Vợ cũ sắp tái hôn, tôi nhắn tin “chúc em hạnh phúc” rồi bật khóc khi nhận được hồi âm

Nhận được thiệp mời tái hôn từ vợ cũ vào một đêm muộn, tôi lặng lẽ nhắn cho cô ấy một câu ngắn gọn: “Chúc em hạnh phúc”. Nhưng khi đọc dòng hồi âm từ cô, tôi không ngờ nước mắt mình lại rơi.

Tôi và Dung đã ly hôn được 3 năm. Ngày xưa, chúng tôi đến với nhau vì sự mai mối của gia đình, thấy hợp nên tiến tới hôn nhân. Năm thứ hai sau cưới, con trai chào đời, gia đình nhỏ của chúng tôi khi ấy rất yên bình, êm ấm.

Thế nhưng, sự bình yên đó dần trở thành nhàm chán. Không sóng gió, không va chạm, chúng tôi sống với nhau như những người bạn, lịch sự và tôn trọng, nhưng thiếu đi tình yêu đích thực. Trong mắt người ngoài, chúng tôi là cặp đôi lý tưởng, nhưng trong thâm tâm, cả hai đều biết chúng tôi giống người thân hơn là vợ chồng.

Rồi tôi gặp Yến tại công ty. Nữ đồng nghiệp ấy khiến tôi lần đầu cảm nhận được tình yêu. Biết tôi đã có gia đình, cô ấy luôn giữ khoảng cách. Nhưng chính điều đó càng khiến tôi khao khát theo đuổi. Tôi quyết định ly hôn với Dung, lấy lý do duy nhất:

- Anh muốn theo đuổi tình yêu. Cô ấy mới là tình yêu đích thực của anh.

Tôi nghĩ Dung sẽ phản đối, nhưng không, cô ấy chỉ nhẹ nhàng nói:

- Con trai sẽ sống với em. Anh và cô ấy nếu có muốn cưới thì cũng đừng vội, em sợ con và gia đình sẽ trách anh.

Vợ cũ sắp tái hôn, tôi nhắn tin “chúc em hạnh phúc” rồi bật khóc khi nhận được hồi âm - 1

Yến khiến tôi lần đầu cảm nhận được tình yêu. (Ảnh minh họa)

Tôi đồng ý, nghĩ rằng con theo mẹ sẽ được chăm sóc tốt hơn. Gia đình hai bên phản đối kịch liệt, nói chúng tôi ích kỷ, không nghĩ cho con cái và bố mẹ hai bên. Nhưng Dung vẫn kiên định, thậm chí còn đứng ra bảo vệ tôi. Tấm lòng của cô ấy, tôi luôn ghi nhớ, nhưng tôi vẫn chọn tình yêu.

Sau ly hôn, Yến cũng chấp nhận ở bên tôi. Chúng tôi dọn đến sống cùng nhau nhưng không vội đăng ký kết hôn. Cô ấy nói sợ bị người khác gọi là "tiểu tam", nên khuyên tôi 3 năm sau ly hôn mới cưới.

Ba năm sống chung, tình yêu nồng nàn thuở đầu dần phai nhạt. Chúng tôi bắt đầu cãi nhau vì những chuyện vụn vặt. Ban đầu tôi tự nhủ, cãi nhau là một phần của hôn nhân. Nhưng càng về sau, tôi mới hiểu những cuộc cãi vã chỉ khiến tình cảm thêm rạn nứt.

Tôi từng nghĩ, nếu có con, biết đâu mọi chuyện sẽ khác. Nhưng Yến không muốn sinh con. Cô ấy sợ mất đi thế giới hai người và luôn lo tôi sẽ dây dưa với vợ cũ nếu về thăm con. Tôi đành nghe theo, ít về thăm con trai.

Về phía vợ cũ, 3 năm qua cô ấy không quen ai. Tôi cũng chỉ thỉnh thoảng ghé qua nhìn con một chút rồi về. Cho đến một hôm, cô ấy nhắn tin:

- Em sắp kết hôn.

Kèm theo dòng tin nhắn là một tấm thiệp mời cưới. Tôi sững người. Rõ ràng tôi không còn yêu cô ấy, nhưng sao lại thấy nghẹn ngào đến vậy? Nghĩ lại, tôi là người có lỗi trước. Cô ấy có quyền mưu cầu hạnh phúc, tôi không thể trách móc gì.

