Luật sư – Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ

Với những đóng góp nổi bật cho lĩnh vực khoa học môi trường và phát triển bền vững, ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec – vừa được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (International American University, Los Angeles) - thuộc Top 100/hơn 4000 trường đại học tại Mỹ, phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự (Honorary Professorship) chuyên ngành Khoa học Môi trường.

Danh hiệu này là sự ghi nhận xứng đáng dành cho ông Phạm Hồng Điệp – người tiên phong kiến tạo mô hình khu công nghiệp sinh thái mang đậm dấu ấn Việt Nam, tích hợp tư duy kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo và trách nhiệm xã hội.

Ghi nhận quốc tế cho hành trình cống hiến vì môi trường

Theo Thư chúc mừng của Chủ tịch Đại học Quốc tế Hoa Kỳ – ông Ryan Doan, danh hiệu Giáo sư danh dự được trao cho ông Phạm Hồng Điệp nhằm vinh danh “sự đóng góp xuất sắc và những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực Khoa học Môi trường”. Nhà trường đánh giá cao đam mê, cam kết và những nỗ lực không ngừng của ông trong việc thúc đẩy các giá trị phát triển bền vững, đồng thời xem đây là tấm gương truyền cảm hứng cho các thế hệ học giả và chuyên gia quốc tế.

Cùng với Bức thư, Đại học Quốc tế Hoa Kỳ đã cấp văn bằng chính thức ghi nhận ông Phạm Hồng Điệp là Giáo sư danh dự – thuộc Khoa Kinh doanh, chuyên ngành Khoa học Môi trường – với đầy đủ quyền lợi và danh vị học thuật tương ứng.

Luật sư – Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ - 1

Ông Phạm Hồng Điệp nhận phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự (Honorary Professorship) chuyên ngành Khoa học Môi trường của Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (International American University)

Luật sư – Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ - 2

Ông Phạm Hồng Điệp phát biểu sau ki nhận phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự.

Là người sáng lập và lãnh đạo Shinec – chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng), ông Phạm Hồng Điệp đã thực hiện triết lý: “kinh doanh trên đất, trả lại cho đất”. Để thực hiện triết lý này, ông đã chọn cho mình con đường phát triển kinh tế gắn liền với triết lý bảo vệ môi trường.

Từ năm 2008, ông tiên phong xây dựng KCN Nam Cầu Kiền trở thành khu công nghiệp sinh thái đầu tiên tại Việt Nam, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn với ba tầng cộng sinh: doanh nghiệp – cộng đồng – vùng kinh tế.

Luật sư – Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ - 3

Ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec – vừa được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (International American University, Los Angeles) - thuộc Top 100/hơn 4000 trường đại học tại Mỹ, phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự (Honorary Professorship) chuyên ngành Khoa học Môi trường

Tháng 11/2022, tại Triển lãm Quốc tế về Khoa học & Công nghệ (SIIF 2022) ở Seoul, dự án KCN sinh thái Nam Cầu Kiền đã xuất sắc nhận Giải Đặc biệt về sáng tạo (do Quỹ sáng tạo Ả Rập Xê-út – đại diện WIPO khu vực châu Á TBD trao tặng) và Giải Bạc của Hội đồng khoa học Hàn Quốc. Đây là minh chứng cho tầm vóc quốc tế của mô hình KCN Nam Cầu Kiền, khi sáng kiến của doanh nghiệp Việt được cộng đồng khoa học khu vực đánh giá cao.

Ngoài ra, công trình nghiên cứu “Kiến tạo Nam Cầu Kiền trở thành KCN sinh thái theo mô hình kinh tế tuần hoàn” do ông chủ trì đã đoạt Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam (VIFOTEC) 2021, được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2023, càng khẳng định giá trị khoa học và thực tiễn của mô hình KCN sinh thái do ông Điệp và Shinec xây dựng.

Hành trình kết hợp khoa học, kinh doanh và trách nhiệm cộng đồng

Được đào tạo bài bản trong các lĩnh vực kinh tế, luật học và quản trị kinh doanh, hành trình của ông không dừng lại ở vai trò một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mà còn mang đậm dấu ấn của một nhà khoa học ứng dụng – người không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và triển khai những ý tưởng đổi mới sáng tạo trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

Với niềm đam mê sâu sắc dành cho khoa học môi trường, ông đã chủ trì và dẫn dắt nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao. Từ các mô hình xử lý chất thải nông thôn bằng công nghệ sinh học, đến việc xây dựng và vận hành Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền – một mô hình tiên phong tại Việt Nam ứng dụng kinh tế tuần hoàn và năng lượng tái tạo.

Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều công trình, đề án khoa học có tính nền tảng trong việc xây dựng chính sách phát triển KCN sinh thái, kinh tế tuần hoàn, Net Zero.

Cuốn sách “Phát triển Khu công nghiệp sinh thái: Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam” – do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phát hành năm 2025 – là một dấu mốc học thuật tiêu biểu, ghi nhận những đóng góp lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực phát triển bền vững mà ông theo đuổi nhiều năm qua.

Luật sư – Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ - 4

Ông Phạm Hồng Điệp đại diện nhóm tác giả trao tặng sách Phát triển Khu công nghiệp sinh thái: Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam” cho Thư viện Quốc hội

Luật sư – Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ - 5

Trong sự nghiệp nghiên cứu, ông đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín trong nước và quốc tế, có thể kể đến như:

Giải thưởng Môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng (2017–2019);

Giải Đặc biệt – Nhà hoạt động bảo vệ môi trường xuất sắc tại Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014;

Giải Nhất Cuộc thi Phát hiện sáng kiến bảo vệ môi trường năm 2005–2006, tổ chức bởi Đài Tiếng nói Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Giải Nhất Cuộc thi Môi trường và Phát triển năm 2007, 2008;

Huy hiệu Lao động sáng tạo năm 2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

Bằng khen và Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2021;

Giải đặc biệt của Ả Rập Xê Út, và Huy chương bạc của Hiệp hội xúc tiến sáng chế Hàn Quốc (KIPA) năm 2022.

Năm 2024, ông được chọn là Lãnh đạo vì môi trường xanh và phát triển bền vững. Doanh nghiệp của ông cũng được vinh danh tại nhiều giải thưởng cao quý như: TOP 10 Doanh nghiệp xanh, TOP ESG Initiatives in Vietnam, Doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh tiêu biểu…

Không chỉ dừng lại ở vai trò nghiên cứu và điều hành doanh nghiệp, ông còn là giảng viên, diễn giả, người truyền cảm hứng trong các lớp đào tạo về kinh tế môi trường, quản trị rủi ro cho sinh viên đại học, học viên CEO, CFO, và các nhà quản lý. Những buổi giảng của ông không đơn thuần là chia sẻ kiến thức, mà là sự kết nối sâu sắc giữa khoa học, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cộng đồng.

Trước khi được phong Giáo sư danh dự tại Đại học Quốc tế Hoa Kỳ, ông Điệp từng được Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (World Records University) trao danh hiệu Tiến sĩ danh dự vì những đóng góp nổi bật trong nghiên cứu và thực thi mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam.

Thông tin thêm về ông Phạm Hồng Điệp:

- Tên đầy đủ: Phạm Hồng Điệp

- Sinh năm: 1966

- Chức vụ: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec

- Thành tích nổi bật: Hơn 300 bài viết chuyên môn, hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học, 2 kỷ lục Việt Nam, 7 giải thưởng quốc gia về môi trường- Sách tiêu biểu:

+ Phát triển KCN sinh thái – Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025)

+ Kinh tế tuần hoàn: Định dạng. và phát triển bền vững ở Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền (NXB Tri thức, 2023)

PV

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà cách mạng, nhà báo, nhà ngoại giao xuất sắc xuất thân từ hoàng tộc triều Nguyễn

Nhà cách mạng, nhà báo, nhà ngoại giao xuất sắc xuất thân từ hoàng tộc triều Nguyễn

Tôi lên đường nhập ngũ vào giữa những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Người Sư đoàn trưởng đầu tiên của tôi - Sư đoàn 320B là Tướng Hà Vi Tùng, một vị tướng vừa từ mặt trận Tây Nguyên ra để huấn luyện cho tân binh miền Bắc trở thành những người lính thiện chiến vào miền Nam chiến đấu. Ông Hà Vi Tùng là một vị tướng lẫy lừng. Cuộc đời binh nghiệp của ô

Hạ viện Thái Lan thông qua luật tăng thời gian nghỉ thai sản

Hạ viện Thái Lan thông qua luật tăng thời gian nghỉ thai sản

Ngày 16/7, Hạ viện Thái Lan đã thông qua Dự Luật Bảo hộ Lao động với nội dung nổi bật là điều chỉnh tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ từ 98 lên 120 ngày, chồng của họ cũng được nghỉ phép có lương tối đa 15 ngày để hỗ trợ chăm sóc con.