4 thói quen xấu cần được sửa sớm, nếu không sẽ cản đường trẻ tiến đến thành công
Bố mẹ nên có phương pháp điều chỉnh, nếu trẻ bộc lộ một số thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà văn Dostoyevsky đã nói “Nửa sau cuộc đời của một người bao gồm những thói quen, và thói quen đó được hình thành trong nửa đầu cuộc đời. Giai đoạn quan trọng nhất chính là thời thơ ấu của trẻ. “
Trẻ em đang ở giai đoạn khởi đầu của cuộc đời, đây là thời điểm tốt nhất để hình thành thói quen và tính cách.
Nếu bố mẹ nghĩ rằng "đứa trẻ còn nhỏ, lớn lên mọi chuyện sẽ ổn thôi", sẽ lơ là việc dạy bảo.
Vì vậy, khi trẻ thể hiện bất kỳ hành vi nào trong bốn hành vi sau đây, rất có thể trẻ đã phát triển những thói quen xấu do được nuông chiều. Hãy sửa lỗi cho trẻ kịp thời khi trẻ còn nhỏ.
Chạm vào đồ đạc của người khác mà không được phép
Trẻ em có bản tính hoạt bát và năng động, tò mò và mong muốn khám phá mạnh mẽ. Trẻ thích tìm tòi và khám phá bằng chính đôi tay của mình.
Đặc biệt là khi ở trong một môi trường xa lạ, tò mò và thích khám phá những góc khuất, lục tung tủ và chui xuống gầm bàn như thể đang đi săn kho báu.
Tuy nhiên, nếu trẻ chạm vào đồ của người khác khi chưa được cho phép, bố mẹ nên điều chỉnh.
Trước hết, hãy tăng cường nhận thức của trẻ về quyền sở hữu tài sản.
Chạm vào đồ đạc của người khác mà không được phép.
Sau 2 tuổi, trẻ đã trải qua giai đoạn nhạy cảm về nhận thức bản thân và có thể phân biệt được ý nghĩa của "của tôi" và "của người khác", đồng thời phát triển được ý thức về quyền sở hữu.
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ biết đồ vật nào là của mình và đồ vật nào có thể tự do sử dụng.
Nếu đồ vật đó thuộc về người khác, không thể chạm vào nếu không có sự cho phép.
Thứ hai, trẻ em cần được hiểu về ý nghĩa của ranh giới. Nễu trẻ không có ý thức về ranh giới sẽ dễ đánh nhau với bạn ở trường, luôn nghĩ mình là nhất và mọi thứ phải thuộc về mình.
Trẻ em có ý thức về ranh giới sẽ xác định rõ ràng ranh giới giữa mình và người khác, bao gồm ranh giới về vật chất và thể chất. Trẻ cũng có thể biết cách bảo vệ ranh giới của mình, có quy tắc và ý thức trách nhiệm.
Nói bậy và thô lỗ với người lớn tuổi
Mọi bậc bố mẹ đều yêu thương con. Họ dành trọn tâm huyết và thời gian để đảm bảo rằng con mình có được những điều tốt đẹp nhất. Nhưng nhiều khi, bố mẹ dành cả cuộc đời để làm việc chăm chỉ, hy sinh nhiều thứ, nhưng điều nhận lại không phải là lòng biết ơn, mà là đứa trẻ vô ơn, luôn cảm thấy tự mãn.
Trong tất cả các đức tính, hiếu thảo là đức tính đứng đầu, thể hiện sự tôn trọng đối với bố mẹ, nền tảng cho những mối quan hệ lành mạnh trong xã hội.
Thành tựu lớn nhất của một gia đình là nuôi dạy được một đứa con biết ơn, biết trân trọng những gì mình có và nhận thức được nỗ lực của người khác. Một đứa trẻ biết ơn sẽ lớn lên với trái tim rộng mở, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh.
