thuốc thông minh" hiệu quả nhất là hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ.
Một nghiên cứu khác của Đại học Harvard phát hiện, trẻ em 3 tuổi nói chuyện với bố mẹ hơn 30 phút mỗi ngày có hoạt động não cao gấp đôi so với bạn bè cùng trang lứa.
Những cuộc trò chuyện bình thường nhưng có thể truyền cảm hứng cho trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện khả năng tư duy, cũng như diễn đạt ngôn ngữ.
Vận động giúp chuyển hóa não bộ và cơ thể thúc đẩy tư duy
Tập thể dục có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho não, đặc biệt là các bài tập như chạy bộ và nhảy dây có thể thúc đẩy lưu thông máu trong não, tăng lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp, đồng thời đẩy nhanh quá trình tạo ra tế bào thần kinh.
Nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy, trẻ vận động thường xuyên có thể kích thích quá trình tổng hợp protein trong não và tăng cường kết nối thần kinh ở những vùng liên quan đến khả năng học tập.
Thực tế đã chứng minh, nhiều trẻ tham chơi bóng đá có hiệu quả học tập tốt hơn, khả năng tập trung cũng được nâng cao.
Hướng dẫn hành động để rèn luyện bộ não trẻ tốt nhất
Trẻ 0-3 tuổi: Giai đoạn vàng phát triển não bộ
Bố mẹ nên đảm bảo trẻ hoạt động ngoài trời khoảng 1 giờ mỗi ngày, cho trẻ vui chơi tự do trong vùng an toàn.
Hãy cố gắng trò chuyện và tương tác với trẻ. Việc trò chuyện này giúp trẻ xây dựng mạng lưới thần kinh trong não bộ, thúc đẩy khả năng ngôn ngữ, tư duy phản biện. Khi bố cùng trẻ khám phá những điều mới mẻ, trẻ sẽ học cách diễn đạt cảm xúc, chia sẻ ý tưởng và phát triển sự tự tin.
Trẻ 3-6 tuổi: Giai đoạn bùng nổ tư duy logic
Trẻ thường xuyên chơi xếp hình, lego, cờ vua... giúp rèn luyện tư duy không gian và khả năng thực hành. Khi trẻ tự tay sắp xếp những mảnh ghép, sẽ học được giá trị của việc hoàn thành một nhiệm vụ và cảm giác hài lòng khi nhìn thấy thành quả.
Bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò giả định "nếu...thì..." để giúp kích thích trí tưởng tượng. Trẻ hình dung ra các tình huống khác nhau và kết nối với thực tế, ẽ học cách đưa ra quyết định và dự đoán hậu quả của hành động.
Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề, chẳng hạn như tự nhặt những khối lego rơi, hay tự sửa những món đồ chơi bị hỏng, nhằm phát triển tính tự lập và sự tự tin. Hơn nữa, việc tự mình tìm ra giải pháp còn giúp trẻ cảm thấy mình có khả năng kiểm soát tình huống.
Trẻ 6 tuổi trở lên: Giai đoạn quan trọng để phát triển sở thích
Ở giai đoạn này, trẻ phát triển nhận thức nhanh, vì vậy bố mẹ nên tôn trọng sở thích và thú vui của con.
Biến việc học thành một trò chơi, chẳng hạn như trò giải đố, hay sử dụng kiến thức toán học đơn giản khi mua sắm ở siêu thị.
Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận gia đình để trẻ có thể bày tỏ ý kiến và dám nói lên suy nghĩ.
Mỗi đứa trẻ đều có nhịp độ phát triển riêng, cảm giác an toàn là chất xúc tác tốt nhất. Hãy dành cho trẻ ít nhất 15 phút bên cạnh riêng tư mỗi ngày. Trong khi đó, IQ giống như rèn luyện cơ bắp, cần được cải thiện thông qua kích thích môi trường.
Thay vì lo lắng về cân nặng khi sinh của con, bố mẹ hãy biến cuộc sống hàng ngày trở thành "bài tập rèn luyện trí não".
Bình luận