Vợ cũ sắp tái hôn, tôi nhắn tin “chúc em hạnh phúc” rồi bật khóc khi nhận được hồi âm - 2

Tôi sững người khi đọc được tin nhắn mời cưới của vợ cũ. (Ảnh minh họa)

Đêm ấy, tôi gửi tin:

- Chúc em hạnh phúc.

Nửa tiếng sau, cô ấy hồi âm:

- Em hạnh phúc hay không không quan trọng, điều em mong muốn là con có một gia đình trọn vẹn. Con cần có bố. Em chấp nhận lời cầu hôn vì người đàn ông đó đối xử rất tốt với con, và con cũng rất quý anh ấy.

Em hiểu, tình yêu dù có nồng cháy đến đâu, sau hôn nhân cũng sẽ dần chuyển thành tình thân. Và điều em cần nhất bây giờ chính là sự quan tâm bình dị ấy. Còn anh, đừng lo. Anh vẫn có thể đến thăm con. Dù sao, con cũng là sinh mệnh do anh mang đến”.

Đọc đến đây, tôi nghẹn ngào. Tình yêu của Dung dành cho con, tôi không bao giờ sánh bằng. Tôi là một người bố tồi và là một người chồng ích kỷ. Giờ tôi mới thấm thía rằng hôn nhân không cần rực rỡ, chỉ cần bình yên và bền lâu.

Nhìn lại cuộc hôn nhân hiện tại, những lần cãi vã đã cuốn đi hết yêu thương thuở ban đầu. Chúng tôi ngày càng xa nhau, khác xa với điều tôi từng tưởng tượng. Trong khoảnh khắc ấy, tôi chợt nhớ da diết những ngày tháng bình dị bên vợ cũ, thứ hạnh phúc mà giờ tôi đã không còn xứng đáng để có lại.

Mắt tôi ươn ướt, nước mắt lặng lẽ lăn dài. Lựa chọn của mình, đắng cay hay ngọt ngào cuối cùng cũng chỉ mình tự chịu.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Vị thế của văn học nghệ thuật trong những năm qua

Vị thế của văn học nghệ thuật trong những năm qua

Ngay từ những ngày Cách mạng Việt Nam đang còn trứng nước, những năm 40 của thế kỷ trước, trong thời kỳ còn đang hoạt động bí mật, Đảng ta đã soạn thảo và công bố “Đề cương về văn hóa Việt Nam” với những luận điểm nổi tiếng về Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, mà đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, vị th

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Mưa đỏ”: Tri ân từ khuôn hình

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Mưa đỏ”: Tri ân từ khuôn hình

Những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Mưa đỏ” không chỉ là tư liệu hậu trường quý giá, mà còn là lát cắt nghệ thuật giàu tính biểu cảm. Qua từng khuôn hình, ánh mắt, tư thế, khung cảnh làm hiện lên khí phách, vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn người lính Việt Nam.

Luật sư – Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ

Luật sư – Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ

Với những đóng góp nổi bật cho lĩnh vực khoa học môi trường và phát triển bền vững, ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec – vừa được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (International American University, Los Angeles) - thuộc Top 100/hơn 4000 trường đại học tại Mỹ, phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự (Honorary Professorship) chuyên ngành Khoa học Môi trường.

Nhà cách mạng, nhà báo, nhà ngoại giao xuất sắc xuất thân từ hoàng tộc triều Nguyễn

Nhà cách mạng, nhà báo, nhà ngoại giao xuất sắc xuất thân từ hoàng tộc triều Nguyễn

Tôi lên đường nhập ngũ vào giữa những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Người Sư đoàn trưởng đầu tiên của tôi - Sư đoàn 320B là Tướng Hà Vi Tùng, một vị tướng vừa từ mặt trận Tây Nguyên ra để huấn luyện cho tân binh miền Bắc trở thành những người lính thiện chiến vào miền Nam chiến đấu. Ông Hà Vi Tùng là một vị tướng lẫy lừng. Cuộc đời binh nghiệp của ô

Thơ Phạm Hồng Điệp – Một mảnh hồn Doanh nhân thời 4.0

Thơ Phạm Hồng Điệp – Một mảnh hồn Doanh nhân thời 4.0

Tôi có cuộc gặp dở dang với Phạm Hồng Điệp khi có một lần gõ cửa nhà anh với ý định viết một phóng sự dài về cái “thế giới xanh” được bàn tay của Doanh nhân tạo dựng ở vùng đất Nam Cầu Kiền; và kết quả lại lạc vào thế giới thơ nhạc của anh rồi đăng giúp anh được nhạc phẩm “Võ công truyền quốc sử” trên Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Bỗng dưng đọc tin: Đại diện T