Vì vậy, nếu trẻ có hành động vô lễ với người lớn tuổi, không chỉ là dấu hiệu của sự thiếu hiểu biết mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh cho bố mẹ. Trẻ cần hiểu rằng, sự tôn trọng là một phép lịch sự, giá trị cốt lõi giúp xây dựng xã hội.
Nói bậy và thô lỗ với người lớn tuổi.
Thích đàm phán các điều kiện, không hành động nếu không có phần thưởng
Nhiều trẻ thích mặc cả và đưa ra đủ mọi yêu cầu.
Một số phụ huynh đã quen với điều này và nghĩ rằng đó không phải là vấn đề lớn, nên chọn cách thỏa hiệp.
Nghiên cứu tâm lý cho thấy, nhiều điều kiện mà trẻ đưa ra cho bố mẹ chỉ mang tính "thử nghiệm".
Nghĩa là, đôi khi những điều kiện đó không phải là điều trẻ thực sự mong muốn, mà chỉ là để thử thách lòng tin của bố mẹ.
Đứa trẻ nói rằng muốn chơi điện thoại một lúc trước khi làm bài tập, bố mẹ không đồng ý trẻ sẽ ăn vạ. Vì vậy, để làm dịu tình hình, bố mẹ chọn cách thỏa hiệp.
Vì vậy, nếu bố mẹ không đặt ra giới hạn cụ thể, thường sẽ thấy mình rơi vào tình thế khó xử khi phải mặc cả với trẻ về mọi thứ.
Theo các chuyên gia, bố mẹ nên kiên định với lập trường, nguyên tắc của mình và không dễ bị hoàn cảnh chi phối.
Khi tình yêu thương dành cho con phù hợp với các quy tắc, mới có thể nuôi dạy được những đứa trẻ tốt.
Nhiều trẻ thích mặc cả và đưa ra đủ mọi yêu cầu.
Cuộc sống luộm thuộm và trì hoãn
Những thói quen tốt có thể thay đổi vận mệnh và quyết định cuộc sống của người đó.
Nhà tâm lý học William James từng nói “Gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận.”
Trẻ em rất dễ hình thành thói quen xấu. Khi trẻ hình thành những thói quen như cẩu thả và trì hoãn, sẽ rất khó để thay đổi nếu không được sửa chữa kịp thời, thậm chí theo trẻ suốt đời.
Theo nhà giáo dục Ye Shengtao, bản chất của giáo dục là bồi dưỡng thói quen.
Điều tạo nên sự khác biệt giữa trẻ thường không phải là chỉ số IQ, mà là những thói quen phát triển từ thời thơ ấu.
Trẻ cần được điều chỉnh những thói quen xấu sớm.
Năm 1978, những người đoạt giải Nobel từ khắp nơi trên thế giới đã tụ họp tại Paris. Một phóng viên đã hỏi Kapitsa, người đoạt giải Vật lý “Ông học được điều mà ông cho là quan trọng nhất trong cuộc sống của mình ở đâu?”
Ông nói "Cá nhân tôi cảm thấy rằng giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời không phải là ở trường đại học hay trong phòng thí nghiệm, mà là ở trường mẫu giáo ".
Ông tiếp tục, “Tôi đã học được rất nhiều điều ở đây, chẳng hạn như không lấy những thứ không phải của mình. Rửa tay trước khi ăn, nghỉ ngơi sau khi ăn, làm những gì đã hứa với người khác; để mọi thứ trở lại nơi đã lấy..."
Giai đoạn thơ ấu là thời điểm tốt nhất để hình thành thói quen. Trẻ em ngoan sẽ được nuôi dưỡng bằng kỷ luật, còn trẻ "hư" thường được nuông chiều.
Giáo sư Li Meijin từng nói, "Giai đoạn trước khi trẻ được 6 tuổi rất quan trọng đối với sự phát triển tính cách. Nếu một số vấn đề không được giải quyết, bố mẹ sẽ không thể kiểm soát được sau này."
Bình luận